Nga bất ngờ giảm cường độ không kích tại Syria

Nga bất ngờ giảm cường độ không kích trong 10 ngày đầu tháng 1/2016, xuống mức thấp nhất kể từ thời điểm Moscow can thiệp quân sự vào Syria.

Nga bất ngờ giảm cường độ không kích tại Syria
Nga bat ngo giam cuong do khong kich tai Syria
Nga bất ngờ giảm cường độ không kích tại Syria.
Trang Debka (Israel) dẫn các nguồn tin tình báo công bố ngày 11/1 cho biết Nga giảm cường độ không kích trong đầu tháng 1/2016. Theo đó, việc giảm cường độ này được cho là xuất phát từ 3 nguyên nhân sau:
1. Không quân Nga trước đó đã mở chiến dịch không kích cấp tập ở miền bắc và miền nam Syria trong suốt tháng 12/2015. Bước đi này đã gây ra nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật, gây ra tình trạng quá tải cho lực lượng mặt đất, khi quân đội Syria không có đủ sức mạnh để bám sát, duy trì, giữ vững ưu thế chiến trường.
2. Mùa đông đã gây ra những điều kiện thời tiết cực đoan, biến đổi nhanh, từ bão tuyết có thể chuyển sang không khí ấm chỉ trong vài giờ. Các phi công và nhân viên kỹ thuật của Nga gặp khó trong việc thích nghi với thời tiết Trung Đông.
3. Những ngày đầu tiên năm mới trùng với dịp nghỉ lễ truyền thống của Nga. Các nhà thờ chính thống giáo tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7/1. Phi công Nga vì thế có lẽ cũng quyết định “nghỉ ngơi”, tạm dứt khỏi các nhiệm vụ chiến đấu ở Syria.
Phòng trường hợp phương Tây “hiểu sai” việc Moscow xuống thang không kích, Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga hôm 11/1 đã cho công bố  số liệu khẳng định không quân Nga vẫn tiếp tục chiến dịch ở cường độ cao. Trong 10 ngày đầu năm mới 2016, máy bay Nga đã thực hiện 311 đợt không kích, nhằm vào 1.097 mục tiêu của quân khủng bố ở Syria. Đây là con số khá khiêm tốn so với trước: Chỉ trong hai ngày 28-29/12/2015, máy bay Nga  đã thực hiện 121 lần xuất kích, tấn công 424 mục tiêu ở các tỉnh Aleppo, Idlib, Latakia, Hama, Homs, Damascus, Dar, Raqqa và Deir ez-Zor của Syria.
Trung tướng Sergei Rudskoi - phát ngôn viên Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga cũng nói rằng, lần đầu tiên máy bay tiêm kích Mig-23 của không quân Syria đã có thể hạ cánh xuống căn cứ không quân Hama. Căn cứ ở miền Trung này đã không còn hoạt động trong nhiều tháng qua, vì nằm trong tầm bắn hỏa lực pháo của quân nổi dậy. Thế nhưng nhờ các đợt không kích của Nga gần đây, lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad giờ đã khôi phục hoàn toàn cơ sở quan trọng này. Từ Hama, quân đội Syria đã chiếm được quyền kiểm soát quốc lộ 5 nối Aleppo với Damascus. Việc làm chủ Hama cũng tạo ra lá chắn giúp bảo vệ Latakia, thành trì sống còn, chủ chốt của Tổng thống Assad.
Các chuyên gia tình báo phương Tây nhìn nhận, số liệu về các đợt không kích mà Moscow mới công bố đã được “thổi phồng” lên. Họ cho rằng chiến dịch giải phóng sân bay căn cứ không quân Hama là bước đệm để không quân Nga vươn tầm tác chiến. Nói cách khác, từ Hama, Nga sẽ có bước điều chuyển lực lượng, hướng chiến dịch không kích từ Hama sang khu vực Palmyra, sẵn sàng yểm trợ để quân đội Syria mở cuộc phản công đánh chiếm tất cả các cơ sở không quân ở thị trấn miền Tây hiện vẫn do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng kiểm soát.
Trên thực địa, dưới sự yểm trợ của máy bay Nga, lực lượng dân quân, bộ lạc ủng hộ Damascus đã tiến sâu được hơn 50km trong chiến dịch vươn tới Palmyra, giành lại được một loạt các khu vực đông dân cư như Zaza, Qessarah và thị trấn Mhasse - Trung tướng Sergei Rudskoi phát biểu trước báo giới ngày 11/1.
Theo Debka, lực lượng Nga tại Syria dường như đang quyết tâm đánh bật quân nổi dậy, quân thánh chiến IS khỏi tất cả các khu vực sân bay mới tái chiếm được. Mục đích là để tạo điều kiện cho không quân Syria có được bàn đạp, tự thực hiện các đòn không kích, giúp giảm gánh nặng không quân Nga đang tham chiến ở quốc gia Trung Đông này.

