Ngã ngửa nhan sắc thật của cung tần mỹ nữ Trung Quốc xưa

Cung tần mỹ nữ Trung Quốc được tái hiện kiều diễm và xinh đẹp trên màn ảnh nhỏ.

Ngã ngửa nhan sắc thật của cung tần mỹ nữ Trung Quốc xưa
Dòng phim cổ trang đã góp công lớp trong việc đưa truyền hình Hoa ngữ lên vị trí “đại gia” của làng phim châu Á. Song, nếu chỉ qua những thước phim truyền hình đề tài hậu cung để đánh giá về hình ảnh thực tế các cung tần mỹ nữ thì có phần không được đúng đắn cho lắm. Bởi giữa phim ảnh và đời sống luôn có khoảng cách khá xa.
Trong phim, đền đài, cung điện, ngay cả cái... ghế ngồi cũng đẹp mỹ mãn, cái gì cũng nguy nga tráng lệ, nhất là dàn phi tần, công chúa thì đẹp như mơ. Nhưng sự thật thì nhan sắc mỹ nữ Trung Quốc không được tuyệt vời như thế:
Nga ngua nhan sac that cua cung tan my nu Trung Quoc xua
Ảnh một cô công chúa sau khi sinh con. 
Ta có thể lấy hình tượng Thục phi Văn Tú - phi tần của vua Phổ Nghi (vị hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa) làm ví dụ cụ thể. Trong bộ phim Mạt Đại hoàng phi, Văn Tú được miêu tả là một cô gái thông minh, xinh đẹp, sắc nước hương trời, nhưng theo những bức ảnh tư liệu còn để lại thì bà còn... kém mức đẹp một khoảng cách khá xa.
Nga ngua nhan sac that cua cung tan my nu Trung Quoc xua-Hinh-2
Thục phi Văn Tú trong phim và ngoài đời thật. 
Nga ngua nhan sac that cua cung tan my nu Trung Quoc xua-Hinh-3
Uyển Dung - vị hoàng hậu cuối cùng của nhà Thanh cũng không xinh đẹp lộng lẫy như phim. 
Điều đáng chú ý là Văn Tú được chính hoàng đế chọn lựa từ tranh được gửi đến để làm hoàng hậu. Tuy nhiên, do những thế lực khác trong cung mà cô chỉ được làm vợ lẽ, phong là Thục phi. Bà xuất thân từ một gia đình quý tộc sa sút, do muốn lấy lại vinh quang xưa mà được gả cho vua Phổ Nghi lúc chỉ 14 tuổi.
Sự chênh lệch giữa phim ảnh và hiện thực trên phần nào có thể được giải thích bằng quan niệm khác biệt về cái đẹp thời xưa và ngày nay. Dương Quý Phi - một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc không mang vẻ đẹp "thanh mảnh" như những mỹ nữ hiện đại.
Theo sử sách vào thời Đường, phụ nữ được cho là đẹp, hấp dẫn thì phải tròn trịa, mập mạp. Ta cũng nhận thấy điều này phần nào thông qua những bức tranh miêu tả lại hình ảnh của Dương Quý Phi thường là với khuôn mặt tròn và nước da trắng bóc.
Võ Tắc Thiên - người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Trung hoa cũng nổi tiếng bởi vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” khiến không chỉ hoàng đế mà cả thái tử cũng phải xiêu lòng lập bà thành phi. Tuy nhiên ít người biết rằng, theo sử sách ghi lại thì Võ Mị Nương từ nhỏ đã “mặt vuông trán rộng, béo phục phịch, đôi mắt phụng dài, có tướng đế vương”.
Nga ngua nhan sac that cua cung tan my nu Trung Quoc xua-Hinh-4
Từ Hy thái hậu cũng không phải là người sở hữu vẻ đẹp không tuổi như lời đồn đại. 
Từ Hy thái hậu – người đàn bà nổi tiếng chốn hậu cung với những bí kíp sở hữu “vẻ đẹp không tuổi”. Bà được ca tụng là người giữ được nét đẹp của tuổi đôi mươi khi đã ngoài... thất thập. Từ Hy thái hậu được miêu tả là có “làn da trắng mịn, tươi tắn và mềm mại như da thiếu nữ” cùng với “khuôn mặt sáng đẹp và trẻ trung”. Vậy mà những bức ảnh chụp bà lại khiến nhiều người... "ngã ngửa".
Điện ảnh Trung Quốc có lẽ đã “nói quá” lên phần nào sắc đẹp của những “tuyệt sắc giai nhân” trong sử sách, tuy nhiên, không thể chối cãi, chính điều này lại làm nên sức hấp dẫn của những bộ phim cổ trang của đất nước này.

