Nga: Ukraine trên bờ vực cuộc nội chiến tàn khốc

(Kiến Thức) - Đây là nhận định của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma Quốc gia Nga Aleksei Pushkov trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Izvestia.

Đối đầu càng kéo dài giữa chính quyền và phe chống đối cực đoan ở Kiev, số phận tiếp theo của Ukraine càng gây nên nhiều lo ngại. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma Quốc gia Liên bang Nga Aleksei Pushkov chia sẻ với báo Izvestia vì sao ông có những dự báo ảm đạm.
Ông Aleksei Pushkov.
Ông Aleksei Pushkov.
- PV: Các sự kiện ở Ukraine sẽ kết thúc như thế nào?
– Tôi sợ rằng triển vọng là bất lợi nhất. Phe đối lập từ chối tham gia chính phủ và đang muốn giành toàn bộ chính quyền, trong khi ít nhất một nửa dân chúng không ủng hộ không những phe đối lập, mà cả hơn nữa phái cực đoan của nó. Ở Kiev và Lvov, người ta chiếm các tòa nhà và bắn vào cảnh sát. Và xu hướng Bandera mới này (Banderа- họ của một thủ lĩnh các nhóm phỉ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan chống lại chính quyền Liên Xô ở miền Tây Ukraine từ năm 1943, đến năm 1947 thì bị tiêu diệt) làm cho nhiều người dân Ukraine lo sợ. Bộ phận cực đoan ngày càng có vai trò lớn hơn trong so sánh lực lượng.
Trong những hoàn cảnh như vậy không thể có bầu cử được, cho nên mọi điều đều hướng tới xung đột vũ trang. 25 người chết cả từ hai phía không phải là chuyện đùa. Trong khi ở phương Tây người ta mô tả sự việc như là chính phủ phải chịu trách nhiệm về mọi chuyện, thì cần phải đáp trả là chính quyền đã kiềm chế một thời gian dài và không phản ứng lại sự khiêu khích của phái cực đoan trên Quảng trường Độc lập. Kết quả chúng ta thấy điều đó đã dẫn đến những gì. Sự cứng rắn tăng lên cả ở hai phía. Ukraine đang trên bờ của nội chiến.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
- PV: Thưa ông, việc dùng vũ lực giải tán những người chống đối liệu có cải thiện được tình hình?
- Tiềm năng xung đột của cả hai phía lớn đến mức việc giải tán bằng vũ lực có thể vấp phải sự chống đối rất mạnh. Đồng thời “cánh hữu” cũng đã cảnh báo, là nếu chính quyền dùng vũ lực thì họ sẽ cầm lấy vũ khí. Đó chính là tiền đề cho nội chiến.
Vấn đề là ở chỗ, là chính quyền lẽ ra phải hành động kiên quyết hơn ngay ở giai đoạn đầu mới xuất hiện xung đột. Nếu không sự căng thẳng sẽ gia tăng và phát triển và khi đó thậm chí việc sử dụng vũ lực sẽ trở nên khó khăn. Hiện đúng là có cảm giác mọi việc đang dẫn tới giai đoạn không kiểm soát được tình hình nữa.
- PV: Nhiều người tuyên bố rằng Liên minh châu Âu (EU) có lỗi trong mọi việc…
- Liên minh châu Âu có phần trách nhiệm của mình. Họ đã thường xuyên gây sức ép lên chính phủ Ukraine, sao cho chính phủ không đưa ra biện pháp gì, bằng cách đó các chính khách phương Tây đưa tín hiệu cho những người chống đối, trong đó có các phần tử cực đoan, rằng họ có thể hành động và sẽ đuợc ủng hộ. Chúng ta, thực sự, cho đến nay vẫn chưa nghe thấy sự lên án các hành động cực đoan của phương Tây. Có cảm giác là họ muốn sử dụng bộ phận cực đoan của phe chống đối để lật đổ chính quyền hiện nay. Sau đó những kẻ đứng phía sau dấu mặt sẽ đưa ra người của mình.
Thật ra, đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ bà Victoriya Nuland đã nói trong cuộc đàm thoại bị ghi lại nổi tiếng, khi bà đã tuyên bố rằng người của Chyagnibok (một thủ lĩnh phe chống đối hiện nay) phải dừng lại ở bên ngoài, và phải đưa Arseniy Yatsenyuk (một thủ lĩnh khác của phe chống đối hiện nay) lên nắm chính quyền. Họ đang sử dụng những kẻ cánh hữu cực đoan một cách vô liêm sỉ như bia thịt, và không ai trong các chính khách phương Tây quan tâm đến những người thương vong và Kiev đang cháy.

Toàn cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine

(Kiến Thức) - Đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát Ukraine ngày càng nghiêm trọng, gay gắt. Ukraine đang trải qua khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất sau Cách mạng Cam năm 2004.

Hàng nghìn người Ukraine ủng hộ EU tổ chức biểu tình với nỗ lực phong tỏa tại các tòa nhà chính phủ hôm qua (4/12). Thủ tướng Ukraine đã cảnh báo sẽ trừng phạt “bất cứ hành vi bất hợp pháp nào”. Đồng thời, giới chức Ukraine đang cầu cứu Moscow để tránh một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ.
 Hàng nghìn người Ukraine ủng hộ EU tổ chức biểu tình với nỗ lực phong tỏa tại các tòa nhà chính phủ hôm qua (4/12). Thủ tướng Ukraine đã cảnh báo sẽ trừng phạt “bất cứ hành vi bất hợp pháp nào”.  Đồng thời, giới chức Ukraine đang cầu cứu Moscow để tránh một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ.

Nga, Mỹ “đau đầu” về tình hình ở Ukraine

(Kiến Thức) - Khi Nga và Mỹ đang tranh cãi xung quanh vấn đề Ukraine, dư luận tự hỏi, cuộc biểu tình ở quốc gia này bao giờ mới có hồi kết.

Mỹ, Nga đang tỏ rõ vị thế ảnh hưởng của mình đối với Ukraine trong lúc phe đối lập nước này đang biểu tình chống lại việcTổng thống Viktor Yanukovich dừng kí thỏa thuận thương mại-chính trị với EU ở phút chót.

Cuộc biểu tình này được coi là sự kiện lớn nhất ở Ukraine kể từ sau cuộc Cách mạng Cam hồi năm 2004.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.