Nga đồng ý thảo luận khả năng Tổng thống Syria từ chức?

(Kiến Thức) - Theo debkafile, lần đầu tiên phía Nga đồng ý thảo luận với Mỹ khả năng Tổng thống Syria Bashar Assad từ chức và các điều kiện trong lộ trình hòa bình Syria.

Nga đồng ý thảo luận khả năng Tổng thống Syria từ chức?
Theo mạng tin debkafile ở Israel, Washington và Moscow đã đạt được tiến bộ đáng kể trong vài ngày gần đây, thông qua các cuộc điện đàm marathon giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov về chấm dứt chiến tranh ở Syria.
Nga dong y thao luan kha nang Tong thong Syria tu chuc?
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thảo luận với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov về Syria, Ukraine trong một cuộc gặp ở Moscow. Ảnh UPI 
Theo nguồn tin tình báo của debkafile, lần đầu tiên phía Nga đồng ý thảo luận về khả năng Tổng thống Syria Bashar Assad từ chức và các điều kiện tiếp theo trong lộ trình chấm dứt nội chiến Syria.
Các nguồn tin của debkafile nói thêm rằng Nga cũng đồng ý bắt đầu đàm phán về tương lai của các chỉ huy quân sự cao cấp Syria đang tiến hành cuộc chiến chống lại quân nổi dậy. Trong khi đó, một cuộc họp giữa Mỹ và các thủ lĩnh phiến quân ở Jordan đã bắt đầu chuẩn bị một danh sách các chỉ huy quân đội Syria sẽ bị loại bỏ hoặc giữ nguyên chức vụ.
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất là sự xuất hiện của gần như tất cả các thủ lĩnh phiến quân Syria trong hai ngày 2-3/5 tại Sở chỉ huy tiền phương của Quân đội Mỹ ở Jordan. Cuộc họp này được sắp xếp thông qua một loạt các cuộc gặp ở Geneva trong vài ngày qua giữa các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Ả-rập Xê-út và Jordan.
Nguồn tin cho biết các quan chức cấp cao phụ trách chiến lược của chính quyền Obama về cuộc chiến ở Syria trình bày với các thủ lĩnh phiến quân về một loạt các thỏa thuận Mỹ-Nga về cách thức kết thúc chiến tranh ở Syria. Phần chính của thỏa thuận tập trung vào việc từ chức của Tổng thống Assad cũng như sự ra đi của ông và gia đình.
Các thủ lĩnh phiến quân đã yêu cầu các quan chức Mỹ tạo điều kiện cho việc thực hiện các biện pháp đã được nhất trí và không tìm cách can thiệp vào công việc của họ hay nói cách khác là không ngăn chặn họ tiếp tục chiến đấu.
Theo thông tin từ các nguồn của debkafile, các cuộc thảo luận ở Jordan vẫn đang tiếp tục.
Mục tiêu hiện nay của Washington là đạt được một thỏa thuận ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Syria và ngăn chặn một cuộc tấn công sắp xảy ra của lực lượng Nga, Iran, Syria và Hezbollah vào Aleppo, thành phố lớn thứ hai ở Syria.
Nguồn tin quân sự của debkafile cho biết trong hai ngày 2-3/5, các cuộc không kích của Nga trong khu vực Aleppo đột nhiên ngừng lại, theo lệnh của Tổng thống Putin.
Như vậy, quân đội Iran, Syria và Hezbollah (đang chuẩn bị phát động tổng tấn công ở Aleppo) thiếu sự yểm trợ cần thiết của Không quân Nga. Mặc dù có thể hoạt động một cách không có giới hạn trong khu vực Aleppo, nhưng Không quân Syria chưa đủ tầm để ra đòn tấn công quyết định.
Chỉ có điều, debkafile hiện không có thông tin cụ thể về việc Nga quay lưng lại với Tổng thống Syria Bashar al- Assad vào giữa chiến dịch tấn công tái chiếm thành phố Aleppo.
Video trực thăng vũ trang K-52 của Nga yểm trợ hỏa lực trong cuộc chiến tái chiếm một thành phố cổ ở Syria. (Nguồn RT):

Nga được mất gì trong chiến dịch chống IS ở Syria?

Theo Moscow Times, mỗi ngày Nga tiêu tốn khoảng 4 triệu USD trong việc duy trì các hoạt động trong chiến dịch chống IS ở Syria.

Nga được mất gì trong chiến dịch chống IS ở Syria?
Các con số mà HIS Jane’s tổng hợp được cho thấy những vụ ném bom, hỗ trợ chiến dịch, cơ sở vật chất và nhân lực mặt đất, cùng với việc cất giữ các tên lửa hành trình đã “ngốn” của Nga khoảng 80 triệu cho đến 115 triệu USD kể từ khi bắt đầu chiến dịch không kích hôm 30/9.

Kế hoạch B của Mỹ ở Syria là gì?

(Kiến Thức) - Chuyên gia phân tích chính trị F. William Engdahl đặt câu hỏi có hay không kế hoạch B của Mỹ  ở Syria và nếu có, kế hoạch này như thế nào?

Kế hoạch B của Mỹ ở Syria là gì?
Tiết lộ "kế hoạch B" ở Syria do Ngoại trưởng Kerry tiết lộ trong phiên điều trần hôm 23/2 (Nguồn video RT):

Biển Đông: Trung-Mỹ “bên miệng hố chiến tranh”?

(Kiến Thức) - Hai cường quốc Trung-Mỹ đang tranh giành quyền thống trị Tây Thái Bình Dương và cuộc đấu quyết liệt này đang tiến gần tới “miệng hố chiến tranh”.

Biển Đông: Trung-Mỹ “bên miệng hố chiến tranh”?
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, Hishammuddin Hussein, cuộc đấu Trung-Mỹ "có khả năng leo thang thành một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất của thời đại chúng ta, nếu không phải là của lịch sử nhân loại".
Bãi cạn Scarborough có thể trở thành nơi đối đầu Trung-Mỹ

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.