Nga phát triển đạn pháo tăng từ kinh nghiệm chiến trường Ukraine

Nga phát triển đạn pháo tăng từ kinh nghiệm chiến trường Ukraine

Dựa trên kinh nghiệm chiến đấu thực tế và nghiên cứu chuyên sâu về xe tăng phương Tây thu được tại chiến trường Ukraine, các kỹ sư Nga đang trong quá trình cải tiến đạn cho xe tăng của họ để có hiệu năng cao nhất.

Thông tin này đến từ Giám đốc công nghiệp của Tập đoàn nhà nước Rostech, Behan Ozdoev. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng truyền thông nhà nước TASS vào ngày 8/4/2024, ông đã nói thêm về cách tiếp cận có tư duy tiến bộ này
Thông tin này đến từ Giám đốc công nghiệp của Tập đoàn nhà nước Rostech, Behan Ozdoev. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng truyền thông nhà nước TASS vào ngày 8/4/2024, ông đã nói thêm về cách tiếp cận có tư duy tiến bộ này
Các kỹ sư Nga đang cải tiến những loại đạn mới này, để phù hợp với các tính năng và thông số bảo vệ của các mẫu giáp mới nhất từ xe tăng đối phương. Sự hiểu biết tỉ mỉ về giáp xe thu được, cũng như thông tin tình báo về thông số xe tăng của đối phương trong tương lai, giúp Nga phát triển những mẫu  đạn pháo tăng mới, ông Ozdoev nói.
Các kỹ sư Nga đang cải tiến những loại đạn mới này, để phù hợp với các tính năng và thông số bảo vệ của các mẫu giáp mới nhất từ xe tăng đối phương. Sự hiểu biết tỉ mỉ về giáp xe thu được, cũng như thông tin tình báo về thông số xe tăng của đối phương trong tương lai, giúp Nga phát triển những mẫu đạn pháo tăng mới, ông Ozdoev nói.
Theo quan sát cho thấy, xe tăng Nga đã sử dụng các loại tên lửa dẫn đường phóng qua nòng pháo như Invar-M và các loại tương tự khác, trong các hoạt động chiến đấu ở chiến trường Ukraine. Loại tên lửa này có thể bắn trúng các mục tiêu từ xa với độ chính xác cao.
Theo quan sát cho thấy, xe tăng Nga đã sử dụng các loại tên lửa dẫn đường phóng qua nòng pháo như Invar-M và các loại tương tự khác, trong các hoạt động chiến đấu ở chiến trường Ukraine. Loại tên lửa này có thể bắn trúng các mục tiêu từ xa với độ chính xác cao.
Không tiết lộ nhiều, ông Ozdoev chỉ ra rằng, loại tên lửa mới được phát triển có nhiều đặc tính giống với tên lửa Invar-M. Có nguồn gốc từ Nga, Invar-M là thế hệ tên lửa chống tăng tiên tiến phóng qua nòng pháo; thiết kế này chỉ có ở trên xe tăng Liên Xô và Nga.
Không tiết lộ nhiều, ông Ozdoev chỉ ra rằng, loại tên lửa mới được phát triển có nhiều đặc tính giống với tên lửa Invar-M. Có nguồn gốc từ Nga, Invar-M là thế hệ tên lửa chống tăng tiên tiến phóng qua nòng pháo; thiết kế này chỉ có ở trên xe tăng Liên Xô và Nga.
Tên lửa chống tăng phóng qua nòng, mục đích là tiêu diệt các mục tiêu ở ngoài tầm bắn của đạn xuyên giáp, nhằm tiêu diệt các mục tiêu điểm như xe bọc thép hay hỏa điểm của đối phương. Loại tên lửa này thường được sử dụng trên xe tăng T-90, T-80 và T-72, giúp tăng cường đáng kể hỏa lực của chúng.
Tên lửa chống tăng phóng qua nòng, mục đích là tiêu diệt các mục tiêu ở ngoài tầm bắn của đạn xuyên giáp, nhằm tiêu diệt các mục tiêu điểm như xe bọc thép hay hỏa điểm của đối phương. Loại tên lửa này thường được sử dụng trên xe tăng T-90, T-80 và T-72, giúp tăng cường đáng kể hỏa lực của chúng.
Tên lửa Invar-M có chiều dài khoảng 450 mm, đường kính 150 mm và nặng khoảng 22,5 kg; tên lửa sử dụng phương pháp dẫn đường bằng laser bán tự động. Phương pháp dẫn đường này ít bị ảnh hưởng bởi các biện pháp đối phó và can thiệp hơn phương pháp dẫn đường hồng ngoại, như tên lửa Javelin của Mỹ.
