Nga tự giác “thừa nhận" điểm yếu trên tiêm kích tàng hình Su-57

Nga tự giác “thừa nhận" điểm yếu trên tiêm kích tàng hình Su-57

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 của Nga dễ bị tổn thương trước các đòn tấn công chiến tranh điện tử từ phía đối phương.

 Tiêm kích tàng hình Sukhoi Su-57 là chiến đấu cơ thế hệ thứ năm đầu tiên của không quân Nga, nó được quảng cáo là sở hữu nhiều tính năng kỹ chiến thuật vượt trội khi đặt cạnh gia đình Su-27.
Tiêm kích tàng hình Sukhoi Su-57 là chiến đấu cơ thế hệ thứ năm đầu tiên của không quân Nga, nó được quảng cáo là sở hữu nhiều tính năng kỹ chiến thuật vượt trội khi đặt cạnh gia đình Su-27.
Ngoài thiết kế chú trọng đến khả năng tán xạ sóng radar, tiêm kích Su-57 còn được tích hợp những thiết bị điện tử hàng không tối tân nhất của Nga, trong đó có radar mảng pha quét điện tử chủ động.
Ngoài thiết kế chú trọng đến khả năng tán xạ sóng radar, tiêm kích Su-57 còn được tích hợp những thiết bị điện tử hàng không tối tân nhất của Nga, trong đó có radar mảng pha quét điện tử chủ động.
Bên cạnh đó, động cơ dự định lắp đặt cho Su-57 - loại Izdeliye 30 có khả năng kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC), mang lại khả năng cơ động cực tốt trong không gian hẹp.
Bên cạnh đó, động cơ dự định lắp đặt cho Su-57 - loại Izdeliye 30 có khả năng kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC), mang lại khả năng cơ động cực tốt trong không gian hẹp.
Tuy nhiên quá trình phát triển chiếc chiến đấu cơ Su-57 không diễn ra một cách thuận lợi như người Nga từng kỳ vọng, cho tới lô sản xuất hàng loạt đầu tiên thì máy bay vẫn phải hoàn thiện nhiều tính năng cơ bản.
Tuy nhiên quá trình phát triển chiếc chiến đấu cơ Su-57 không diễn ra một cách thuận lợi như người Nga từng kỳ vọng, cho tới lô sản xuất hàng loạt đầu tiên thì máy bay vẫn phải hoàn thiện nhiều tính năng cơ bản.
Vướng mắc lớn nhất đối với Su-57 được cho là nằm ở động cơ Izdediye 30 chưa sẵn sàng, khiến nó vẫn phải tạm sử dụng loại AL-41F1S vốn là của Su-35, động cơ này không cung cấp đủ lực đẩy cũng như che giấu tín hiệu hồng ngoại.
Vướng mắc lớn nhất đối với Su-57 được cho là nằm ở động cơ Izdediye 30 chưa sẵn sàng, khiến nó vẫn phải tạm sử dụng loại AL-41F1S vốn là của Su-35, động cơ này không cung cấp đủ lực đẩy cũng như che giấu tín hiệu hồng ngoại.
Tuy nhiên mới đây nhất một lỗi lớn hơn nhiều của tiêm kích tàng hình Su-57 vừa được chính trang Avia của Nga tiết lộ, nguy cơ này có thể khiến Su-57 dễ dàng bị đối phương tiêu diệt trong không chiến.
Tuy nhiên mới đây nhất một lỗi lớn hơn nhiều của tiêm kích tàng hình Su-57 vừa được chính trang Avia của Nga tiết lộ, nguy cơ này có thể khiến Su-57 dễ dàng bị đối phương tiêu diệt trong không chiến.
Theo các chuyên gia Nga, máy bay chiến đấu nội địa thế hệ thứ năm Su-57 tỏ ra rất dễ bị tổn thương bởi chiến tranh điện tử, cho phép đối phương "hack" hệ thống của nó để giành quyền kiểm soát.
Theo các chuyên gia Nga, máy bay chiến đấu nội địa thế hệ thứ năm Su-57 tỏ ra rất dễ bị tổn thương bởi chiến tranh điện tử, cho phép đối phương "hack" hệ thống của nó để giành quyền kiểm soát.
