Nga có nhã ý chào hàng Iran tàu pháo lớp Buyan?

Nga có nhã ý chào hàng Iran tàu pháo lớp Buyan?

(Kiến Thức) - Tàu pháo lớp Buyan có lượng giãn nước khoảng 500 tấn, nhưng được trang bị hệ thống vũ khí mạnh mẽ gồm pháo lớn 100mm, tên lửa phòng không và pháo phản lực.

Gần đây, hai  tàu pháo lớp Buyan của Hải quân Nga gồm RFS Mahachkala (015) và RFS Volgodonsk thuộc Tiểu Hạm đội Caspian đã có chuyến thăm quân cảng Bandar Anzali, Iran 3 ngày. Bên cạnh một chuyến thăm xã giao, không loại trừ khả năng Nga đang có ý chào hàng Hải quân Iran loại tàu pháo hiện đại này.
Gần đây, hai tàu pháo lớp Buyan của Hải quân Nga gồm RFS Mahachkala (015) và RFS Volgodonsk thuộc Tiểu Hạm đội Caspian đã có chuyến thăm quân cảng Bandar Anzali, Iran 3 ngày. Bên cạnh một chuyến thăm xã giao, không loại trừ khả năng Nga đang có ý chào hàng Hải quân Iran loại tàu pháo hiện đại này.
Tàu pháo lớp Buyan hay còn được gọi là Project 21630 do công ty đóng tàu Zelenodolsk thiết kế phát triển cho Hải quân Nga. Nó phù hợp với các nhiệm vụ như tuần tra bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, chống các tàu địch xâm phạm lãnh hải, hỗ trợ tác chiến đổ bộ đường biển.
Tàu pháo lớp Buyan hay còn được gọi là Project 21630 do công ty đóng tàu Zelenodolsk thiết kế phát triển cho Hải quân Nga. Nó phù hợp với các nhiệm vụ như tuần tra bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, chống các tàu địch xâm phạm lãnh hải, hỗ trợ tác chiến đổ bộ đường biển.
Project 21630 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 500 tấn, dài 62m, rộng 9,6m, cao 6,57m, mớn nước 2m. Con tàu được trang bị hệ thống lực kết hợp với 4 động cơ diesel M520 và động cơ đẩy kiểu Pumpjet cho tốc độ tối đa 28 hải lý/h, dự trữ hành trình 10 ngày, hải trình 2.800km.
Project 21630 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 500 tấn, dài 62m, rộng 9,6m, cao 6,57m, mớn nước 2m. Con tàu được trang bị hệ thống lực kết hợp với 4 động cơ diesel M520 và động cơ đẩy kiểu Pumpjet cho tốc độ tối đa 28 hải lý/h, dự trữ hành trình 10 ngày, hải trình 2.800km.
Con tàu được trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại phù hợp với yêu cầu tuần tra lãnh hải, chi viện hỏa lực cho tác chiến đổ bộ đường biển. Theo đó, trên tàu trang bị pháo hạm 100mm A-190, hai bệ pháo phòng không AK-630, một bệ phóng tên lửa 3M-47 Gibka, một bệ súng phóng lựu chống người nhái, một bệ pháo phản lực phóng loạt A-215 Grad M và súng máy 14,5mm. Ảnh: các hệ thống hỏa lực chủ yếu của tàu được bố trí ở sau đuôi.
Con tàu được trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại phù hợp với yêu cầu tuần tra lãnh hải, chi viện hỏa lực cho tác chiến đổ bộ đường biển. Theo đó, trên tàu trang bị pháo hạm 100mm A-190, hai bệ pháo phòng không AK-630, một bệ phóng tên lửa 3M-47 Gibka, một bệ súng phóng lựu chống người nhái, một bệ pháo phản lực phóng loạt A-215 Grad M và súng máy 14,5mm. Ảnh: các hệ thống hỏa lực chủ yếu của tàu được bố trí ở sau đuôi.
Ảnh (dấu đỏ) là bệ tên lửa phòng không 3M-47 Gibka trang bị tổ hợp ngắm quang điện và 4 tên lửa phòng không vác vai Igla-S hoặc Igla-M cho khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 5-6km, độ cao 3,5-4km.
Ảnh (dấu đỏ) là bệ tên lửa phòng không 3M-47 Gibka trang bị tổ hợp ngắm quang điện và 4 tên lửa phòng không vác vai Igla-S hoặc Igla-M cho khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 5-6km, độ cao 3,5-4km.
Cận cảnh bệ súng máy hạng nặng 14,5mm KPT trên tàu chiến lớp Buyan.
Cận cảnh bệ súng máy hạng nặng 14,5mm KPT trên tàu chiến lớp Buyan.
Bệ pháo phòng không cao tốc AK-630 với 6 nòng cỡ 30mm đạt tốc độ đến 4.000 phát/phút phù hợp để hạ tên lửa hành trình tốc độ cao.
Bệ pháo phòng không cao tốc AK-630 với 6 nòng cỡ 30mm đạt tốc độ đến 4.000 phát/phút phù hợp để hạ tên lửa hành trình tốc độ cao.
Dù đã cố gắng tự nâng cấp hạm đội tàu chiến của mình, tuy nhiên đội tàu Hải quân Iran vẫn bị coi là chắp vá, lạc hậu, vũ khí không đáng tin cậy. Chính vì thế, không loại trừ khả năng, Nga ngoài việc cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không thì cũng muốn đưa các thiết kế tàu chiến của mình tới Iran. Lưu ý rằng, Hải quân Iran trước kia đã nhập khẩu một số tàu chiến Nga, điển hình là các tàu ngầm Kilo Project 877EKM.
Dù đã cố gắng tự nâng cấp hạm đội tàu chiến của mình, tuy nhiên đội tàu Hải quân Iran vẫn bị coi là chắp vá, lạc hậu, vũ khí không đáng tin cậy. Chính vì thế, không loại trừ khả năng, Nga ngoài việc cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không thì cũng muốn đưa các thiết kế tàu chiến của mình tới Iran. Lưu ý rằng, Hải quân Iran trước kia đã nhập khẩu một số tàu chiến Nga, điển hình là các tàu ngầm Kilo Project 877EKM.

GALLERY MỚI NHẤT