Tên lửa Invar-M có chiều dài khoảng 450 mm, đường kính 150 mm và nặng khoảng 22,5 kg; tên lửa sử dụng phương pháp dẫn đường bằng laser bán tự động. Phương pháp dẫn đường này ít bị ảnh hưởng bởi các biện pháp đối phó và can thiệp hơn phương pháp dẫn đường hồng ngoại, như tên lửa Javelin của Mỹ.
Đầu đạn của tên lửa Invar-M được thiết kế gồm hai đầu đạn nối tiếp (đầu đạn Tandem), giúp nâng cao khả năng xuyên giáp với loại giáp phản ứng nổ (ERA). Khi chạm mục tiêu, đầu đạn thứ nhất sẽ phá hủy giáp ERA, còn đầu đạn thứ hai sẽ phá hủy lớp giáp chính.
Đầu đạn của tên lửa Invar-M được thiết kế gồm hai đầu đạn nối tiếp (đầu đạn Tandem), giúp nâng cao khả năng xuyên giáp với loại giáp phản ứng nổ (ERA). Khi chạm mục tiêu, đầu đạn thứ nhất sẽ phá hủy giáp ERA, còn đầu đạn thứ hai sẽ phá hủy lớp giáp chính.
Tên lửa Invar-M được phóng đi từ pháo chính của xe tăng. Sau khi phóng, tên lửa sẽ theo chùm tia laser được pháo thủ chiếu xạ liên tục vào mục tiêu. Phương pháp này cho mức chính xác cao, thậm chí là ở cự ly xa. Tên lửa có thể đạt tốc độ lên tới 350 mét/giây và có tầm bắn tối đa 5 km.
Tên lửa Invar-M được phóng đi từ pháo chính của xe tăng. Sau khi phóng, tên lửa sẽ theo chùm tia laser được pháo thủ chiếu xạ liên tục vào mục tiêu. Phương pháp này cho mức chính xác cao, thậm chí là ở cự ly xa. Tên lửa có thể đạt tốc độ lên tới 350 mét/giây và có tầm bắn tối đa 5 km.
Một trong những ưu điểm chính của tên lửa Invar-M, so với các loại đạn tăng khác của Nga, đó là khả năng tấn công mục tiêu ở tầm xa. Ngược lại với hầu hết các loại đạn tăng, có tầm bắn hiệu quả tối đa khoảng 2 km, thì Invar-M có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách xa tới 5 km.
Một trong những ưu điểm chính của tên lửa Invar-M, so với các loại đạn tăng khác của Nga, đó là khả năng tấn công mục tiêu ở tầm xa. Ngược lại với hầu hết các loại đạn tăng, có tầm bắn hiệu quả tối đa khoảng 2 km, thì Invar-M có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách xa tới 5 km.
Tên lửa Invar-M sử dụng đầu đạn nổ lõm và một ưu điểm của đầu đạn nổ lõm đó là khả năng xuyên giáp không phụ thuộc vào cự ly bắn, mà phụ thuộc vào góc chạm của đầu đạn (sức xuyên lớn nhất là đầu đạn chạm mục tiêu ở góc 90 độ).
Tên lửa Invar-M sử dụng đầu đạn nổ lõm và một ưu điểm của đầu đạn nổ lõm đó là khả năng xuyên giáp không phụ thuộc vào cự ly bắn, mà phụ thuộc vào góc chạm của đầu đạn (sức xuyên lớn nhất là đầu đạn chạm mục tiêu ở góc 90 độ).
Ngoài tên lửa Invar-M phóng qua nòng pháo, Nga cũng đang phát triển đạn xuyên giáp thoát vỏ ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS) Vacuum-1. Đây là loại đạn xuyên giáp tiên tiến được thiết kế cho T-14 Armata, xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất của Nga.
Ngoài tên lửa Invar-M phóng qua nòng pháo, Nga cũng đang phát triển đạn xuyên giáp thoát vỏ ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS) Vacuum-1. Đây là loại đạn xuyên giáp tiên tiến được thiết kế cho T-14 Armata, xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất của Nga.
Đạn xuyên giáp Vacuum-1 sử dụng thanh xuyên bằng uranium nghèo, có tốc độ siêu thanh, có khả năng xuyên thủng các loại giáp tổng hợp, giáp phản ứng nổ của xe tăng phương Tây. Nó được biết đến với tốc độ cao, độ chính xác và sức mạnh hủy diệt.
Đạn xuyên giáp Vacuum-1 sử dụng thanh xuyên bằng uranium nghèo, có tốc độ siêu thanh, có khả năng xuyên thủng các loại giáp tổng hợp, giáp phản ứng nổ của xe tăng phương Tây. Nó được biết đến với tốc độ cao, độ chính xác và sức mạnh hủy diệt.
