Ngạc nhiên cách biệt kích hải quân Mỹ "chui" ra khỏi tàu ngầm

Ngạc nhiên cách biệt kích hải quân Mỹ "chui" ra khỏi tàu ngầm

(Kiến Thức) - Một phần trong các hoạt động quân sự chung tại RIMPAC 2018, biệt kích hải quân Mỹ và một số nước đã diễn tập đổ bộ và tiếp cận bờ biển từ tàu ngầm hạt nhân .

Trong khuôn khổ các bài tập trận đổ bộ đường biển,  biệt kích hải quân Mỹ cùng đại diện một số nước tới từ Hàn Quốc, Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Peru và Nhật Bản đã thực hiện một loạt các hoạt động diễn tập đổ bộ và tiếp cận các mục tiêu ven bờ từ một tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia. Nguồn ảnh: USnavy.
Trong khuôn khổ các bài tập trận đổ bộ đường biển, biệt kích hải quân Mỹ cùng đại diện một số nước tới từ Hàn Quốc, Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Peru và Nhật Bản đã thực hiện một loạt các hoạt động diễn tập đổ bộ và tiếp cận các mục tiêu ven bờ từ một tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia. Nguồn ảnh: USnavy.
Cuộc diễn tập trên diễn ra ngoài khơi đảo Hawaii, tàu ngầm được sử dụng để làm "tàu mẹ" trong cuộc tập trận này là tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh USS Hawaii (SSN-776). Nguồn ảnh: USnavy.
Cuộc diễn tập trên diễn ra ngoài khơi đảo Hawaii, tàu ngầm được sử dụng để làm "tàu mẹ" trong cuộc tập trận này là tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh USS Hawaii (SSN-776). Nguồn ảnh: USnavy.
Nhằm đảm bảo an toàn cuộc diễn tập trên được thực hiện khi tàu USS Hawaii đã nổi hẳn lên mặt nước và các đơn vị biệt kích của liên quân sẽ tiếp cận bờ bằng xuồng cao su. Nguồn ảnh: USnavy.
Nhằm đảm bảo an toàn cuộc diễn tập trên được thực hiện khi tàu USS Hawaii đã nổi hẳn lên mặt nước và các đơn vị biệt kích của liên quân sẽ tiếp cận bờ bằng xuồng cao su. Nguồn ảnh: USnavy.
Việc đổ bộ nổi có phần đơn giản hơn nhiều so với đổ bộ từ khoang lặn dưới nước và không phải quốc gia nào cũng có đủ điều kiện để huấn luyện biệt kích hải quân của mình cách thức đổ bộ đặc biệt như vậy. Nguồn ảnh: USnavy.
Việc đổ bộ nổi có phần đơn giản hơn nhiều so với đổ bộ từ khoang lặn dưới nước và không phải quốc gia nào cũng có đủ điều kiện để huấn luyện biệt kích hải quân của mình cách thức đổ bộ đặc biệt như vậy. Nguồn ảnh: USnavy.
Trong quá khứ, trên các tàu ngầm kiểu cũ các đơn vị biệt kích hay thám báo của Hải quân Mỹ cũng sử dụng xuồng cao su để tiếp cận các mục tiêu ven bờ của đối phương khi họ chưa được trang bị các khoang đổ bộ đặc biệt. Nguồn ảnh: USnavy.
Trong quá khứ, trên các tàu ngầm kiểu cũ các đơn vị biệt kích hay thám báo của Hải quân Mỹ cũng sử dụng xuồng cao su để tiếp cận các mục tiêu ven bờ của đối phương khi họ chưa được trang bị các khoang đổ bộ đặc biệt. Nguồn ảnh: USnavy.
Xuồng máy được bơm hơi ngay trên tàu. Nguồn ảnh: USnavy.
Xuồng máy được bơm hơi ngay trên tàu. Nguồn ảnh: USnavy.
