Ngắm bộ sưu tập tượng Phật cổ Việt Nam lớn nhất Sài Gòn

Ngắm bộ sưu tập tượng Phật cổ Việt Nam lớn nhất Sài Gòn

Tượng Phật cổ Việt Nam trong giai đoạn hoàng kim được tạo tác với với sự đa dạng về chất liệu và cách thức thể hiện. Tượng mang phong cách riêng biệt, thể hiện sự tiếp biến giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa...

Tượng Sư tổ bằng gỗ sơn son thếp vàng, niên đại thế kỷ 19, hiện vật trong bộ sưu tập  tượng Phật cổ Việt Nam của Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Đây là những hiện vật mang giá trị lịch sử và nghệ thuật cao, phản ánh thế giới quan Phật giáo, một tôn giáo đã đến với Việt Nam từ rất sớm.
Tượng Sư tổ bằng gỗ sơn son thếp vàng, niên đại thế kỷ 19, hiện vật trong bộ sưu tập tượng Phật cổ Việt Nam của Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Đây là những hiện vật mang giá trị lịch sử và nghệ thuật cao, phản ánh thế giới quan Phật giáo, một tôn giáo đã đến với Việt Nam từ rất sớm.
Cặp tượng Hộ pháp bằng gỗ phủ sơn của Việt Nam, thế kỷ 19. Theo các tư liệu lịch sử, Phật giáo du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ 2 TCN, bằng hai con đường: Đường biển từ phía Nam lên và đường bộ từ phía Bắc xuống.
Cặp tượng Hộ pháp bằng gỗ phủ sơn của Việt Nam, thế kỷ 19. Theo các tư liệu lịch sử, Phật giáo du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ 2 TCN, bằng hai con đường: Đường biển từ phía Nam lên và đường bộ từ phía Bắc xuống.
Tượng Phật Thích Ca sơ sinh bằng gỗ sơn son thếp vàng, thế kỷ 19. Trong giai đoạn đầu, phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc. Đến thế kỷ thứ 10, sự hình thành nhiều hệ phái đã tạo cho Phật giáo Việt Nam những nét đặc trưng.
Tượng Phật Thích Ca sơ sinh bằng gỗ sơn son thếp vàng, thế kỷ 19. Trong giai đoạn đầu, phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc. Đến thế kỷ thứ 10, sự hình thành nhiều hệ phái đã tạo cho Phật giáo Việt Nam những nét đặc trưng.
Tượng Quan Âm Tống Tử bằng gỗ sơn thếp vàng, thế kỷ 19. Đến thế kỷ 15, trên tinh thần Tam giáo đồng nguyên, Phật giáo phát triển đồng hành cùng Nho giáo và Đạo giáo, có sự dung hòa về tư tưởng với hai tôn giáo này.
Tượng Quan Âm Tống Tử bằng gỗ sơn thếp vàng, thế kỷ 19. Đến thế kỷ 15, trên tinh thần Tam giáo đồng nguyên, Phật giáo phát triển đồng hành cùng Nho giáo và Đạo giáo, có sự dung hòa về tư tưởng với hai tôn giáo này.
Cận cảnh tượng Quan Âm Tống Tử. Kể từ thế kỷ 16, nghệ thuật Phật giáo Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, thể hiện qua nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc còn được lưu giữ đến nay.
Cận cảnh tượng Quan Âm Tống Tử. Kể từ thế kỷ 16, nghệ thuật Phật giáo Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, thể hiện qua nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc còn được lưu giữ đến nay.
Tượng Quan Âm Chuẩn Đề bằng gỗ sơn thếp vàng, thế kỷ 19. Tượng Phật được bày ở các Phật điện giai đoạn thế kỷ 16-19 được tạo tác với với sự đa dạng về chất liệu và cách thức thể hiện, mang phong cách riêng biệt, thể hiện sự tiếp biến giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa.
Tượng Quan Âm Chuẩn Đề bằng gỗ sơn thếp vàng, thế kỷ 19. Tượng Phật được bày ở các Phật điện giai đoạn thế kỷ 16-19 được tạo tác với với sự đa dạng về chất liệu và cách thức thể hiện, mang phong cách riêng biệt, thể hiện sự tiếp biến giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa.
Cận cảnh tượng Quan Âm Chuẩn Đề. Các loại tượng Phật giáo phổ biến ở các ngôi chùa cổ của Việt Nam là tượng Thích Ca, Bồ Tát, Diêm Vương, La Hán, Hậu Tổ...
Cận cảnh tượng Quan Âm Chuẩn Đề. Các loại tượng Phật giáo phổ biến ở các ngôi chùa cổ của Việt Nam là tượng Thích Ca, Bồ Tát, Diêm Vương, La Hán, Hậu Tổ...
Tượng ngài Tuyết Sơn bằng kim loại phủ sơn, thế kỷ 19. Do sự thăng trầm của lịch sử, nhiều tượng Phật cổ có giá trị đã lưu lạc nhiều nơi. Một phần trong số đó trở thành hiện vật của các bảo tàng ở cả trong và ngoài nước.
Tượng ngài Tuyết Sơn bằng kim loại phủ sơn, thế kỷ 19. Do sự thăng trầm của lịch sử, nhiều tượng Phật cổ có giá trị đã lưu lạc nhiều nơi. Một phần trong số đó trở thành hiện vật của các bảo tàng ở cả trong và ngoài nước.
Trong các bức tượng Phật cổ Việt Nam được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM, tác phẩm có giá trị nổi bật là tượng Phật chùa Khải Tường. Đây là một hiện vật lịch sử đặc biệt của Phật giáo Nam Bộ cũng như vương triều Nguyễn.
Trong các bức tượng Phật cổ Việt Nam được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM, tác phẩm có giá trị nổi bật là tượng Phật chùa Khải Tường. Đây là một hiện vật lịch sử đặc biệt của Phật giáo Nam Bộ cũng như vương triều Nguyễn.
Chùa Khải Tường có từ năm 1744, là một trong những ngôi chùa xuất hiện đầu tiên ở vùng đất Sài Gòn. Đây chính là nơi sinh của Minh Mạng, vị vua thứ hai của nhà Nguyễn. Chùa đã bị thực dân Pháp phá hủy năm 1880, hiện vật duy nhất còn được lưu giữ là bức tượng Phật được đề cập ở đây...
Chùa Khải Tường có từ năm 1744, là một trong những ngôi chùa xuất hiện đầu tiên ở vùng đất Sài Gòn. Đây chính là nơi sinh của Minh Mạng, vị vua thứ hai của nhà Nguyễn. Chùa đã bị thực dân Pháp phá hủy năm 1880, hiện vật duy nhất còn được lưu giữ là bức tượng Phật được đề cập ở đây...
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT