Theo tạp chí Khán Hòa, mẫu động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt Saturn AL-41F có thể được Nga bán kèm cho Trung Quốc trong hợp đồng cung cấp tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Su-35. AL-41F được xem là một trong những động cơ phản lực tiến tiến nhất hiện này đem lại cho máy bay khả năng siêu cơ động.
Động cơ phản lực AL-41F tích hợp tính năng kiểm soát véc tơ lực đẩy, động cơ này cung cấp lực đẩy thô 86,3kN, lên đến 142,2kN nếu sử dụng buồng đốt 2 lần. Động cơ kiểm soát vector lực đẩy mang lại cho Su-35 khả năng thao diễn siêu việt.
Trên Su-35, 2 động cơ AL-41F cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa 2.390km/h, độ cao hành trình tối đa 18km.
Đặc biệt, với AL-41F, Su-35 là tiêm kích thứ 2 sau F-22 của Mỹ có khả năng hành trình siêu tốc mà không cần sử dụng đến buồng đốt 2 lần khả năng này. Điều này mang lại lợi thế rất lớn trong việc tiết kiệm nhiên liệu cũng như bất ngờ tăng tốc với buồng đốt 2 lần.
Miệng vòi phun trên động cơ AL-41F của tiêm kích đa năng Su-35. |
Nguồn tin trong ngành công nghiệp hàng không Nga cho biết, các chuyên gia quốc phòng nước này phản đối kịch liệt việc bán các hệ thống nhạy cảm cho Trung Quốc. Mặc dù Nga bước đầu chỉ cung cấp 24 chiếc Su-35 cho Trung Quốc nhưng các quan chức cho biết họ không biết mục đích thật sự của Trung Quốc trong việc mua các máy bay Nga.
Nga cũng lo ngại việc Trung Quốc có thể ăn cắp công nghệ Nga qua các hợp đồng mua bán như đã từng làm với trường hợp tiêm kích Su-27 hay hệ thống S-300. Tuy nhiên, người Nga vẫn tiếp tục muốn cung cấp các sản phẩm quốc phòng mới nhất, tiên tiến nhất cho Trung Quốc có lẽ một phần vì lợi nhuận.
Ông Alexander Mikheev - Phó giám đốc điều hành Tập đoàn Rosoboronexport nói rằng, thỏa thuận ban đầu đã được ký giữa Bắc Kinh và Moscow về việc mua Su-35. Tuy nhiên, hợp đồng chính thức vẫn chưa được ký.
Để ngăn việc Trung Quốc ăn cắp công nghê Nga, ông Mikheev cho biết một bản thỏa thuận cũng được ký để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Nga từ năm 2008.
Nhiều người Nga tin rằng 2 nước cần ký thêm bản thỏa thuận thứ 2 để bảo vệ lợi ích của Nga. Tuy nhiên, ông Mikheev nói thêm là, nếu Trung Quốc sẵn sàng tuân theo bản thỏa thuận đầu tiên thì bản thỏa thuận thứ 2 là không cần thiết.
Công ty hàng không Sukhoi của Nga ước tính rằng khoảng phân nửa số máy bay do Nga sản xuất sẽ được bán ra nước ngoài.