Nga nghiên cứu trí tuệ nhân tạo điều khiển chiến đấu

(Kiến Thức) - Hệ thống robot hóa điều hành chiến đấu sẽ được trang bị hệ thống radar, UAV, súng cối, tên lửa, pháo…

Nga nghiên cứu trí tuệ nhân tạo điều khiển chiến đấu
Tập đoàn Sozvezdiye (Chòm sao) sẽ nghiên cứu tạo ra hệ thống robot hoá điều hành chiến đấu. Hệ thống này được trang bị máy bay không người lái, các súng cối và tổ hợp phòng không tự động hoá.
Theo tài liệu do Bộ Công thương Nga soạn thảo, công trình nghiên cứu này được tiến hành nhằm giảm sự tụt hậu so với các nước phương Tây trong lĩnh vực robot hoá quân đội. Đến năm 2015, xí nghiệp ở Voronezh sẽ phải đưa ra mô hình hoạt động được của hệ thống và tiến hành thử nghiệm nó.
Nguyên lý của mô hình điều khiển chiến đấu tự động hoá được xây dựng trong khuôn khổ công trình thiết kế thử nghiệm (OKR) Rana sẽ dựa trên việc sử dụng các mạng thần kinh và siêu máy tính mô phỏng việc ra quyết định về tiến hành trận đánh.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Tập đoàn Sozvezdiy có ý định giao cho trí tuệ nhân tạo tự đào tạo lấy mình trực tiếp điều khiển trang bị kỹ thuật này, song vấn đề về mức độ tự động hoá chỉ đạo trang bị kỹ thuật chiến đấu vẫn chưa được xác định rõ ràng đến cùng.
Cán bộ kỹ thuật của tập đoàn Sozvezdiye Iliya Vladimirov cho biết: “Mọi sự robot hoá đều loại trừ sự tham gia của con người vào quá trình điều hành, vấn đề là ở việc nó phải được sử dụng ở chỗ nào cần đến việc này trước tiên, cái gì phải làm và làm vì những mục tiêu gì. Sự tự động hoá tràn lan, cũng như robot hoá tràn lan là có hại, việc này phải là sử dụng có chủ đích cho những nhiệm vụ cụ thể và nhất thiết phảt đặt dưới sự giám sát của con người ở nơi mà sự hiện diện của con người là nguy hiểm cho tính mạng”.
Hệ thống điều hành bộ đội và vũ khí tự động hoá cấp chiến thuật RSUViO TZ sẽ bao gồm mọi thành tố của chiến thuật - từ trinh sát đến chiến đấu sát thương địch. Hệ thống sẽ có các cảm biến radar, địa chấn, quang học và âm thanh, các tổ hợp tên lửa và pháo phòng không, các hệ thống pháo phản lực bắn loạt, lựu pháo và súng cối, cũng như các phương tiện trợ chiến đảm bảo quân y và công binh.
“Tất cả các công việc này được tiến hành để phát triển công nghệ, những công nghệ đã có trong công nghiệp của đất nước. Kết quả phải nhận được mẫu khẳng định khả năng thực hiện công nghệ”, ông Iliya Vladimirov nói.
Sozvezdiye dự định hợp tác với công ty Radiozavod ở Penza. Cụ thể, các nhà khoa học muốn trang bị trí tuệ nhân tạo cho các khẩu đội súng cối tự động hoá 83t888-1.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Phó Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học của Radiozavod Aleksei Denisov thông báo: “Trong khuôn khổ làm việc với Sozvezdiye, chúng tôi đã có những đàm phán, họ đề nghị thực hiện các hệ thống của họ trên cơ sở sản phẩm của chúng tôi, chúng tôi sản xuất hàng loạt các khẩu đội súng cối. Nhưng tạm thời các đề nghị hiện thực chuyển sang các hệ thống mới chưa đến chỗ chúng tôi”.
Có kế hoạch sử dụng Rana ở các trận đánh trong thời gian 40-60 phút ở cấp lữ đoàn hay trung đoàn, hoặc 20-30 phút ở cấp tiểu đoàn hay đại đội. Cứ mỗi 5 phút hệ thống đánh giá lại thông tin về lực lượng và mục tiêu của địch cho chính xác, việc thực hiện mệnh lệnh chỉ 5 giây sau khi ra lệnh, việc chuẩn bị hoả lực ngoài kế hoạch chỉ được thực hiện trong không quá 3,5 giây. Cự ly hoạt động của Rana, theo các nhà thiết kế là 300km, thời gian hệ thống làm việc liên tục trong chế độ trực là 36 giờ.
Vị trí làm việc của các nhà điều hành tại các sở chỉ huy điều hành chiến đấu được hợp nhất vào mạng công tác theo các kênh thông tin có bảo mật dự kiến được bố trí trong các thùng chuyên chở bọc thép đặt trên khung bệ xe bánh lốp hoặc bánh xích.
Tại phòng khoa học quân sự Bộ Tư lệnh Lục quân, đại diện cho biết, hiện Nga chưa tạo ra được các hệ thống trí tuệ nhân tạo điều hành trang thiết bị chiến đấu.
Trưởng phòng khoa học quân sự Bộ Tư lệnh Lục quân Aleksandr Romanyuta nói: “Mọi người đều cố gắng làm cho được điều đó, nỗ lực đạt được kết quả cụ thể, nhưng nó sẽ thực sự như thế nào thì chỉ có thực tiễn mới chỉ ra được. Hiện điều này mới là thí nghiệm, còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Tạm thời chưa ai có được hệ thống làm việc thật, mọi việc vẫn dừng ở mức độ nghiên cứu và thí nghiệm”.
Công việc của OKR Rana phải được hoàn tất trước năm 2015 (kế hoạch cấp kinh phí kết thúc năm 2014), ngân sách liên bang cấp cho công trình này 95 triệu Rub.