Kết cục lụy tình của 12 mỹ nữ Trung Quốc

Mỹ nữ Trung Quốc Bộ Phi Yên có thể bỏ trốn nhưng cô đã không làm như vậy, cô đã cố ý dùng cái chết để chuộc lại tội lỗi của mình…

Kết cục lụy tình của 12 mỹ nữ Trung Quốc

Hồng Phất

Hồng Phất vốn tên thật là Trương Xuất Trần, mỹ nữ Trung Quốc này vốn một con hát trong nhà quyền thần triều Tùy là Dương Tố. Chuyện kể rằng, khi đó, Dương Tố đang nắm đại quyền trong triều đình vì thế, mỗi ngày, những người tới thăm hỏi họ Dương để tìm cơ hội thăng tiến nhiều vô số. Một hôm, một người mặc áo vải tới gặp Dương Tố để bàn chuyện đại cục thiên hạ.

Ket cuc luy tinh cua 12 my nu Trung Quoc
 Hồng Phất.

Hồng Phất đã không nhìn nhầm người. Lý Tịnh quả thực là một anh tài trăm năm khó gặp. Sau khi cùng Hồng Phất chạy khỏi thành Trường An, Lý Tịnh đầu quân cho cho cha con Lý Uyên và trở thành một danh tướng hàng đầu của đội quân nhà họ Lý, lật đổ triều Tùy và lập nên triều Đại Đường, một trong những triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử Trung Quốc.Hồng Phất sau đó hỏi thăm mới biết rằng, người thanh niên này tên là Lý Tịnh, sống trong một quán trọ ở Trường An. Vì thế, ngay trong đêm hôm đó, Hồng Phất đã trốn khỏi nhà Dương Tố tìm tới nơi ở của Lý Tịnh bày tỏ tình cảm đồng thời mong muốn được cùng Lý Tịnh đi đến nơi góc bể chân trời.

So với đại đa phần những mỹ nữ khác, Hồng Phất có kết cục tương đối “có hậu”.

Bộ Phi Yên

Cô gái họ Bộ không chỉ xinh đẹp mà còn rất giỏi âm luật, tinh thông đàn tì bà, thổi sáo cũng là tay đệ nhất, có thể nói là một nữ nghệ sĩ tài, sắc đủ cả. Tuy nhiên, cũng như nhiều cô gái khác, Bộ Phi Yên theo sự sắp đặt của cha mẹ, gả về nhà Vũ Công Nghiệp, một võ tướng ở Hà Nam. Bi kịch cũng bắt đầu từ đây.

Ket cuc luy tinh cua 12 my nu Trung Quoc-Hinh-2
 Bộ Phi Yến.

Họ Võ vốn là con nhà võ tướng, tính tình nóng nảy, thô lậu, về căn bản không thể hiểu nổi một tâm hồn nhạy cảm như mỹ nhân Bộ Phi Yên. Chính vì thế, mặc dù là vợ chồng nhưng hai người không thể hiểu nhau. Bộ Phi Yên cũng vì thế mà dần rơi vào tình trạng cô độc, trầm uất. Cho tới một ngày, cô bị tiếng đọc sách ở nhà bên cạnh cuốn hút, bắc ghế trèo lên tường để xem và gặp Triệu Tượng. Triệu Tượng tuổi mới chỉ 20, tướng mạo anh tuấn, đang ở nhà ôn luyện sách vở.

Sau lần gặp đầu tiên, cả hai không thể quên được nhau. Triệu Tượng đã dùng một số tiền lớn mua chuộc người gác cổng nhà họ Võ, nhờ người này chuyển lời tỏ tình của mình đến Bộ Phi Yên. Sau đó, thông qua người hầu của mình, Bộ Phi Yên và Triệu Tượng thư qua thư lại trao đổi tình cảm.