Kiểu đổ bộ này thường được sử dụng khi ở trong vùng lãnh thổ ít thù địch và phục vụ cho các nhiệm vụ bí mật. Nguồn ảnh: USnavy.
Kiểu đổ bộ này thường được sử dụng khi ở trong vùng lãnh thổ ít thù địch và phục vụ cho các nhiệm vụ bí mật. Nguồn ảnh: USnavy.
Hải quân Mỹ cùng hải quân các nước thực hiện việc chuyển xuồng cao su gắn máy từ trên tàu ngầm xuống nước. Nguồn ảnh: USnavy.
Hải quân Mỹ cùng hải quân các nước thực hiện việc chuyển xuồng cao su gắn máy từ trên tàu ngầm xuống nước. Nguồn ảnh: USnavy.
Đổ bộ bằng tàu ngầm là cách thức đổ bộ đảm bảo được tính bí mật của lực lượng tham gia trong quá trình đổ bộ và cả trong quá trình di chuyển đến địa điểm đổ bộ. Nguồn ảnh: USnavy.
Đổ bộ bằng tàu ngầm là cách thức đổ bộ đảm bảo được tính bí mật của lực lượng tham gia trong quá trình đổ bộ và cả trong quá trình di chuyển đến địa điểm đổ bộ. Nguồn ảnh: USnavy.
Kiểu đổ bộ này thường được sử dụng rất phổ biến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Chiến tranh Việt Nam và trong các cuộc chiến tranh, xung đột xảy ra ở thời Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: USnavy.
Kiểu đổ bộ này thường được sử dụng rất phổ biến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Chiến tranh Việt Nam và trong các cuộc chiến tranh, xung đột xảy ra ở thời Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: USnavy.
Mục đích của các cuộc đổ bộ từ tàu ngầm này thường là bắt cóc, lấy trộm tài liệu, thiết bị, ám sát, phá hoại hoặc tung thám báo vào cắm trong lãnh thổ địch. Nguồn ảnh: USnavy.
Mục đích của các cuộc đổ bộ từ tàu ngầm này thường là bắt cóc, lấy trộm tài liệu, thiết bị, ám sát, phá hoại hoặc tung thám báo vào cắm trong lãnh thổ địch. Nguồn ảnh: USnavy.
Trong Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ từng có thời gian sử dụng tàu ngầm để thực hiện một vài nhiệm vụ giải cứu phi công và đột nhập phá hoại vào vùng biển Hải Phòng, Thái Bình,... tuy nhiên phần lớn các phi vụ đều thất bại. Nguồn ảnh: USnavy.
Trong Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ từng có thời gian sử dụng tàu ngầm để thực hiện một vài nhiệm vụ giải cứu phi công và đột nhập phá hoại vào vùng biển Hải Phòng, Thái Bình,... tuy nhiên phần lớn các phi vụ đều thất bại. Nguồn ảnh: USnavy.
Trong cuộc tập trận RIMPAC này, biệt kích Hải quân SEAL của Mỹ trực tiếp hướng dẫn cho các lực lượng đặc nhiệm hải quân của các nước khác tham gia quá trình đổ bộ từ tàu ngầm. Nguồn ảnh: USnavy.
Trong cuộc tập trận RIMPAC này, biệt kích Hải quân SEAL của Mỹ trực tiếp hướng dẫn cho các lực lượng đặc nhiệm hải quân của các nước khác tham gia quá trình đổ bộ từ tàu ngầm. Nguồn ảnh: USnavy.
Đặc nhiệm Hải quân của các nước tham gia tập trận đổ bộ tàu ngầm tiến vào Hawaii. Nguồn ảnh: USnavy.
Đặc nhiệm Hải quân của các nước tham gia tập trận đổ bộ tàu ngầm tiến vào Hawaii. Nguồn ảnh: USnavy.
Mời độc giả xem Video: Thuỷ thủ trên tàu USS Hawaii của Mỹ nhảy biển tắm xả hơi.

GALLERY MỚI NHẤT