Ngắm những chiếc xe ôtô chở Bác Hồ trong thời chiến

Ngắm những chiếc xe ôtô chở Bác Hồ trong thời chiến

(Kiến Thức) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ sống một cuộc đời giản dị hiếm có, những chiếc xe ôtô người sử dụng trong từng thời kỳ - từ công việc đến sinh hoạt đều mang những dấu ấn lịch sử.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ sống một cuộc đời giản dị hiếm có, những chiếc  xe ôtô chở Bác Hồ trong từng thời kỳ đều mang những dấu ấn sâu đậm như chính con người của vị lãnh tụ kính yêu. Mời bạn đọc cùng Báo điện tử Kiến Thức tìm hiểu những chiếc xe đã từng phục vụ người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ sống một cuộc đời giản dị hiếm có, những chiếc xe ôtô chở Bác Hồ trong từng thời kỳ đều mang những dấu ấn sâu đậm như chính con người của vị lãnh tụ kính yêu. Mời bạn đọc cùng Báo điện tử Kiến Thức tìm hiểu những chiếc xe đã từng phục vụ người.
Dàn xe ôtô từng chuyên chở và phục vụ Chủ tịch Hồ Chí MInh trong thời chiến bao gồm 3 chiếc và thường xuyên được Bác Hồ sử dụng trong mọi công việc. Hiện những chiếc xe này đang được trưng bày tại Khu di tích Phủ Chủ tịch tại Thủ đô Hà Nội.
Dàn xe ôtô từng chuyên chở và phục vụ Chủ tịch Hồ Chí MInh trong thời chiến bao gồm 3 chiếc và thường xuyên được Bác Hồ sử dụng trong mọi công việc. Hiện những chiếc xe này đang được trưng bày tại Khu di tích Phủ Chủ tịch tại Thủ đô Hà Nội.
Chiếc ôtô đầu tiên của Bác Hồ là một chiếc Pobeda do Liên Xô tặng Việt Nam vào năm 1955. Đây là một trong 6 chiếc xe đã được những người bạn Liên Xô dành tặng cho nước ta vào thời điểm đó.
Chiếc ôtô đầu tiên của Bác Hồ là một chiếc Pobeda do Liên Xô tặng Việt Nam vào năm 1955. Đây là một trong 6 chiếc xe đã được những người bạn Liên Xô dành tặng cho nước ta vào thời điểm đó.
Vào tháng 3/1957, Văn phòng Chủ Tịch đã chính thức tiếp nhận chiếc xe. Đây cũng chính là phương tiện di chuyển thường xuyên của Bác Hồ trong mọi công việc, thời gian từ khoảng năm 1957 - 1969.
Vào tháng 3/1957, Văn phòng Chủ Tịch đã chính thức tiếp nhận chiếc xe. Đây cũng chính là phương tiện di chuyển thường xuyên của Bác Hồ trong mọi công việc, thời gian từ khoảng năm 1957 - 1969.
Pobeda sở hữu động cơ 2.1 lít, 4 xi-lanh thẳng hàng, công suất 50 mã lực, giúp xe có thể đạt tốc độ tối đa 140 km/h - chiếc Pobeda này đã chạy được khoảng 39.463 km. Khi xe xuống cấp, các đồng chí lái xe muốn xin Bác cho thay một chiếc xe mới hơn nhưng Bác vẫn cương quyết sử dụng xe này. Ảnh: Cụ Mùi lái xe của Bác Hồ.
Pobeda sở hữu động cơ 2.1 lít, 4 xi-lanh thẳng hàng, công suất 50 mã lực, giúp xe có thể đạt tốc độ tối đa 140 km/h - chiếc Pobeda này đã chạy được khoảng 39.463 km. Khi xe xuống cấp, các đồng chí lái xe muốn xin Bác cho thay một chiếc xe mới hơn nhưng Bác vẫn cương quyết sử dụng xe này. Ảnh: Cụ Mùi lái xe của Bác Hồ.
Vào ngày 8/3/1964, một Việt Kiều sống tại Xăngtôvila và Rômia (tên một tỉnh thuộc địa của Pháp) đã biếu Bác 2 chiếc xe thương hiệu Peugeot; tuy nhiên Bác chỉ sử dụng chiếc Peugeot 404 đã chạy được 16.575 km.