Su-35S “độc cô cầu bại“?

Su-35S “độc cô cầu bại“?
Trong đợt thử nghiệm giai đoạn 1, Su-35S đã hoàn tất tốt đẹp các hạng mục kiểm tra. Tham gia vào đợt thử nghiệm này có 4 nguyên mẫu Su-35S, tất cả các máy bay này đã thực hiện trên 1000 lượt bay như kế hoạch thử nghiệm cơ bản đã vạch ra.

Ảnh cực đẹp “chim sắt” ở triển lãm vũ khí Nga

(Kiến Thức) - Các nhiếp ảnh gia Nga đã góp phần tạo nên bức ảnh tuyệt đẹp khi hàng đàn “chim sắt” thi nhau trình diễn màn bay đặc sắc nhất tại triển lãm MAKS 2013.

Ảnh cực đẹp “chim sắt” ở triển lãm vũ khí Nga
“Thợ săn đêm” Mi-28N – trực thăng chiến đấu hiện đại hàng đầu Không quân Nga.
 “Thợ săn đêm” Mi-28N – trực thăng chiến đấu hiện đại hàng đầu Không quân Nga.
 

Ngắm xe tăng – bọc thép “khủng” của Nga ở REA 2013

(Kiến Thức) - Cùng xem những hình ảnh xe tăng, xe chiến đấu bọc thép hiện đại, “hầm hố” được các công ty quốc phòng Nga đem tới triển lãm vũ khí ở Nizhny Tagil.

Ngắm xe tăng – bọc thép “khủng” của Nga ở REA 2013
Đây là triển lãm vũ khí Nga nên lẽ dĩ nhiên “hàng Nga” chiếm ưu thế lớn tại đây, trong khi vũ khí phương Tây chỉ chiếm số lượng rất nhỏ. Các loại vũ khí xuất hiện ở Nizhny Tagil chủ yếu là xe tăng, xe bọc thép, phương tiện cứu kéo, rà phá mìn và có thể có cả xe pháo – tên lửa phòng không.
 Đây là triển lãm vũ khí Nga nên lẽ dĩ nhiên “hàng Nga” chiếm ưu thế lớn tại đây, trong khi vũ khí phương Tây chỉ chiếm số lượng rất nhỏ. Các loại vũ khí xuất hiện ở Nizhny Tagil chủ yếu là xe tăng, xe bọc thép, phương tiện cứu kéo, rà phá mìn và có thể có cả xe pháo – tên lửa phòng không.
Trong ảnh là “họ hàng” nhà xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, T-90 nổi tiếng của Nga, được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Những chiếc T-72, T-90 đã đem lại ngôi vị “nhà xuất khẩu xe tăng số 1 thế giới” trong nhiều năm qua. Và dự tính tới năm 2016, nước Nga vẫn sẽ nắm giữ vị trí này với thị phần chiếm 50%.
 Trong ảnh là “họ hàng” nhà xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, T-90 nổi tiếng của Nga, được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Những chiếc T-72, T-90 đã đem lại ngôi vị “nhà xuất khẩu xe tăng số 1 thế giới” trong nhiều năm qua. Và dự tính tới năm 2016, nước Nga vẫn sẽ nắm giữ vị trí này với thị phần chiếm 50%.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới