Ngắm vẻ đẹp của thánh đường Hồi giáo xưa nổi tiếng Sài Gòn
(VietnamDaily) - Thánh đường Jamia Al-Musulman trên đường Đông Du là thánh đường Hồi giáo đẹp và nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn. Cùng xem loạt ảnh quý giá về thánh đường này giai đoạn trước 1975.
T.B (tổng hợp)
Toàn cảnh thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman, thường gọi là đền Hồi giáo, nhìn từ trên cao, Sài Gòn năm 1962. Thánh đường có từ năm 1935, do cộng đồng Hồi giáo đến từ Nam Ấn Độ đóng góp tiền xây dựng để phục vụ nhu cầu tâm linh của tín đồ ở Sài Gòn. Ảnh: Barry M's Gallery.
Thánh đường Jamia Al-Musulmannay và đường Thái Lập Thành phía bên phải, nay là đường Đông Du. Công trình có phong cách kiến trúc tinh tế mang đậm dấu ấn Hồi giáo vùng Nam Á, với bốn tháp cao ở bốn góc. Ảnh: Mike Vogt.
Cổng thánh đường Jamia Al-Musulman bên đường Thái Lập Thành, 1971. Ảnh: Douglas Elgin.
Trẻ em vui chơi trên vỉa hè bên ngoài thánh đường, 1970. Ảnh: Craig Clapper.
Bên trong khuôn viên thánh đường, 1965. Ảnh: Ken Kraft.
Khu vực sảnh chính của thánh đường, 1967. Ảnh: Ken.
Một góc sân thánh đường, 1969. James A. Brosman Collection.
Một cái nhìn từ trên cao về thánh đường Jamia Al-Musulman năm 1967. Khu nhà hai tầng bên phải là trường học miễn phí cho con em Hồi giáo ở Sài Gòn, do các thương nhân Hồi giáo tài trợ. Phía dưới là hồ nước dành cho nam tín đồ lấy nước để thanh tẩy. Ảnh: Ken.
Toàn cảnh khu vực xoang quanh thánh đường nhìn từ máy bay, thánh đường nằm ở góc dưới bên trái, 1961. Ảnh: Life.
Tận mục cuộc sống ở Cộng hòa Hồi giáo Iran trong đại dịch COVID-19
(VietnamDaily) - Iran là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 ở khu vực Trung Đông. Cuộc sống của người dân nước Cộng hòa Hồi giáo này đã bị ảnh hưởng đáng kể khi dịch bệnh bùng phát.
Tính đến ngày 13/4, tổng số ca nhiễm COVID-19 ở Iran là 71.686 trường hợp, với hơn 4.470 ca tử vong. Đây là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh này ở khu vực Trung Đông. (Nguồn ảnh: FARS)
Ca bệnh đầu tiên được xác nhận tại Iran vào ngày 19/2. Sau gần hai tháng chiến đấu với dịch, Iran bắt đầu mở cửa trở lại một số hoạt động kinh tế. Hôm 12/4, người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpur thông báo đã có hơn 60% bệnh nhân COVID-19 ở nước này được chữa khỏi.
"Các hoạt động kinh tế ít nguy cơ được nối lại trên hầu hết các địa phương từ ngày 11/4, trong khi biện pháp hạn chế di chuyển liên thành phố cũng sẽ được dỡ bỏ vào ngày 20/4 tới", Tổng thống Iran Hassan Rouhani thông báo, đồng thời kêu gọi người dân tiếp tục tuân thủ các biện pháp chống dịch.
Trong hai tháng qua, cuộc sống của người dân Iran đã bị ảnh hưởng nhiều khi chính phủ nước này thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch.
Nhân viên phun thuốc khử trung tại một cửa hàng ở khu chợ Tajrish, thủ đô Tehran.
Iran đã cho phun thuốc khử trùng tại nhiều địa điểm trên khắp đất nước.
Một cây xăng ở Jam cũng được khử trùng.
Lực lượng IRGC thiết lập bệnh viện dã chiến để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 tại tỉnh Gilan.
Các y bác sĩ thể hiện sự lạc quan tại một bệnh viện ở Khorramabad.
Bên trong một bệnh viện dã chiến ở Urmia.