Một loại đạn xuyên giáp tiên tiến khác đang được Nga phát triển là đạn 3BM69, được thiết kế cho pháo nòng trơn 2A82-1M, đóng vai trò là vũ khí chính của T-14 Armata. 3BM69 là loại đạn APFSDS, sử dụng thanh xuyên làm bằng hợp kim vonfram, có thể xuyên thủng lớp giáp của xe tăng đối phương ở cự ly xa.
Một loại đạn xuyên giáp tiên tiến khác đang được Nga phát triển là đạn 3BM69, được thiết kế cho pháo nòng trơn 2A82-1M, đóng vai trò là vũ khí chính của T-14 Armata. 3BM69 là loại đạn APFSDS, sử dụng thanh xuyên làm bằng hợp kim vonfram, có thể xuyên thủng lớp giáp của xe tăng đối phương ở cự ly xa.
Nga cũng đang nghiên cứu loại tên lửa phóng qua nòng pháo 3UBK21 Sprinter, dùng cho pháo chống tăng tự hành 2A45 Sprut-B và Sprut-SD. Sprinter là tên lửa dẫn đường bằng laser với đầu đạn HEAT (chống tăng nổ mạnh), được thiết kế để tiêu diệt các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại, được trang bị ERA hay hệ thống bảo vệ chủ động (APS).
Nga cũng đang nghiên cứu loại tên lửa phóng qua nòng pháo 3UBK21 Sprinter, dùng cho pháo chống tăng tự hành 2A45 Sprut-B và Sprut-SD. Sprinter là tên lửa dẫn đường bằng laser với đầu đạn HEAT (chống tăng nổ mạnh), được thiết kế để tiêu diệt các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại, được trang bị ERA hay hệ thống bảo vệ chủ động (APS).
Cuối cùng là đạn nổ phân mảnh 3OF26, được thiết kế cho pháo tăng 2A82-1M. 3OF26 được thiết kế để tấn công sinh lực địch, các mục tiêu không có lớp giáp bảo vệ và bọc thép nhẹ. Đạn có ngòi nổ có thể lập trình, cho phép viên đạn phát nổ trên không, hoặc chế độ chạm nổ hoặc nổ chậm, do đó tăng tối đa hiệu quả tiêu diệt nhiều mục tiêu.
Cuối cùng là đạn nổ phân mảnh 3OF26, được thiết kế cho pháo tăng 2A82-1M. 3OF26 được thiết kế để tấn công sinh lực địch, các mục tiêu không có lớp giáp bảo vệ và bọc thép nhẹ. Đạn có ngòi nổ có thể lập trình, cho phép viên đạn phát nổ trên không, hoặc chế độ chạm nổ hoặc nổ chậm, do đó tăng tối đa hiệu quả tiêu diệt nhiều mục tiêu.
Trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, một diễn biến đặc biệt hấp dẫn là việc Quân đội Nga tịch thu một lượng lớn xe tăng, xe bọc thép của phương Tây. Những vũ khí này ban đầu được Mỹ và các đồng minh cung cấp cho Ukraine. Đây là nguồn cung cấp những bí mật quân sự quý giá cho Nga.
Trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, một diễn biến đặc biệt hấp dẫn là việc Quân đội Nga tịch thu một lượng lớn xe tăng, xe bọc thép của phương Tây. Những vũ khí này ban đầu được Mỹ và các đồng minh cung cấp cho Ukraine. Đây là nguồn cung cấp những bí mật quân sự quý giá cho Nga.
Mối quan tâm đặc biệt của Nga đối các lớp giáp có thể là xe chiến đấu bộ binh Bradley ODS-SA của Mỹ, được trang bị hệ thống phòng thủ thụ động BRAT và xe chiến đấu bộ binh CV-90 do Thụy Điển sản xuất. Ngoài ra còn có giáp tăng M1A1 Abrams của Mỹ và Leopard 2A6 của Đức, cũng là những bí mật mà Nga có thể khai thác. (Nguồn ảnh: Topwar, RIA Novosti, Wikipedia).
Mối quan tâm đặc biệt của Nga đối các lớp giáp có thể là xe chiến đấu bộ binh Bradley ODS-SA của Mỹ, được trang bị hệ thống phòng thủ thụ động BRAT và xe chiến đấu bộ binh CV-90 do Thụy Điển sản xuất. Ngoài ra còn có giáp tăng M1A1 Abrams của Mỹ và Leopard 2A6 của Đức, cũng là những bí mật mà Nga có thể khai thác. (Nguồn ảnh: Topwar, RIA Novosti, Wikipedia).
Xe tăng Nga, sử dụng tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo tấn công xe M1A1 Abrams của Ukraine. Nguồn RIA Novosti.

GALLERY MỚI NHẤT