Vào ngày 8/3/1964, một Việt Kiều sống tại Xăngtôvila và Rômia (tên một tỉnh thuộc địa của Pháp) đã biếu Bác 2 chiếc xe thương hiệu Peugeot; tuy nhiên Bác chỉ sử dụng chiếc Peugeot 404 đã chạy được 16.575 km.
Khi đi công tác xa, Bác Hồ vẫn thường thích đi chiếc xe Pobeda vì xe cao, máy khoẻ và tiết kiệm xăng. Để đi lại trong thành phố, vào những năm 1967, Bác thường đi chiếc Peugeot 404 - chiếc xe này có gầm xe thấp khiến Bác lên xuống xe thuận tiện hơn.
Khi đi công tác xa, Bác Hồ vẫn thường thích đi chiếc xe Pobeda vì xe cao, máy khoẻ và tiết kiệm xăng. Để đi lại trong thành phố, vào những năm 1967, Bác thường đi chiếc Peugeot 404 - chiếc xe này có gầm xe thấp khiến Bác lên xuống xe thuận tiện hơn.
Vào những năm 1964, Liên Xô cũng đã viện trợ thêm một chiếc xe ZIS chống đạn. Tuy nhiên bác không thường xuyên sử dụng mẫu xe này.
Vào những năm 1964, Liên Xô cũng đã viện trợ thêm một chiếc xe ZIS chống đạn. Tuy nhiên bác không thường xuyên sử dụng mẫu xe này.
Thay vào đó, chiếc xe chống đạn ZIS của Liên Xô chủ yếu được dùng khi đón các nguyên thủ quốc gia nước ngoài tới thăm hay khi Bác đi công tác vào miền Trung trong thời kỳ chiến tranh.
Thay vào đó, chiếc xe chống đạn ZIS của Liên Xô chủ yếu được dùng khi đón các nguyên thủ quốc gia nước ngoài tới thăm hay khi Bác đi công tác vào miền Trung trong thời kỳ chiến tranh.
Những năm 1960, Liên Xô viện trợ cho ta một số loại xe mang nhãn hiệu Volga. Do hai chiếc Pobeda và Peugeot đã cũ, các đồng chí phục vụ xin phép Bác cho thay xe, nhưng Bác không đồng ý và yêu cầu để chiếc xe dành cho công việc khác.
Những năm 1960, Liên Xô viện trợ cho ta một số loại xe mang nhãn hiệu Volga. Do hai chiếc Pobeda và Peugeot đã cũ, các đồng chí phục vụ xin phép Bác cho thay xe, nhưng Bác không đồng ý và yêu cầu để chiếc xe dành cho công việc khác.
Có thể thấy sự bền bỉ và mạnh mẽ của những chiếc xe này khi chúng đã cùng với êkip lái xe phục vụ Bác Hồ cho tới những ngày cuối đời mà không xảy ra bất kỳ sự cố nào.
Có thể thấy sự bền bỉ và mạnh mẽ của những chiếc xe này khi chúng đã cùng với êkip lái xe phục vụ Bác Hồ cho tới những ngày cuối đời mà không xảy ra bất kỳ sự cố nào.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người có lòng đam mê ôtô, khi Bác vẫn thường xuyên nán lại trên xe sau mỗi chuyến đi để hỏi về cách lái xe và còn đề nghị các đồng chí lái xe vẽ một bản sơ đồ các bộ phận để tìm hiểu và nghiên cứu cơ cấu hoạt động của xe...
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người có lòng đam mê ôtô, khi Bác vẫn thường xuyên nán lại trên xe sau mỗi chuyến đi để hỏi về cách lái xe và còn đề nghị các đồng chí lái xe vẽ một bản sơ đồ các bộ phận để tìm hiểu và nghiên cứu cơ cấu hoạt động của xe...
Đoàn ôtô bao gồm 3 chiếc, Bác đi trên một chiếc xe ôtô Citroen màu đen được hộ tống bởi những chiến sĩ cảnh sát đi xe đạp và 2 chiếc môtô đi kèm bên hông xuất hiện trong buổi lễ 2/9/1945 lịch sử.
Đoàn ôtô bao gồm 3 chiếc, Bác đi trên một chiếc xe ôtô Citroen màu đen được hộ tống bởi những chiến sĩ cảnh sát đi xe đạp và 2 chiếc môtô đi kèm bên hông xuất hiện trong buổi lễ 2/9/1945 lịch sử.
Video: Bác Hồ đọc tuyên ngôn trong ngày lễ 2/9/1945 lịch sử.

GALLERY MỚI NHẤT