Nga-Mỹ khẩu chiến dữ dội vì chiến dịch giải phóng Idlib
(Kiến Thức) - Trong bối cảnh hiện tại khi cả Nga và Mỹ đều tuyên bố sẵn sàng động binh khi một trong hai bên vượt qua giới hạn, thì Quân đội Syria đã bắt đầu chiến dịch giải phóng Idlib - thành trì cuối cùng của quân nổi dậy ở miền Bắc Syria.
Thiên An (Tổng hợp)
Cuối tháng 7/2018, sau những thắng lợi tại tỉnh Quneitra và Daraa, Quân đội Syria thông báo chuẩn bị mở chiến dịch quân sự quy mô lớn và được nhận định là vô cùng khốc liệt nhằm vào các nhóm phiến quân tại tỉnh Idlib.
Đây được dự đoán sẽ là những trận chiến khó khăn nhất trong suốt cuộc chiến đối với Quân đội Syria bởi các tay súng thánh chiến tại Idlib và Latakia đều được vũ trang đầy đủ và được huấn luyện bài bản. Ngoài ra, nhóm phiến quân ở Tây Nam Idlib và Bắc Latakia quy tụ nhiều chiến binh nước ngoài.
Và sau hơn một tháng chuẩn bị về nhân lực và vũ khí, Quân đội Syria, được sự hậu thuẫn của Nga, đã sẵn sàng phát động chiến dịch giải phóng Idlib. Al Masdar News dẫn nguồn tin sáng 4/9, các chiến đấu cơ của Không quân Syria xuất kích từ căn cứ ở tỉnh Latakia và Homs đã bắt đầu tiến hành không kích Idlib.
Tổng thống Trump (trái) và nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Ảnh: Fox News.
Chiều cùng ngày, Không quân Nga cũng khởi động chiến dịch ném bom lớn chưa từng có kể từ đầu năm tới nay nhằm vào tỉnh Idlib. Theo đó, ít nhất 10 chiến đấu cơ Sukhoi của Không quân Nga đã tiến hành hàng chục đợt không kích ở khu vực phía Nam và phía Tây tỉnh này, nhằm vào một loạt thị trấn hiện nằm dưới sự kiểm soát của nhóm liên minh thánh chiến Hay’at Tahrir Al-Sham (HTS) và các chiến binh Turkistan.
Đợt không kích mới này đánh dấu lần đầu tiên Không quân Syria trở lại tấn công Idlib kể từ sau dịp nghỉ lễ Eid Al-Adha.
Trong bối cảnh ngày Chính phủ Syria chính thức phát động chiến dịch giải phóng Idlib đang cận kề, hôm 3/9 vừa qua, Tổng thống Trump đã cảnh báo Tổng thống Syria Bashar al-Assad và các đồng minh không nên "liều lĩnh tấn công" tỉnh Idlib, đồng thời bày tỏ lo ngại rằng cuộc chiến này có nguy cơ dẫn đến thảm họa nhân đạo khi hàng trăm nghìn người có thể thiệt mạng.
Trước đó, ngày 31/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Washington coi bất cứ cuộc tấn công nào của Chính phủ Syria vào Idlib như một sự leo thang cuộc nội chiến tại Syria, và cảnh báo Washington sẽ đáp trả nếu Damascus tiến hành bất cứ vụ tấn công hóa học nào.
Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Syria điều lực lượng tiếp viện tới Idlib (Nguồn: Ruptly)
Đáp trả, Nga chỉ trích cảnh báo của Tổng thống Trump về việc không được tấn công Idlib - thành trì cuối cùng của phiến quân Syria. Điện Kremlin cho rằng sự hiện diện của phiến quân tại Idlib sẽ gây nguy hiểm cho quốc gia Trung Đông này.
"Việc cảnh báo mà không tính đến những trường hợp nguy hiểm và tiêu cực cho toàn bộ tình hình tại Syria có lẽ không phải cách tiếp cận toàn diện", Reuters dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 4/9.
Theo ông Peskov, sự hiện diện của các tay súng phiến quân tại Idlib đang làm suy yếu tiến trình hòa bình ở Syria, đồng thời gây nguy hiểm cho lực lượng Nga tại đây.
(Kiến Thức) - Hiện có chừng 350 em học sinh theo học tại ngôi trường giữa vùng chiến sự Syria ở tỉnh Idlib.
Hơn một năm trước, cư dân ở thị trấn al-Tamanah (Syria) đã cải tạo một trang trại nuôi gia cầm thành trường học. Hiện có khoảng 350 học sinh học từ lớp 1 - lớp 9 tại ngôi trường giữa vùng chiến sự Syria. Ảnh: Toàn cảnh bao quát của ngôi trường đặc biệt này ở thị trấn al-Tamanah, tỉnh Idlib.
Chiến sự Syria vẫn rực lửa trong những ngày ngừng bắn
(Kiến Thức) - Chiến sự Syria vẫn nóng lên từng ngày bất chấp đó là khoảng thời gian lệnh ngừng bắn trên toàn quốc có hiệu lực.
Cộng đồng quốc tế hi vọng rằng, lệnh ngừng bắn trên toàn quốc do Mỹ và Nga làm trung gian sẽ làm chiến sự Syria giảm nhiệt, từ đó mở ra lối thoát cho cuộc nội chiến này. Tuy nhiên, ở thực tế, tình hình lại hoàn toàn khác xa so với mong đợi. Nhiều cuộc không kích, giao chiến vẫn được ghi nhận.
(Kiến Thức) - Đập Tam Hiệp của Trung Quốc hiện là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện thông tin cho rằng đập này có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.
(Kiến Thức) - Với chiều cao 270 mét, Ô Đông Đức ở Trung Quốc là một trong những đập thủy điện cao nhất thế giới, thậm chí còn cao hơn cả đập Tam Hiệp (185 mét).
(Kiến Thức) - Trước sức ép lớn do mưa lũ kéo dài ở Trung Quốc, đập Tam Hiệp đã phải nhiều lần mở cửa xả lũ. Gần đây, đồn đoán rằng con đập này đang bị biến dạng lại khiến nhiều người lo lắng.
Hàng nghìn bình đựng tro cốt được chuyển tới các nhà tang lễ Vũ Hán và hàng dài người xếp hàng nhận tro cốt người thân làm dấy lên nghi ngờ về tính xác thực của số ca tử vong vì Covid-19 tại Trung Quốc, một tờ báo Anh đăng tải.
Số người tử vong trong vụ cháy rừng ở Los Angeles (Mỹ) đã tăng lên 24 giữa lúc điều kiện thời tiết khắc nghiệt khiến đám cháy dữ dội hơn trong ít nhất 3 ngày nữa.
Một người đàn ông mặc đồ lính cứu hỏa đã bị bắt quả tang đang đột nhập vào một ngôi nhà ở khu vực Malibu, Los Angeles (Mỹ), nơi cháy rừng đang hoành hành.
Nhiếp ảnh gia người Nga Natalia Ivanova đã ghi lại hình ảnh của những người phụ nữ ở nhiều khu vực trên thế giới để chứng minh rằng vẻ đẹp luôn hiện diện khắp mọi nơi.
Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Một nhân viên khách sạn người Tây Ban Nha đang phải đối mặt với án tù sau khi bị cáo buộc đổ thuốc tẩy vào đồ ăn bữa tối tự chọn của khách sạn để trả thù vì bị mất việc.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ hôm qua (10/1) đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California để giải quyết những tác động về sức khỏe từ cháy rừng ở Los Angeles.