Ths. BS Nguyễn Xuân Giao (Trưởng khoa Đông y thực nghiệm, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương) cho biết: Ngâm chân là một kinh nghiệm được rút ra từ nền y học cổ truyền phương Đông. Điều này lý giải tại sao vua Vua chúa quan lại (Vương tôn quý tộc) lại thường xuyên ngâm chân trước khi đi ngủ. Từ thực tiễn cuộc sống những người bị cước chân, đau tức chân vẫn thường được khuyên là ngâm chân nước nóng với muối hoặc một số vị thuốc Y học cổ truyền như lá lốt, ngải cứu để chữa phong tê thấp ở người già.
Trong Đông y đôi bàn chân được mệnh danh là trái tim thứ 2 của cơ thể vì nó là vị trí của rất nhiều huyệt đạo quan trọng. Khi ngâm chân đúng cách và thường xuyên không chỉ tốt cho đôi bàn chân mà còn tác dụng đến cả cơ thể. Bởi khi hai bàn chân thường xuyên tiếp đất. Đất thuộc âm (-), lại thêm sự ẩm ướt từ môi trường sẽ làm cho âm càng tăng, trở thành âm tà là nguyên nhân gây ra các bệnh đau nhức xương khớp…
Đặc biệt là phụ nữ sau sinh, dương khí hao tổn suy yếu rất dễ bị bệnh khi gặp âm tà (do ẩm thấp). Âm tất thắng dương. Điều này cũng lý giải vì sao ở Việt Nam, phụ nữ sau sinh thường đi tất suốt thời gian ở cữ (khoảng 3 tháng) cũng chính là nhằm giữ ấm đôi bàn chân. Bởi suốt thời kì mang thai 9 tháng 10 ngày và khi sinh nở làm cho người phụ nữ hao tổn khí huyết.
Ngâm chân nước nóng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể. Ảnh minh họa: Internet. |
Phương pháp ngâm chân nước nóng sẽ tạo ra niềm hạnh phúc cho con người bằng cách thư giãn sâu, giảm stress, áp lực và hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Ảnh minh họa: Internet. |
Nên cho nước vào chậu sao cho mực nước trên mắt cá chân khoảng 10 đến 15 cm. Bạn cũng có thể ngâm đến cẳng chân nếu muốn tăng tuần hoàn máu và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch. Ảnh minh họa: Internet. |
Vì vậy phải để nước ngập cổ chân để thuốc tác động lên các huyệt nguyên, huyệt tỉnh, các đường kinh, can, tỳ, thận, bàng quang, kinh đởm, kinh vị… làm cho khí huyết trong kinh mạch này lưu thông. Từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.
Bởi vì mỗi đường kinh thúc đẩy chịu trách nhiệm nuôi dưỡng chức năng của một tạ phủ nhất định: can chủ cân (nuôi dưỡng gân cơ); thận chủ cốt (nuôi dưỡng về xương tủy), tỳ chủ về cơ nhục. Vì vậy, khi khí huyết đầy đủ, lưu thông tốt sẽ thúc đẩy cơ thể hoạt động tốt nên nó không chỉ có tác dụng nâng cao tăng cường sức khỏe mà còn phòng chữa bệnh rất hiệu quả.
Ngâm chân thế nào để phát huy tác dụng:
1. Không ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng. Nên chọn thời gian khoảng 4 đến 5 giờ chiều hoặc 9 giờ tối để ngâm chân. Bạn có thể lựa chọn ngâm chân từ 10 đến 15 phút.
2. Tăng dần nhiệt độ từ lúc mới ngâm cho đến khi cơ thể thấy ấm lên. Không nên cho nước ấm ngay từ đầu và nước quá nóng. Sau khi ngâm chân cần lau khô để đảm bảo không có nước đọng lại ở kẽ bàn chân gây ẩm ướt.
3. Nên cho nước vào chậu sao cho mực nước trên mắt cá chân khoảng 10 đến 15 cm. Bạn cũng có thể ngâm đến cẳng chân nếu muốn tăng tuần hoàn máu và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.
4. Nên dùng chậu hoặc thùng gỗ thay vì dùng đồ làm bằng chất liệu khác. Vì gỗ giúp hấp thụ các vị thuốc (như nước lá ngâm chân) hiệu quả hơn.