Nga có thể triển khai vũ khí hạt nhân ở Crimea?

(Kiến Thức) - Các chuyên gia, cựu tướng lĩnh Nga đều tin rằng về mặt kỹ thuật, pháp luật hoàn toàn không vấn đề gì nếu nước này muốn đưa vũ khí hạt nhân tới Crimea.

Nga có thể triển khai vũ khí hạt nhân ở Crimea?
Tổng thống Nga mới đây đã ký sắc lệnh đưa Crimea và Sevastopol vào quân khu miền Nam. Việc ký văn kiện này trùng với việc các lực lượng NATO gia tăng hoạt động trên cánh phía Đông và tăng cụm quân Mỹ đối phó với khủng hoảng ở châu Âu. Nếu tính cả việc quân đội Ukraine điều những lực lượng lớn đến gần biên giới với Liên bang Nga, nguy cơ xung đột quân sự trong khu vực đang tăng lên.
Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, Moscow cần khẩn cấp gia tăng khả năng phòng thủ Crimea và từ vùng lãnh thổ này giải quyết nhiệm vụ vô hiệu hóa các nguy cơ quân sự tiềm tàng. Đồng thời có ý kiến cho rằng, cần triển khai ở đây vũ khí hạt nhân.
Tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân Kh-22 có thể đưa tới Crimea cùng máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3.
 Tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân Kh-22 có thể đưa tới Crimea cùng máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị– xã hội Vladimir Evseev cho rằng, về mặt hình thức điều này không gặp cản trở gì. Trước năm 1966 ở vùng Sudak của Crimea đã từng có kho kỹ thuật hạt nhân. Tại đó đã từng cất giữ đầu đạn hạt nhân còn lại từ thời Liên Xô. Về cơ bản chúng được lắp cho đạn pháo, ngư lôi của tàu ngầm, tên lửa có cánh lắp trên máy bay và cả mìn hạt nhân cho công binh Liên Xô.
Năm 1994, Liên bang Nga, Mỹ và Ukraine đã ký hiệp ước về chuyển giao vũ khí hạt nhân cho Nga. Đến năm 1996, vũ khí này đã được đưa ra khỏi lãnh thổ Ukraine nhưng kho thì vẫn còn. Vì vậy, ông Evseev cho rằng riêng về mặt kỹ thuật, khôi phục kho đó không có gì khó khăn.
“Nhưng chúng ta hãy đưa ra câu hỏi: Hiện nay Nga cần cái đó đến mức nào? Xung đột có thể có ở đây, bởi vì các nước phương Tây không công nhận Crimea”, ông này nhận định.
Đồng thời Evseev nhấn mạnh, tiềm lực quân sự của Mỹ và NATO về vũ khí thông thường vượt trội hơn của Nga gấp nhiều lần. Và nếu như tiềm lực này tiếp tục được gia tăng gần biên giới của Nga, Moscow sẽ có đối sách khá quan trọng - vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể được dùng từ lãnh thổ của bán đảo Crimea.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Thượng tướng Leonid Ivashov - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục hợp tác quân sự quốc tế Bộ Quốc phòng cho rằng, việc gia tăng cơn giận giữ quân sự từ phía NATO và Mỹ, việc họ cố gắng tăng các cụm quân và vũ khí gần biên giới với Liên bang Nga có thể gây nên các hành động đáp trả của Moscow.
“Trên thực tế không có điều gì ngăn cản chúng ta, ví dụ, triển khai ở Crimea vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể được sử dụng trên máy bay và tàu chiến. Điều này, tất nhiên, là biện pháp cuối cùng. Song các nhà phản đối phương Tây của chúng ta không được quên điều này. Bởi vì bây giờ Crimea là lãnh thổ Nga, mà trên lãnh thổ của mình thì chúng ta có thể triển khai vũ khí bất kỳ, nếu điều đó không mâu thuẫn với các hiệp ước quốc tế. Hiện không có bất kỳ hạn chế nào đối với việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở các khu vực của Nga”, Thượng tướng nói.

Hé mở sức mạnh cỗ pháo kéo “khủng” Nga đặt ở Crimea

(Kiến Thức) - Hệ thống pháo kéo hạng nặng 152mm mà Nga bố trí ở bán đảo Crimea đạt tầm bắn xa 24-26km với đạn thường hoặc 29km với đạn tăng tầm.

Hé mở sức mạnh cỗ pháo kéo “khủng” Nga đặt ở Crimea
Theo một vài hình ảnh được trang mạng diễn đàn công bố cho thấy Quân đội Nga đã triển khai pháo kéo cỡ 152mm tại một thành phố ở Crimea.
Căn cứ vào kiểu dáng pháo thì đây là loại pháo kéo cỡ nòng 152mm được ký hiệu là 2A65. Loại pháo này được NATO đặt tên là M1987, đó là năm 1987 khi tình báo phương Tây lần đầu tiên xác định loại pháo mới của Liên Xô này.

Điểm vũ khí “khủng” Nga triển khai ở Crimea

(Kiến Thức) - Quân đội Nga đã và trong tương lai sẽ điều nhiều vũ khí tối tân bậc nhất thế giới tới các căn cứ không quân, phòng không, hải quân ở Crimea.

Điểm vũ khí “khủng” Nga triển khai ở Crimea
Ngay sau khi Crimea chính thức trở thành chủ thể của Liên bang Nga, các lực lượng quân đội Nga đã bắt đầu tiến vào tiếp quản các căn cứ quân sự Quân đội Ukraine cùng lượng lớn trang bị. Ngoài ra, Quân đội Nga bắt đầu triển khai một loạt hệ thống vũ khí tới Crimea để tăng cường hướng phòng thủ này đồng thời “giữ vững” Biển Đen trong tầm kiểm soát của Nga.
 Ngay sau khi Crimea chính thức trở thành chủ thể của Liên bang Nga, các lực lượng quân đội Nga đã bắt đầu tiến vào tiếp quản các căn cứ quân sự Quân đội Ukraine cùng lượng lớn trang bị. Ngoài ra, Quân đội Nga bắt đầu triển khai một loạt hệ thống vũ khí tới Crimea để tăng cường hướng phòng thủ này đồng thời “giữ vững” Biển Đen trong tầm kiểm soát của Nga. 

Đột kích hệ thống lái mô phỏng “xe tăng bay” Su-34

(Kiến Thức) - Cùng xem bên trong hệ thống điều khiển mô phỏng máy bay cường kích siêu thanh Sukhoi Su-34 của Không quân Nga. 

Đột kích hệ thống lái mô phỏng “xe tăng bay” Su-34
Hiện nay, các mẫu máy bay chiến đấu hiện đại đều được nhà sản xuất chế tạo thêm các hệ thống lái mô phỏng đặt trên mặt đất để huấn luyện phi công. Trong ảnh là buồng lái mô phỏng máy bay ném bom chiến thuật Sukhoi Su-34.
 Hiện nay, các mẫu máy bay chiến đấu hiện đại đều được nhà sản xuất chế tạo thêm các hệ thống lái mô phỏng đặt trên mặt đất để huấn luyện phi công. Trong ảnh là buồng lái mô phỏng máy bay ném bom chiến thuật Sukhoi Su-34. 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới