Nga cũng chuyển trọng tâm chiến lược sang Đông Á

(Kiến Thức) - Sau khi tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á trong tháng 11/2011 với tư cách thành viên, trọng tâm chiến lược của Nga đã chuyển dần sang khu vực Đông Á.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói tương lai của Liên bang Nga phụ thuộc vào việc hội nhập đầy đủ vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói tương lai của Liên bang Nga phụ thuộc vào việc hội nhập đầy đủ vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. 
Kể từ đó, Moscow đã ưu tiên tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Đông Á để nâng cao vị thế đối ngoại.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương ở Vladivostok hồi tháng 9/2012,
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói tương lai của Liên bang Nga phụ thuộc vào việc hội nhập đầy đủ vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ông cũng nhấn mạnh ý định chiến lược nhằm tăng cường vai trò của Nga trong việc cân bằng sức mạnh trong khu vực Đông Á và mở rộng ảnh hưởng chính trị-quân sự của nước này.
Khôi phục qui chế cường quốc hàng đầu thế giới là mục tiêu chính của Tổng thống Putin. Hai phần ba lãnh thổ Liên bang Nga nằm ở Châu Á, trong khi khu vực Viễn Đông (chiếm hơn một phần ba tổng diện tích Liên bang Nga) có giá trị kinh tế lớn và có tầm quan trọng về chiến lược quân sự.
Trong những năm gần đây, các nước trong khu vực Đông Á ngày càng lo lắng trước sự phát triển của quân đội Trung Quốc. Sự phát triển này đã dẫn đến việc Mỹ thay đổi chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương và cũng mang lại cho Trung Quốc, Nga có cơ hội hợp tác chiến lược.
Sau một thời gian gián đoạn 9 năm, Nga nối lại đàm phán với Triều Tiên hồi tháng 8/2011 (giữa lúc Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đi thăm Trung Quốc) và tạo ra một cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc, Mỹ và Nga ở Đông Bắc Á.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Nga có ảnh hưởng đến tình hình an ninh ở Đông Bắc Á. Moscow và Bắc Kinh có lập trường thống nhất về cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên. Cả hai đều muốn một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa. Hai bên cũng muốn giải quyết tranh chấp ở bán đảo này thông qua biện pháp hòa bình, ngoại giao và đàm phán đa phương.
Đối với Tổng thống Putin, hình thành quan hệ đối tác với Trung Quốc để chống lại liên minh quân sự Mỹ-Hàn Quốc là có lợi cho việc duy trì mối quan hệ ổn định và cân bằng ở Đông Bắc Á. Ngoài ra, Moscow cũng đang tìm cách củng cố quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Hơn nữa, Nga đang ngày càng can dự nhiều vào việc duy trì an ninh khu vực ở Đông Á, thông qua hợp tác đa phương với các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của Moscow đối với sự phát triển của tình hình an ninh khu vực Đông Á có thể phụ thuộc vào sự phát triển của quan hệ Trung Quốc-Nga.
Chính sách của Putin đối với Đông Á là linh hoạt, thực dụng và ổn định. Hiện nay, một biến số trong quan hệ Bắc Kinh-Moscow là việc Nga-Việt Nam khai thác chung dầu khí ở Biển Đông, điều mà Trung Quốc coi là một mối đe dọa đến lợi ích cốt lõi của nước này. Nga không có ý định tạo ra tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và hy vọng quan hệ song phương không bị ảnh hưởng bởi vai trò chiến lược của Nga ở khu vực Đông Á và cũng không cản trở nước này phát triển quan hệ với ASEAN.

Quan hệ Trung-Nga: “Đồng sàng, dị mộng“

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Không nhiều thì ít, truyền thông Mỹ thường ngụ ý rằng động cơ sâu sắc của quan hệ Trung-Nga là chống Mỹ. Sẽ là quá đơn giản vội vàng khi kết luận như vậy. Moscow và Bắc Kinh có thể đang hưởng tuần trăng mật, nhưng không nhất thiết phải chống Mỹ.

Liệu Trung-Nga có xung khắc vì Biển Đông?

(Kiến Thức) - Ảnh hưởng gia tăng của Nga trong bối cảnh Đông Nam Á muốn kiềm chế Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông có dẫn đến xung khắc giữa Moscow và Bắc Kinh?

Biển Đông có dẫn đến xung khắc giữa Moscow và Bắc Kinh?
Biển Đông có dẫn đến xung khắc giữa Moscow và Bắc Kinh? 
Theo chuyên gia Sergei Luzyanin - Phó Giám đốc Viện Viễn Đông trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, khuôn khổ của quan hệ đối tác song phương Nga-Trung sẽ không thể kìm hãm những sáng kiến của Moscow về mở rộng vai trò của Liên bang Nga ở Đông Nam Á nói chung và Biển Đông nói riêng, đặc biệt là trong các lĩnh vực hợp tác năng lượng và an ninh. Quan hệ Trung-Nha cũng không thể kiềm chế xu thế đa dạng hóa các mối quan song phương mà Nga vốn xây đắp thành công với người bạn cũ là Việt Nam, cũng như phát triển các hình thức hợp tác song phương mới với những thành viên khác của ASEAN.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.