Nga khôi phục tàu trinh sát có “1-0-2” SSV-33 Ural

(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Nga đang đặt hàng Rostatom khôi phục hoạt động tàu trinh sát chạy bằng năng lượng hạt nhân có “1-0-2” trên thế giới SSV-33 Ural.

Nga khôi phục tàu trinh sát có “1-0-2” SSV-33 Ural
Theo hãng tin Arms-Tass, Tổng công ty nhà nước Rosatom ngày 13/5 đã đăng tải trên website công ty đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga về việc khôi phục hoạt động của tàu trinh sát, đối kháng điện tử cỡ lớn SSV-33 Ural. Đây là lớp tàu trinh sát khổng lồ có một không hai trên thế giới từng hoạt động dưới thời Liên Xô. Dự kiến, người thắng cuộc gói thầu khôi phục tàu trinh sát lớp Ural sẽ được công bố vào ngày 9/7 tới.
Với tổng giá trị hợp đồng ước đạt 650 triệu rúp, Rosatom sẽ chia gói thầu khôi phục tàu Ural thành 3 bước và chiến hạm trinh sát cỡ lớn này sẽ được biên chế trở lại vào Hải quân Nga trong năm 2016. Toàn bộ quá trình khôi phục chiến hạm Ural sẽ được thực hiện tại Bolshoi Kamen, vùng Primorye, nơi con tàu đang được niêm cất.
Tàu trinh sát, phát hiện sớm tên lửa đạn đạo khổng lồ SSV-33 Ural.
 Tàu trinh sát, phát hiện sớm tên lửa đạn đạo khổng lồ SSV-33 Ural.
SSV-33 Ural thuộc lớp Project 1941 Titan được thiết kế để phát hiện sớm tên lửa đạn đạo Mỹ, NATO trong Chiến tranh Lạnh.
Kích thước của con tàu có thể so sánh với tàu tuần dương hạt nhân hạng nặng lớp Orlan của Liên Xô hay tàu sân bay của Hải quân Ấn Độ INS Vikramaditya. Con tàu khổng lồ này dài 265m (dài hơn tàu sân bay Pháp Charles de Gaulle 4 mét) và rộng 30m, lượng giãn nước gần 37.000 tấn.
Nhiệm vụ chính của lớp tàu trinh sát này là tổ chức trinh sát điện tử, đối kháng điện tử cấp hạm đội. Với các kênh liên kết thông tin với vệ tinh, hệ thống điện tử và radar trên tàu Ural cung cấp tham số về vị trí, phần từ bắn về đối phương cho các đơn vị tàu ngầm, tàu nổi của Liên Xô. Đây là yếu tố rất quan trọng trong học thuyết tác chiến phi đối xứng dùng tên lửa hành trình diệt hạm của Liên Xô để đối phó với các hạm đội tàu sân bay của Mỹ và đồng minh.
Để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ ở mọi nơi trên thế giới, dài ngày, Project 1941 Titan được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân KN-3 với 2 động cơ tuốc bin khí GT3A-688 giúp tàu đạt tầm bơi không giới hạn, tốc độ đạt được tới 21,6km/h.
Con tàu hiện ở trong tình trạng hết sức tồi tệ với các hệ thống điện tử đã bị phá hủy hoàn toàn do thời gian.
 Con tàu hiện ở trong tình trạng hết sức tồi tệ với các hệ thống điện tử đã bị phá hủy hoàn toàn do thời gian.
“Hỏa lực” chính của Project 1941 không phải là các hệ thống tên lửa diệt hạm cực mạnh hay pháo hạm hạng nặng mà là các hệ thống điện tử - hệ thống trinh sát vô tuyến Coral được phát triển bởi Viện thiết kế Vympel từ năm 1975.
Hệ thống Coral được cấu thành với bộ đôi siêu máy tính ES-1046 và Elbrus được thiết kế để theo dõi các vụ phóng tên lửa, xác định các loại tên lửa, phạm vi và địa điểm phóng cùng mục tiêu tọa độ, trọng lượng, tải trọng, thậm chí là cả thành phần của nhiên liệu tên lửa được sử dụng.
Theo thiết kế, hệ thống trinh sát phức tạp của tàu có thể xác định bất kỳ mục tiêu nào, theo dõi các kênh thông tin liên lạc, theo dõi vệ tinh và xác định các thông số kỹ thuật của bất kỳ tàu vũ trụ nào từ khoảng cách 1.500 km.

Tận mắt tàu, máy bay hiện đại của Cảnh sát biển Việt Nam

(Kiến Thức) - Cảnh sát biển Việt Nam được trang bị nhiều chủng loại tàu, máy bay hiện đại để làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ biển đảo tổ quốc.

Tận mắt tàu, máy bay hiện đại của Cảnh sát biển Việt Nam
Năm 1998, chính phủ quyết định thành lập lực lượng Cảnh sát biển để thực thi pháp luật trên biển. Từ đó tới nay, Cảnh sát biển được trang bị nhiều chủng loại tàu tuần tra thế hệ mới.
Năm 1998, chính phủ quyết định thành lập lực lượng Cảnh sát biển để thực thi pháp luật trên biển. Từ đó tới nay, Cảnh sát biển được trang bị nhiều chủng loại tàu tuần tra thế hệ mới.
Tàu tuần tra TT-120 (7 chiếc) có lượng giãn nước 120 tấn.
Tàu tuần tra TT-120 (7 chiếc) có lượng giãn nước 120 tấn.

Hé lộ chiến hạm “khủng” ngang tàu sân bay của Nga

Hé lộ chiến hạm “khủng” ngang tàu sân bay của Nga
Năm 1980, Hải quân Liên Xô tiếp nhận tuần dương hạm tên lửa đầu tiên thuộc lớp Kirov (proejct 1144 Orlan). Đây là chiếc tàu chiến lớn nhất, nặng nhất thế giới vào thời điểm đó, kích cỡ tương đương tàu sân bay hạng nhẹ. Ngày nay, Kirov vẫn giữ “ngôi vua” chiến hạm “khủng” nhất thế giới về kích cỡ và vũ khí trang bị.
Năm 1980, Hải quân Liên Xô tiếp nhận tuần dương hạm tên lửa đầu tiên thuộc lớp Kirov (proejct 1144 Orlan). Đây là chiếc tàu chiến lớn nhất, nặng nhất thế giới vào thời điểm đó, kích cỡ tương đương tàu sân bay hạng nhẹ. Ngày nay, Kirov vẫn giữ “ngôi vua” chiến hạm “khủng” nhất thế giới về kích cỡ và vũ khí trang bị.

Tuần dương hạm tên lửa lớp Kirov (project 1144 Orlan) có lượng giãn nước 28.000 tấn (toàn tải), dài 252m (tương đương tàu sân bay hạng nhẹ và tàu đổ bộ tấn công hiện đại), rộng 28,5m, mớn nước 9,1m. Tàu được vận hành bởi đội ngũ thủy thủ đoàn 710 người.
Tuần dương hạm tên lửa lớp Kirov (project 1144 Orlan) có lượng giãn nước 28.000 tấn (toàn tải), dài 252m (tương đương tàu sân bay hạng nhẹ và tàu đổ bộ tấn công hiện đại), rộng 28,5m, mớn nước 9,1m. Tàu được vận hành bởi đội ngũ thủy thủ đoàn 710 người.

Không chỉ là tàu chiến có kích cỡ lớn nhất, Kirov còn giữ ngôi vị là tàu chiến mặt nước chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới. Con tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân KN-3 cho phép đạt tầm hoạt động không giới hạn.
Không chỉ là tàu chiến có kích cỡ lớn nhất, Kirov còn giữ ngôi vị là tàu chiến mặt nước chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới. Con tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân KN-3 cho phép đạt tầm hoạt động không giới hạn.

Trong hơn 20 năm, nhà máy đóng tàu Baltic đã đóng được 4 tàu tuần dương Kirov. Do những khó khăn về kinh tế sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Hải quân Nga chỉ duy trì được 1 tàu tuần dương Kirov mang tên Pyotr Velikiy.
Trong hơn 20 năm, nhà máy đóng tàu Baltic đã đóng được 4 tàu tuần dương Kirov. Do những khó khăn về kinh tế sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Hải quân Nga chỉ duy trì được 1 tàu tuần dương Kirov mang tên Pyotr Velikiy.

