Nga nêu nghi phạm chính trong vụ tấn công cầu Crimea

Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã tiết lộ chi tiết về âm mưu tấn công cầu Crimea và nghi phạm đứng sau vụ việc.

Nga nêu nghi phạm chính trong vụ tấn công cầu Crimea
Theo đài RT (Nga), FSB đã cáo buộc Tổng cục Tình báo (GUR) thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine đứng sau vụ nổ làm hư hại cây cầu Crimea chiến lược hôm 8/10. Cơ quan này cũng chỉ ra rằng Tướng Kirill Budanov, Giám đốc cơ quan này, là người chủ mưu thực hiện vụ tấn công.
Nga neu nghi pham chinh trong vu tan cong cau Crimea
 Khói bốc lên từ đám cháy trên cầu Crimean ngày 8/10. Ảnh: Sputnik
FSB cho biết Nga đã xác định 12 người bị tình nghi là đồng phạm trong âm mưu này và đã bắt giữ 8 người trong số họ. Danh sách những người bị tạm giữ gồm 5 người Nga và 3 người nước ngoài, gồm cả cá nhân mang quốc tịch Ukraine và Armenia.
Theo cơ quan an ninh Nga, chất nổ trong vụ tấn công đến từ thành phố Odessa của Ukraine. Nó được ngụy trang dưới dạng cuộn bằng màng nhựa xây dựng, được vận chuyển trên các pallet và nặng 22.770 kg. Các nhà điều tra nói rằng các chuyến hàng rời Odessa vào tháng 8 và đi qua Ruse, Bulgaria, đến Poti ở Georgia. Sau đó, nó được chuyển đến Armenia, quốc gia có hiệp định thương mại tự do và chế độ hải quan nới lỏng với Nga. Sau đó, lô hàng được nhập khẩu vào Nga thông qua Gruzia vào ngày 4/10.
Một công dân Ukraine khác và 5 người Nga đã chuẩn bị tài liệu cho một công ty không tồn tại ở Crimea để nhận chất nổ này. Tuy nhiên, giấy tờ này chỉ là bộ tài liệu mới nhất được sử dụng để che giấu hoạt động vận chuyển lô hàng. FSB cũng tiết lộ nhân viên của GUR - được xác định là “Ivan Ivanovich” - đã kiểm soát tiến độ của lô hàng. Người này sử dụng một số điện thoại “ảo” ẩn danh để liên lạc và một số điện thoại di động thông thường thứ 2 để liên hệ với công dân Ukraine.
“Cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành. Tất cả những tổ chức và đồng phạm phạm tội, kể cả công dân nước ngoài, sẽ phải chịu trách nhiệm”, cơ quan an ninh Nga tuyên bố.
Bình luận về báo cáo trên, phát ngôn viên của tình báo quân đội Ukraine cho rằng FSB là một “tổ chức giả mạo” và báo cáo này không đáng bình luận.
Vụ đánh bom xe trên cầu Crimea đã khiến ít nhất 12 người thiệt mạng, trong đó có cả tài xế xe tải. Vụ nổ cũng đã gây hư hại một đoạn cầu và làm cháy các bồn chứa dầu trên tuyến đường sắt song song.
Kiev chưa chính thức nhận trách nhiệm về vụ nổ trên cầu Crimea.
Về phần mình, Nga đã tiến hành hàng loạt cuộc không kích nhằm đáp trả vụ tấn công cầu Crimea và các âm mưu khác của Ukraine nhằm vào cơ sở hạ tầng của nước này. Hàng chục tên lửa Nga đã nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Ukraine. Ngày 11/10, Kiev báo cáo 23 người thiệt mạng và trên 100 người bị thương trong các vụ tấn công trên.

Ukraine chuẩn bị chiến lược lấy lại Bán đảo Crimea

Thư ký báo chí của Tổng thống Ukraine cho biết, Tổng thống Zelensky sẽ thảo luận về chiến lược lấy lại Bán đảo Crimea, vốn được sáp nhập vào Nga năm 2014, với các quan chức cấp cao của EU và NATO trong chuyến thăm Brussels.

Ukraine chuẩn bị chiến lược lấy lại Bán đảo Crimea
Phát biểu trên kênh truyền hình “1 + 1”, thư ký báo chí của Tổng thống Ukraine, Yulia Mendel cho biết, Tổng thống Zelensky sẽ thảo luận về chiến lược lấy lại Bán đảo Crimea, vốn được sáp nhập vào Nga năm 2014, với các quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) và NATO trong chuyến thăm Brussels.
Bà Yulia Mendel nói: "Đừng nghĩ rằng chính quyền Ukraine đã quên Bán đảo Crimea. Các cuộc tham vấn đang được tiến hành thường xuyên. Khi xác định được một quyết định nào đó, nó sẽ được đưa ra. Chính quyền Ukraine muốn minh bạch. Ngày 4/6 chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Ukraine tới châu Âu sẽ được thực hiện, và vấn đề bán đảo Crimea cũng sẽ được nêu ra với các quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu và NATO”.

Vụ nổ bí ẩn khiến Nga phải rút bớt máy bay khỏi Crimea?

Bộ Trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết, vụ nổ bí ẩn xảy ra tại Crimea cách đây ít ngày, đã buộc Nga phải rút bớt tiêm kích và trực thăng khỏi căn cứ không quân trên bán đảo này.

Vụ nổ bí ẩn khiến Nga phải rút bớt máy bay khỏi Crimea?
Tờ Newsweek dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết, loạt vụ nổ trên đảo Crimea đã buộc Nga phải rút bớt các tiêm kích và trực thăng tại căn cứ không quân trên bán đảo này về nước.
Theo tờ Newsweek, một loạt những vụ nổ lớn dẫn tới hỏa hoạn đã xảy ra cách đây ít ngày tại Crimea. Hôm thứ tư vừa rồi, chính quyền Ukraine cho biết, ít nhất đã có 24 máy bay chiến đấu cùng 14 trực thăng các loại, được Nga rút bớt khỏi bán đảo Crimea.

2 trung đoàn S-400 ở Crimea làm gì khi sân bay Saki bị tấn công?

Dù có 2 trung đoàn tên lửa phòng không S-400 trực chiến ở bán đảo Crimea, nhưng sân bay quân sự lớn nhất của Quân đội Nga ở bán đảo Crimea vẫn bị tấn công.

2 trung đoàn S-400 ở Crimea làm gì khi sân bay Saki bị tấn công?
2 trung doan S-400 o Crimea lam gi khi san bay Saki bi tan cong?
Ảnh:  Gần sân bay Saki là khu nghỉ mát bãi biển 

Viện nghiên cứu Chiến tranh Mỹ cho biết. nếu đứng trên bình diện quân sự đánh giá, việc để xảy ra cháy nổ sân bay quân sự của Nga là bất cẩn, chủ quan và có phần khinh địch.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.