Nga buộc Mỹ phải thay đổi “luật chơi” ở Syria

(Kiến Thức) - Lựa chọn thời điểm thích hợp và hành động quyết đoán mau lẹ, Nga đã buộc Mỹ và phương Tây thay đổi “luật chơi” ở  Syria.

Nga buộc Mỹ phải thay đổi “luật chơi” ở Syria
Nga buoc My phai thay doi “luat choi” o Syria
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đẩy các nhà lãnh đạo phương Tây vào "nước bí" trên "bàn cờ" mang tên khủng hoảng Syria.
Tổng thống Nga đưa ra quyết định can dự, thay đổi luật chơi ở Syria vào thời điểm “không thể hợp lý hơn”. Đó là khi nội bộ chính giới Mỹ xuất hiện rạn nứt về chiến lược đối với Syria, nhất là khi kế hoạch trợ giúp vũ khí, trang bị, huấn luyện cho “lực lượng chống đối ôn hòa” thất bại, không đẩy lui được nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS. Cùng thời điểm, Châu Âu phải vật lộn với khủng hoảng người di cư ở mức độ chưa từng thấy, mà nguyên do chủ yếu là tình hình nội chiến, bất ổn tại Syria, Lybia, Yemen… Khủng hoảng ở Ukraine dần lắng dịu, theo hướng có lợi cho Nga khi chính quyền Kiev phải tính đến công nhận, trao quyền tự quản lớn hơn cho Donbass.
Nhận ra vị thế ngày càng suy yếu của quân đội Syria, Nga quyết định can thiệp quân sự nhằm đáp trả những can dự của Mỹ và đồng minh. Việc tăng cường chuyển giao vũ khí được Nga tiến hành khá dồn dập, nhưng có lẽ Nga đã lên kịch bản cho một tình huống cấp thiết như vậy hơn một năm trước.

Nga không kích ở Syria: Thế giới không còn như trước

(Kiến Thức) - Chiến dịch không kích ở Syria chứng tỏ Nga sử dụng thành công sức mạnh quân sự ở xa ngoài biên giới và khiến cho thế giới không còn như trước.

Nga không kích ở Syria: Thế giới không còn như trước
Theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong thời 90 ngày đêm (kể từ ngày 30/9/2015),  Không quân Nga đã thực hiện hơn 5.000 phi vụ, phá hủy gần 4.000 mục tiêu của những kẻ khủng bố. Trong cùng thời gian, quân đội chính phủ Syria đã liên tục mở cuộc tiến công ở khắp Syria, còn IS không dành được thắng lợi nào trên mặt đất.
Nga khong kich o Syria: The gioi khong con nhu truoc
 
Lần đầu tiên trong thế kỷ 21, quân đội Nga đã sử dụng hiệu quả các loại vũ khí chính xác cao, tên lửa hành trình chiến lược và ném bom tầm xa, tình báo vũ trụ. Ngoài ra, Nga còn huy động hải quân tham gia chiến dịch và giúp đỡ Damascus bằng các hợp đồng vũ khí. Vào giữa tháng 12/2015, quân đội chính phủ Syria đã nhận được lô xe tăng hiện đại hóa T-90 trang bị khí tài kính ngắm hồng ngoại và ảnh nhiệt góp phần nâng cao hiệu quả chiến đấu.

Trung Quốc có thể làm gì “cường quốc hạt nhân” Triều Tiên?

(Kiến Thức) - Theo CNN, với vụ thử hạt nhân ngày 6/1, Triều Tiên đã “xúc phạm" Trung Quốc nặng nề và Chủ tịch Tập Cận Bình không phải là người nhẫn nhịn.

Trung Quốc có thể làm gì “cường quốc hạt nhân” Triều Tiên?
Triều Tiên muốn thoát Trung
Về quan hệ Trung-Triều, cựu phóng viên quốc tế của CNN Mike Chinoy nhận định: “Người Bắc Triều Tiên thực sự không thích Trung Quốc. Họ rất muốn thoát Trung và không thích việc Bắc Kinh dạy bảo họ phải làm gì”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.