Nga duyệt binh kỷ niệm 77 năm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại

Nga duyệt binh kỷ niệm 77 năm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại

(Kiến Thức) - Ngày 7/11/1941, hàng chục vạn binh lính Hồng quân Liên Xô đã duyệt binh qua Quảng Trường Đỏ kỷ niệm 24 năm Cách Mạng Tháng 10 thành công và tiến thẳng ra chiến trường, khi quân Đức còn cách Moscow chỉ 30km.

Trong ngày 7/11, tại thủ đô Moscow, Nga đã diễn ra một loạt các hoạt động kỷ niệm 77 năm ngày diễn ra Cuộc duyệt binh huyền thoại năm 1941. Cuộc duyệt binh năm xưa vào ngày 7/11/1941 đã ghi vào trang sử hào hùng của Liên Xô bởi ý nghĩa tinh thần to lớn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc sẵn sàng xả thân trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
Trong ngày 7/11, tại thủ đô Moscow, Nga đã diễn ra một loạt các hoạt động kỷ niệm 77 năm ngày diễn ra Cuộc duyệt binh huyền thoại năm 1941. Cuộc duyệt binh năm xưa vào ngày 7/11/1941 đã ghi vào trang sử hào hùng của Liên Xô bởi ý nghĩa tinh thần to lớn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc sẵn sàng xả thân trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
Tham dự buổi duyệt binh có lãnh đạo thành phố Moscow các cựu chiến binh tham gia cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, các cựu chiến binh từng tham gia cuộc duyệt binh huyền thoại 77 năm về trước và các cựu chiến binh tham gia cuộc duyệt binh mừng chiến thắng năm 1945, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội và đông đảo người dân thủ đô nước Nga.
Tham dự buổi duyệt binh có lãnh đạo thành phố Moscow các cựu chiến binh tham gia cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, các cựu chiến binh từng tham gia cuộc duyệt binh huyền thoại 77 năm về trước và các cựu chiến binh tham gia cuộc duyệt binh mừng chiến thắng năm 1945, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội và đông đảo người dân thủ đô nước Nga.
Kể từ khi Liên Xô tan rã, ngày 7/11 hàng năm đã không còn là ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng 10 thành công mà thay vào đó, đây lại trở thành ngày kỷ niệm cuộc duyệt binh lịch sử của  Hồng quân Liên Xô năm 1941. Nguồn ảnh: TASS.
Kể từ khi Liên Xô tan rã, ngày 7/11 hàng năm đã không còn là ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng 10 thành công mà thay vào đó, đây lại trở thành ngày kỷ niệm cuộc duyệt binh lịch sử của Hồng quân Liên Xô năm 1941. Nguồn ảnh: TASS.
Ngày 7/11/1941, khi quân Đức quốc xã đã tiến sát tới Thủ đô Moscow của Liên bang Xô Viết, thậm chí Quảng trường Đỏ đã nằm trong tầm ống nhòm của một nhóm lính trinh sát pháo binh Đức thì người Liên Xô đã có buổi lễ kỷ niệm 24 năm ngày Cách mạng Tháng 10 Nga hết sức đặc biệt. Nguồn ảnh: TASS.
Ngày 7/11/1941, khi quân Đức quốc xã đã tiến sát tới Thủ đô Moscow của Liên bang Xô Viết, thậm chí Quảng trường Đỏ đã nằm trong tầm ống nhòm của một nhóm lính trinh sát pháo binh Đức thì người Liên Xô đã có buổi lễ kỷ niệm 24 năm ngày Cách mạng Tháng 10 Nga hết sức đặc biệt. Nguồn ảnh: TASS.
Cuộc duyệt binh lịch sử diễn ra vào buổi sáng ngày 7/11/1941. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Joseph Stalin đã đọc diễn văn trước hàng vạn binh lính đang duyệt binh qua Quảng Trường Đỏ để tiến thẳng ra chiến trường lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: TASS.
Cuộc duyệt binh lịch sử diễn ra vào buổi sáng ngày 7/11/1941. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Joseph Stalin đã đọc diễn văn trước hàng vạn binh lính đang duyệt binh qua Quảng Trường Đỏ để tiến thẳng ra chiến trường lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: TASS.
Dẫn đầu đoàn duyệt binh ngày 7/11/1941 là Đại tướng Pavel Artemyev trên lưng ngựa. Ngay phái sau ông là các đoàn quân hừng hực khí thế tiến ra chiến trường dù phần lớn trong số họ đều là học viên các trường sĩ quan và... chưa tốt nghiệp. Nguồn ảnh: TASS.
Dẫn đầu đoàn duyệt binh ngày 7/11/1941 là Đại tướng Pavel Artemyev trên lưng ngựa. Ngay phái sau ông là các đoàn quân hừng hực khí thế tiến ra chiến trường dù phần lớn trong số họ đều là học viên các trường sĩ quan và... chưa tốt nghiệp. Nguồn ảnh: TASS.