Tuần dương hạm lớp Kirov trang bị hệ thống vũ khí mạnh nhất thế giới đủ sức tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên biển, trên không từ tầm gần tới tầm xa.
Tuần dương hạm lớp Kirov trang bị hệ thống vũ khí mạnh nhất thế giới đủ sức tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên biển, trên không từ tầm gần tới tầm xa.

Các hệ thống tên lửa chống tàu, phòng không đều được bố trí trong hệ thống ống phóng thẳng đứng đặt ở boong trước tàu. Trong ảnh là hệ thống ống phóng thẳng đứng chứa đạn tên lửa hành trình chống tàu P-700 Granit (20 quả), 96 tên lửa đối không tầm xa S-300F, 128 tên lửa đối không tầm trung 3K95 Kinzhal.
Các hệ thống tên lửa chống tàu, phòng không đều được bố trí trong hệ thống ống phóng thẳng đứng đặt ở boong trước tàu. Trong ảnh là hệ thống ống phóng thẳng đứng chứa đạn tên lửa hành trình chống tàu P-700 Granit (20 quả), 96 tên lửa đối không tầm xa S-300F, 128 tên lửa đối không tầm trung 3K95 Kinzhal.

Tên lửa hành trình tầm xa P-700 Granit có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 600km, mang đầu đạn thuốc nổ thường 750kg hoặc đầu đạn hạt nhân 500 kiloton.
Tên lửa hành trình tầm xa P-700 Granit có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 600km, mang đầu đạn thuốc nổ thường 750kg hoặc đầu đạn hạt nhân 500 kiloton.

Tên lửa hành trình chống tàu tầm xa tốc độ vượt âm P-700 Granit được xem là một trong những “sát thủ diệt tàu sân bay” mạnh nhất của Nga. Trong ảnh là tàu tuần dương Kirov phóng tên lửa P-700 Granit.
Tên lửa hành trình chống tàu tầm xa tốc độ vượt âm P-700 Granit được xem là một trong những “sát thủ diệt tàu sân bay” mạnh nhất của Nga. Trong ảnh là tàu tuần dương Kirov phóng tên lửa P-700 Granit.

Trong ảnh là tàu tuần dương Kirov phóng tên lửa đối không tầm trung 3K95 Kinzhal, có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm 45km.
Trong ảnh là tàu tuần dương Kirov phóng tên lửa đối không tầm trung 3K95 Kinzhal, có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm 45km. 

Trong ảnh là hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp CADS-N-1 Kashtan (6 bệ) dùng để tấn công tiêu diệt mục tiêu tầm gần. Đảm nhiệm lưới phòng thủ cuối cùng trên tàu Kirov còn có hệ thống tên lửa OSA-MA (44 đạn) và 8 tháp pháo AK-630.
Trong ảnh là hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp CADS-N-1 Kashtan (6 bệ) dùng để tấn công tiêu diệt mục tiêu tầm gần. Đảm nhiệm lưới phòng thủ cuối cùng trên tàu Kirov còn có hệ thống tên lửa OSA-MA (44 đạn) và 8 tháp pháo AK-630.

Boong đuôi tàu còn trang bị sân đỗ trực thăng và nhà chứa đáp ứng yêu cầu hoạt động của 3 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27/28.
Boong đuôi tàu còn trang bị sân đỗ trực thăng và nhà chứa đáp ứng yêu cầu hoạt động của 3 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27/28.

Nhắc đến vũ khí săn ngầm, Kirov có thể coi là “cơn ác mộng” với bất kỳ hạm đội tàu ngầm nào trên thế giới. Trên tàu Kirov trang bị: 1 bệ rocket săn ngầm RBU-1000 cỡ 305mm, 2 bệ RBU-12000 cỡ 254mm, 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm (bắn ngư lôi Type 53 hoặc tên lửa chống ngầm RPK-2).
Nhắc đến vũ khí săn ngầm, Kirov có thể coi là “cơn ác mộng” với bất kỳ hạm đội tàu ngầm nào trên thế giới. Trên tàu Kirov trang bị: 1 bệ rocket săn ngầm RBU-1000 cỡ 305mm, 2 bệ RBU-12000 cỡ 254mm, 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm (bắn ngư lôi Type 53 hoặc tên lửa chống ngầm RPK-2).