Các nữ công nhân sản xuất khẩu trang trong một nhà máy ở Qaemshahr.
Tình nguyện viên ở Jamaran chuẩn bị các suất ăn cho các bệnh nhân trong bệnh viện địa phương.
Nhân viên y tế Iran đo thân nhiệt của hành khách trên xe buýt.
Các em học sinh học trực tuyến do trường học đóng cửa mùa dịch COVID-19.
Mời độc giả xem thêm video: Thứ trưởng Bộ Y tế Iran nhiễm virus corona (Nguồn video: THĐT1)
Tháng lễ Ramadan kỳ lạ của người Hồi giáo mùa dịch COVID-19
(VietnamDaily) - Các tín đồ Hồi giáo trên khắp thế giới đã bước vào tháng ăn chay Ramadan năm 2020 giữa những nỗi lo về đại dịch COVID-19.
Các tín đồ Hồi giáo khắp thế giới đã bước vào tháng ăn chay Ramadan. Năm nay, các hoạt động trong tháng lễ Ramadan bị hạn chế do ảnh hưởng của dịch COVID-19. (Nguồn ảnh: Reuters)
Tháng lễ Ramadan năm nay kéo dài từ ngày 24/4 đến 23/5. Các tín đồ được yêu cầu cầu nguyện tại nhà thay vì đến nhà thờ để tránh tụ tập đông người nhằm ngăn ngừa sự lây nhiễm virus.
Theo lời kêu gọi của chính phủ, Tatan Agustustani, 52 tuổi, cùng các thành viên trong gia đình cầu nguyện tại nhà ở Bogor, gần Jakarta, Indonesia.
Một tín đồ Hồi giáo đeo tấm che mặt khi tới nhà thờ cầu nguyện trong ngày đầu tiên của tháng lễ Ramadan ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, hôm 24/4.
Nhà thờ Hồi giáo Suleymaniye ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, đóng cửa hôm 24/4.
Imam Benjamin Idriz đọc kinh Koran trực tuyến ở Penzberg, Đức, ngày 24/4.
Một nhân viên an ninh kiểm tra bên trong Nhà thờ Hồi giáo Istiqlal khi nơi này bị đóng cửa vì dịch COVID-19 ở Jakarta, Indonesia, ngày 23/4.
Người đàn ông cầu nguyện gần một nhà thờ Hồi giáo bị đóng cửa ở Bangkok, Thái Lan, ngày 24/4.
Các tín đồ Hồi giáo giữ khoảng cách khi tham dự buổi lễ cầu nguyện ngày Thứ Sáu ở Karachi, Pakistan, ngày 24/4.
Người đàn ông mang những sợi miến để làm khô trong nhà máy ở Prayagraj, Ấn Độ, ngày 23/4. Được biết, đây là món phổ biến trong tháng lễ Ramadan.
Mọi người đeo khẩu trang đi qua một cửa hàng vẫn mở cửa tại Manama, Bahrain, ngày 23/4.
Một tín đồ Hồi giáo cầu nguyện trong nhà thờ ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, ngày 24/4.
Nhiều người tập trung cầu nguyện tại một địa điểm ở Cape Town, Nam Phi, hôm 23/4.
Người phụ nữ đeo khẩu trang và găng tay khi cầu nguyện ở Thành phố cổ Jerusalem trong ngày đầu tiên của tháng lễ Ramadan năm 2020.
Các tín đồ Hồi giáo giữ khoảng cách khi tham dự buổi cầu nguyện ở nhà thờ Mahabat Khan, Peshawar, Pakistan, ngày 24/4.
Silicone là một chất liệu đa năng, từ y học, công nghiệp đến đời sống hàng ngày, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ tính bền, an toàn và linh hoạt.
Hàng loạt linh vật Tết Ất Tỵ 2025 ở các địa phương đang rộn ràng với đa dạng mô hình rắn từ dễ thương, điệu đà đến dữ dằn, "độc-lạ", gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng...
Vào tháng 8/1910, một vụ cháy rừng tồi tệ xảy ra ở 3 tiểu bang của Mỹ. Thảm họa kinh hoàng này khiến 87 người thiệt mạng và hơn 1,2 triệu ha đất bị tàn phá.