Cuối cùng, cơ hội cũng đã tới khi Võ Công Nghiệp có việc phải ở lại nơi làm việc. Triệu Tượng đã vượt tường sang gặp tình nhân. Tuy nhiên, cây kim trong bọc lâu ngày cung lòi ra, chuyện tình cảm giữa Triệu Tượng và Bộ Phi Yên cuối cùng cũng truyền tới tai Võ Công Nghiệp.

Sau khi đã có bằng chứng chắc chắn, Võ Công Nghiệp xông thẳng vào phòng Bộ Phi Yên đúng lúc cô đang trang điểm đợi Triệu Tượng. Biết mọi chuyện đã bại lộ, Bộ Phi Yên điềm tĩnh nói rằng, mình không hề hối hận vì tình yêu với họ Triệu. Câu nói này trở thành giọt nước tràn ly. Trong cơn tức giận, Võ Công Nghiệp đã dùng roi ngựa đánh chết Bộ Phi Yên.

Thôi Tiểu Ngọc

Thôi Tiểu Ngọc là một ca nữ nổi tiếng sống vào thời nhà Đường. Năm đó, Thôi Tiểu Ngọc mới 16 tuổi nhưng lại rất thích Lý Ích và những bài thơ của họ Lý. Lý Ích vừa đỗ tiến sĩ, đang đợi bổ nhiệm quan tước. Cũng như rất nhiều người đàn ông khác, được một cô ca nữ xinh đẹp yêu thơ cũng như yêu cả con người mình thì Lý không có bất cứ lý do gì để từ chối. Do vậy, hai người đã có một thời gian mặn nồng bên nhau.

Ket cuc luy tinh cua 12 my nu Trung Quoc-Hinh-3
Thôi Tiểu Ngọc. 

Sau đó, mỹ nhân Thôi Tiểu Ngọc mắc bệnh nặng, nằm liệt giường, Lý Ích bắt đầu ngãng ra, tìm kiếm cô gái khác. Mọi người ở thành Trường An đều biết câu chuyện bạc tình bạc nghĩa của Lý Ích, cảm thấy rất bất bình. Một hiệp khách sau đó đã bắt Lý Ích đến trước cửa nhà Thôi Tiểu Ngọc nói chuyện phải trái. Thôi Tiểu Ngọc đang nằm liệt giường, cũng cố ngồi dậy, hắt chén rượu xuống trước mặt Lý Ích, ý rằng, bát nước đã đổ đi không thể thu lại được nữa. Sau đó, Thôi Tiểu Ngọc nói với Lý: Sau khi tôi chết đi, nhất định sẽ thành quỷ làm cho vợ con anh cả đời không sống yên lành.

Trước khi chết, cô đã nguyền rằng, mình dù có làm ma quỷ cũng sẽ trả thù để đòi lại công bằng. Chẳng ai có thể biết, cô gái họ Thôi có được toại nguyện hay không, song có một điều chắc chắn rằng, thái độ đó của cô là một sự phản kháng đối với người đàn ông bạc bẽo và cả chế độ nam quyền đã khiến hàng ngàn người phụ nữ như cô phải chịu đau khổ.

(Còn nữa)

Sở thích “quái gở” về mỹ nhân của các Hoàng đế Trung Hoa

Mỗi một thời đại sẽ có tiêu chí đánh giá nhan sắc khác nhau, vậy, thời Trung Quốc cổ đại tiêu chuẩn mỹ nhân có gì khác xã hội hiện đại ngày nay?

Sở thích “quái gở” về mỹ nhân của các Hoàng đế Trung Hoa
Đứng đầu trong tiêu chuẩn mỹ nhân theo quan niệm truyền thống của xã hội Trung Quốc xưa chính là vẻ đẹp về dung mạo. Trước triều Hán, mọi người chỉ chú trọng đến tiêu chuẩn trên gương mặt để đánh giá vẻ đẹp của mỹ nhân. Đến thời Ngụy Tấn bắt đầu chú trọng đến cả cách trang điểm.

Giải mã “gây sốc” điều kiện để trở thành mỹ nhân của vua TQ

Để trở thành “mỹ nhân của vua”, họ phải nỗ lực hết mình và trải qua những vòng tuyển chọn hết sức nghiêm ngặt trong suốt thời gian dài.

Giải mã “gây sốc” điều kiện để trở thành mỹ nhân của vua TQ
Quá trình tuyển lựa mỹ nữ nghiêm ngặt

Đọc nhiều nhất

Tin mới