Nhằm khôi phục sức mạnh hải quân đã bị suy giảm nhiều so với Mỹ, nước Nga đã lên kế hoạch tái trang bị tuần dương hạm Kirov mang tên Admiral Nakhimov cho hải quân.
Nhằm khôi phục sức mạnh hải quân đã bị suy giảm nhiều so với Mỹ, nước Nga đã lên kế hoạch tái trang bị tuần dương hạm Kirov mang tên Admiral Nakhimov cho hải quân.

Dự kiến, từ năm 2017 Hải quân Nga sẽ chính thức có trong biên chế 2 tuần dương hạm “khủng” nhất thế giới lớp Kirov 1144 Orlan.
Dự kiến, từ năm 2017 Hải quân Nga sẽ chính thức có trong biên chế 2 tuần dương hạm “khủng” nhất thế giới lớp Kirov 1144 Orlan.

Kỷ lục của máy bay ném bom Tu-95MS không kích IS

(Kiến Thức) - Ít ai biết rằng máy bay ném bom Tu-95MS được triển khai không kích phiến quân IS hiện nắm giữ nhiều kỷ lục hàng không.

Kỷ lục của máy bay ném bom Tu-95MS không kích IS
Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS
Tu-95 là loại máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt do Cục thiết kế Tupolev nghiên cứu thiết kế từ những năm 1950 trang bị cho Không quân Liên Xô. Tới ngày nay, trải qua khoảng 70 năm phục vụ, loại máy bay này vẫn đang tiếp tục hoạt động rộng rãi trong Không quân Nga. Với kỷ lục đó, Tu-95 được xem là máy bay ném bom chiến lược cánh quạt duy nhất còn chiến đấu.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-2
Tuy người ta thường ví máy bay cánh quạt như "bà già" nhưng với Tu-95 đó có lẽ là "bà già lực sĩ" với khả năng mang tải lớn, sức tấn công hủy diệt mạnh mẽ, tốc độ cao.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-3
Máy bay ném bom Tu-95 dài 49,5m, sải cánh 51,1m, cao 12,12m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 188 tấn - được xem là máy bay chiến đấu động cơ cánh quạt lớn nhất thế giới hiện nay.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-4
Để bốc cả con "quái vật" 188 tấn này lên không trung, Tupolev thiết kế 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Kuznetsov NK-12M.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-5
Loại động cơ tuốc bin cánh quạt này cũng thiết kế khá đặc biệt với 2 cánh quạt chồng lên nhau, quay ngược chiều nhau.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-6
Với động cơ này, Tu-95 có khả năng đạt tốc độ tới 925km/h, biến nó trở thành máy bay cánh quạt có tốc độ nhanh nhất thế giới.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-7
Tu-95 có tầm bay lên đến 15.000 km không cần tiếp liệu giúp cho nó có thể vươn tới những mục tiêu chiến lược ở Mỹ.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-8
Tu-95 có khả năng đạt trần bay (độ cao) lên tới 12.000m.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-9
Cận cảnh động cơ tuốc binh cánh quạt với 2 cánh quạt quay ngược chiều nhau trên chiếc Tu-95.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-10
Buồng lái Tu-95 với những thiết bị điều khiển nhìn khá đơn giản, không quá tinh vi. Để điều khiển "bà già" này cần tới phi hành đoàn 7 người gồm: 2 phi công, một pháo thủ và 4 sĩ quan (định vị, ném bom...).

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-11
Máy bay ném bom Tu-95 có khả năng mang 15 tấn vũ khí trong khoang thân và trên cánh.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-12
Khoang trong thân máy bay thiết kế mang các loại bom thông thường và kể cả bom hạt nhân. Trong lịch sử hoạt động, Tu-95 là chiếc máy bay đã ném quả bom hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử nhân loại Tsar Bomba vào năm 1961.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-13
Sau nhiều cải tiến nâng cấp, Tu-95 có khả năng phóng tên lửa hành trình đối đất Kh-555 và Kh-101 có tầm phóng 2.500-500km.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-14
Ở đuôi máy bay thiết kế với tháp pháo 23mm tự động để phòng vệ chống máy bay tiêm kích.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-15
Hiện nay, Không quân Nga biên chế 63 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS (biến thể nâng cấp) trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Tu-95 được dự tính tiếp tục hoạt động trong Không quân Nga ít nhất tới năm 2040. Khi đó, nó chắc chắn lại được ghi nhận thêm một kỷ lục nữa về thời gian hoạt động tới gần một thế kỷ.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.