Theo đó, khối quân nhạc thuộc Trường Âm nhạc Quân sự Moscow dẫn đầu, tiếp đến là lực lượng thuộc Trường Pháo binh Moscow cùng với Trung đoàn hỗn hợp bao gồm Lữ đoàn Thuỷ quân Lục chiến số 335 cùng Bộ tư lệnh Hải quân Moscow. Nguồn ảnh: TASS.
Theo đó, khối quân nhạc thuộc Trường Âm nhạc Quân sự Moscow dẫn đầu, tiếp đến là lực lượng thuộc Trường Pháo binh Moscow cùng với Trung đoàn hỗn hợp bao gồm Lữ đoàn Thuỷ quân Lục chiến số 335 cùng Bộ tư lệnh Hải quân Moscow. Nguồn ảnh: TASS.
Sư đoàn Bộ binh Súng trường 332 tiếp ngay sau cùng Sư đoàn Phản ứng nhanh chuyên được sử dụng để bảo vệ an ninh nội địa Moscow cũng được trưng dụng để tung ra chiến trường. Theo ngay sau Sư đoàn phản ứng nhanh là một đơn vị NKVD hay Dân uỷ Nội vụ của Moscow. Nguồn ảnh: TASS.
Sư đoàn Bộ binh Súng trường 332 tiếp ngay sau cùng Sư đoàn Phản ứng nhanh chuyên được sử dụng để bảo vệ an ninh nội địa Moscow cũng được trưng dụng để tung ra chiến trường. Theo ngay sau Sư đoàn phản ứng nhanh là một đơn vị NKVD hay Dân uỷ Nội vụ của Moscow. Nguồn ảnh: TASS.
Tiếp theo đó là Sư đoàn Súng trường số 2 - thực chất bao gồm toàn lính dân quân, được huấn luyện khẩn cấp để phục vụ nhu cầu trên chiến trường. Nguồn ảnh: TASS.
Tiếp theo đó là Sư đoàn Súng trường số 2 - thực chất bao gồm toàn lính dân quân, được huấn luyện khẩn cấp để phục vụ nhu cầu trên chiến trường. Nguồn ảnh: TASS.
Tiếp đến là một Tiểu đoàn thuộc Hội đồng Quân khu Moscow, một Trung đoàn (thực chất chỉ do hai Tiểu đoàn hợp thành) thuộc Trường Đại học Huấn luyện Quân sự và cuối cùng là một Trung đoàn Cựu binh Vệ binh Đỏ. Nguồn ảnh: Sputnik.
Tiếp đến là một Tiểu đoàn thuộc Hội đồng Quân khu Moscow, một Trung đoàn (thực chất chỉ do hai Tiểu đoàn hợp thành) thuộc Trường Đại học Huấn luyện Quân sự và cuối cùng là một Trung đoàn Cựu binh Vệ binh Đỏ. Nguồn ảnh: Sputnik.
Những đơn vị này sau đó đã tiến thẳng ra trận địa, khi đó cách Quảng Trường Đỏ chỉ khoảng 40 km theo đường chim bay, quyết tử chiến đấu để bảo vệ thành trì cuối cùng của Liên Xô vĩ đại. Nguồn ảnh: Sputnik.
Những đơn vị này sau đó đã tiến thẳng ra trận địa, khi đó cách Quảng Trường Đỏ chỉ khoảng 40 km theo đường chim bay, quyết tử chiến đấu để bảo vệ thành trì cuối cùng của Liên Xô vĩ đại. Nguồn ảnh: Sputnik.
Kết quả của cuộc chiến như chúng ta đã biết, Hồng quân Liên Xô đã chiến thắng một cách vẻ vang và ngày nay, toàn bộ người dân Nga hàng năm vẫn tưởng niệm lễ duyệt binh anh hùng này. Thậm chí, người Nga nhớ tới ngày 7/11 hàng năm như là ngày kỷ niệm cuộc duyệt binh đi đánh phát xít nhiều hơn là nhớ tới ngày Cách mạng Tháng 10 Nga. Nguồn ảnh: Sputnik.
Kết quả của cuộc chiến như chúng ta đã biết, Hồng quân Liên Xô đã chiến thắng một cách vẻ vang và ngày nay, toàn bộ người dân Nga hàng năm vẫn tưởng niệm lễ duyệt binh anh hùng này. Thậm chí, người Nga nhớ tới ngày 7/11 hàng năm như là ngày kỷ niệm cuộc duyệt binh đi đánh phát xít nhiều hơn là nhớ tới ngày Cách mạng Tháng 10 Nga. Nguồn ảnh: Sputnik.
Những hình ảnh hiếm hoi ghi lại trong cuộc duyệt binh lịch sử diễn ra ở Moscow ngày 7/11/1941. Toàn bộ người dân Moscow đã ra Quảng Trường Đỏ tiễn đưa những người lính này tham gia "trận đánh cuối cùng". Nguồn ảnh: Archive.
Những hình ảnh hiếm hoi ghi lại trong cuộc duyệt binh lịch sử diễn ra ở Moscow ngày 7/11/1941. Toàn bộ người dân Moscow đã ra Quảng Trường Đỏ tiễn đưa những người lính này tham gia "trận đánh cuối cùng". Nguồn ảnh: Archive.
Do chiến tranh còn kéo dài 4 năm sau đó và số lượng quân nhân Liên Xô gục ngã trong cuộc chiến tranh vệ quốc này là quá lớn, người ta không thể thống kê nổi trong số những người lính Hồng quân duyệt binh trên Quảng Trường Đỏ năm đó, những ai đã may mắn sống sót tới hết cuộc chiến. Nguồn ảnh: Archive.
Do chiến tranh còn kéo dài 4 năm sau đó và số lượng quân nhân Liên Xô gục ngã trong cuộc chiến tranh vệ quốc này là quá lớn, người ta không thể thống kê nổi trong số những người lính Hồng quân duyệt binh trên Quảng Trường Đỏ năm đó, những ai đã may mắn sống sót tới hết cuộc chiến. Nguồn ảnh: Archive.
Mời độc giả Xem Video: Sức mạnh tưởng chừng như không gì cản nổi của Quân đội Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

GALLERY MỚI NHẤT