Nga-Nhật: Cần phân định biên giới, không tranh cãi về lãnh thổ

(Kiến Thức) - Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov tuyên bố rằng Moscow không tranh cãi với Tokyo về vấn đề lãnh thổ, "vấn đề này đã được giải quyết cách đây 70 năm".

Nga-Nhật: Cần phân định biên giới, không tranh cãi về lãnh thổ
Chuyên viên Đông phương học, Giáo sư MGIMO Dmitry Streltsov cho rằng Thứ trưởng Ngoại giao Igor Morgulov không nói gì mới mẻ. Moscow vẫn không thay đổi lập trường có tính nguyên tắc: Nam Kuril là một phần không tách rời của quần đảo Kuril, mà Nga có quyền sở hữu theo kết quả Chiến tranh thế giới thứ hai và những tranh cãi về vấn đề lãnh thổ đều là vô nghĩa.
Nga-Nhat: Can phan dịnh bien gioi, khong tranh cãi vè lanh tho
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov: "Vấn đề Kuril đã được giải quyết cách đây 70 năm". 
Ông Igor Morgulov đã tuyên bố như vậy bởi vì phía Nga chỉ đơn giản đã mệt mỏi với việc các chính trị gia Nhật Bản luôn gắn "vấn đề lãnh thổ" với tất cả mọi thứ diễn ra trong quan hệ Nhật-Nga.
Giáo sư Streltsov nói: "Phía Nhật Bản muốn nội dung chính trong chuyến thăm của Tổng thống  Putin đến Nhật Bản là hiệp ước hòa bình và vấn đề Nam Kuril. Rõ ràng, ông Abe muốn đặt dấu chấm hết cho vấn đề này và đi vào lịch sử như một nhà lãnh đạo đã giải quyết thành công tranh chấp lãnh thổ với Nga. Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Putin vẫn chưa có tiến bộ là do lỗi của Nhật Bản. Tokyo gắn liền quá trình chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Putin cũng như toàn bộ quá trình phát triển quan hệ Nhật-Nga với việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ, mặc dù mối quan hệ Nga-Nhật không bị giới hạn trong nội dung này".
Theo quan điểm của Nga, không được để cuộc đàm phán về tranh chấp lãnh thổ kéo dài mãi mãi, bởi vì các cuộc tranh luận của các phương tiện truyền thông về vấn đề này chỉ làm gia tăng căng thẳng. Vì vậy, đã đến lúc để giải quyết vấn đề hoặc trì hoãn vô thời hạn, nếu không giải quyết nổi.
Theo Giáo sư  Dmitry Streltsov, tuyên bố của Thứ trưởng Igor Morgulov về việc không có đối thoại về vấn đề lãnh thổ giữa Nga và Nhật Bản không có nghĩa là Moscow từ chối thảo luận về vấn đề phân định biên giới. Và đường biên giới có thể được phân định phù hợp với Tuyên bố Liên Xô-Nhật Bản năm 1956, một văn kiện xem xét khả năng chuyển giao cho Nhật Bản hai hòn đảo Shikotan và Habomai sau khi ký kết hiệp ước hòa bình. Nga với tư cách quốc gia kế thừa Liên Xô không từ chối công nhận tuyên bố này. Tuy nhiên, ông Streltsov cho rằng khi thảo luận về các vấn đề biên giới giữa Nga và Nhật Bản, nên tránh nhắc đến những khái niệm địa lý như Nam Kuril hay "Vùng lãnh thổ phía Bắc".

Tân Thủ tướng Nhật muốn gì trong chuyến đi Nga?

Tân Thủ tướng Nhật muốn gì trong chuyến đi Nga?
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ có chuyến công du chính thức đầu tiên tới Nga vào mùa xuân này.
 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ có chuyến công du chính thức đầu tiên tới Nga vào mùa xuân này.

“Ngoại giao chiến hạm” Nga-Nhật

Phải chăng Nga-Nhật bắt đầu “ngoại giao chiến hạm” với việc hai khu trục hạm của JDF thả neo bên bờ sông Neva trong chuyến thăm lần đầu tiên tới St.Petersburg?

“Ngoại giao chiến hạm” Nga-Nhật
Hai chiến hạm Nhật thả neo bên bờ sông Neva
Hai chiến hạm Nhật thả neo bên bờ sông Neva 
Đây là chuyến thăm đầu tiên của các chiến hạm hải quân Nhật Bản trong lịch sử quan hệ Nga – Nhật tới St Petersburg. Trước đó năm 2005, tàu huấn luyện của Hải quân Nhật Bản tàu "Kasim" đã đóng vai trò sứ giả hình thành mối quan hệ giữa Nga và Nhật Bản - đại diện báo chí của quân khu phía Tây thông báo cho tờ Fontanka.

Vì sao Trung Quốc quyết định cắt giảm quân số?

(Kiến Thức) - Việc Trung Quốc cắt giảm quân số xuống còn 2 triệu có nguyên nhân chính trị-quân sự-kinh tế, khi nước này cần tiền để tái trang bị cho quân đội.

Vì sao Trung Quốc quyết định cắt giảm quân số?
Trong cuộc phỏng vấn với đài Sputnik, các chuyên gia bình luận về tuyên bố ngày 3/9 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc duyệt binh lớn ở Bắc Kinh - cắt giảm 300.000 quân nhân để quân số xuống còn hai triệu. Họ đều lưu ý đến một thực tế rằng cuộc duyệt binh tại Bắc Kinh là điều kiện thuận lợi cho tuyên bố cắt giảm quân đội lớn nhất thế giới của ông Tập Cận Bình.
Vì sao Trung Quoc quyet dinh cát giam quan só?
Quân nhân Trung Quốc trong lễ duyệt binh ngày 3/9 ở Bắc Kinh. 
Về việc Trung Quốc cắt giảm quân số, giáo sư Su Hao của Đại học Ngoại giao Bắc Kinh nhận xét: "Tuyên bố về việc cắt giảm lực lượng vũ trang đã vang lên tại cuộc duyệt binh, điều đó cho thấy ước vọng hòa bình của Trung Quốc.  Không có gì bí mật là ngày nay trong dư luận, đặc biệt dư luận phương Tây, đã hình thành lý thuyết về ‘mối đe dọa Trung Quốc’. Dường như  tốc độ tăng trưởng cao và quy mô phát triển quân đội Trung Quốc là một mối đe dọa cho cộng đồng thế giới. Do đó, các quốc gia láng giềng với Trung Quốc, cũng như Mỹ và các nước phương Tây khác, mất lòng tin với Trung Quốc”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.