Trong trường hợp nhẹ nhàng nhất thì các thiết bị điện tử hàng không của Su-57 sẽ bị tê liệt, còn nghiêm trọng hơn, máy bay sẽ bị đối phương ép hạ cánh và bắt sống.
Trong trường hợp nhẹ nhàng nhất thì các thiết bị điện tử hàng không của Su-57 sẽ bị tê liệt, còn nghiêm trọng hơn, máy bay sẽ bị đối phương ép hạ cánh và bắt sống.
Nhận thấy nguy cơ trên, các kỹ sư đã quyết định cài đặt những phương tiện đặc biệt trên tiêm kích Su-57 để chống lại việc gây nhiễu và cung cấp mã bảo vệ cho chiếc máy bay chiến đấu.
Nhận thấy nguy cơ trên, các kỹ sư đã quyết định cài đặt những phương tiện đặc biệt trên tiêm kích Su-57 để chống lại việc gây nhiễu và cung cấp mã bảo vệ cho chiếc máy bay chiến đấu.
"Công nghệ của OSNOD (Hệ thống thông tin liên lạc, trao đổi dữ liệu, điều hướng và nhận dạng - Ed.) được phát triển trong một thời gian dài và đã tồn tại trong nhiều thế hệ tiêm kích Nga".
"Công nghệ của OSNOD (Hệ thống thông tin liên lạc, trao đổi dữ liệu, điều hướng và nhận dạng - Ed.) được phát triển trong một thời gian dài và đã tồn tại trong nhiều thế hệ tiêm kích Nga".
"Tuy nhiên bản sửa đổi cài đặt trên Su-57 được phát triển riêng cho máy bay này. Hệ thống được phát triển tại NPP, nó cung cấp mức độ bảo vệ đặc biệt chống nhiễu và mã hóa chống nhiễu đi kèm với phục hồi thông tin".
"Tuy nhiên bản sửa đổi cài đặt trên Su-57 được phát triển riêng cho máy bay này. Hệ thống được phát triển tại NPP, nó cung cấp mức độ bảo vệ đặc biệt chống nhiễu và mã hóa chống nhiễu đi kèm với phục hồi thông tin".
"Bên cạnh đó, một cơ chế bảo vệ liên lạc mật mã liên tục được biến đổi khiến đối phương không thể nào chế áp nổi", báo cáo của nhà sản xuất cho biết.
"Bên cạnh đó, một cơ chế bảo vệ liên lạc mật mã liên tục được biến đổi khiến đối phương không thể nào chế áp nổi", báo cáo của nhà sản xuất cho biết.
Với gói nâng cấp trên, dự kiến máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga sẽ có khả năng "miễn nhiễm" với thiết bị chiến tranh điện tử của đối phương, và làm tăng hiệu quả của việc sử dụng chiếc tiêm kích này.
Với gói nâng cấp trên, dự kiến máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga sẽ có khả năng "miễn nhiễm" với thiết bị chiến tranh điện tử của đối phương, và làm tăng hiệu quả của việc sử dụng chiếc tiêm kích này.
Mặc dù vậy thiết bị tác chiến điện tử dự kiến tích hợp cho tiêm kích tàng hình Su-57 vẫn đang trong tình trạng nghiên cứu, chưa biết đến bao giờ nó mới được chấp nhận đưa vào phục vụ.
Mặc dù vậy thiết bị tác chiến điện tử dự kiến tích hợp cho tiêm kích tàng hình Su-57 vẫn đang trong tình trạng nghiên cứu, chưa biết đến bao giờ nó mới được chấp nhận đưa vào phục vụ.
Trong giai đoạn chờ đợi, Su-57 vẫn còn nguyên điểm yếu kể trên và bị đánh giá chưa thể tham gia một cuộc chiến tranh tổng lực hay với đối thủ hùng mạnh.
Trong giai đoạn chờ đợi, Su-57 vẫn còn nguyên điểm yếu kể trên và bị đánh giá chưa thể tham gia một cuộc chiến tranh tổng lực hay với đối thủ hùng mạnh.

GALLERY MỚI NHẤT