Nếu S-300 chưa đủ mạnh, Syria sẽ tung S-400 diệt F-35I Israel?

Nếu S-300 chưa đủ mạnh, Syria sẽ tung S-400 diệt F-35I Israel?

(Kiến Thức) - Theo nhiều chuyên gia phân tích quân sự nhận định, sở dĩ Syria nôn nóng muốn sở hữu S-400 là xuất phát từ nỗi lo mang tên F-35I Israel, khi S-300 dường như không đủ sức để đối chiến đấu cơ tàng hình này.

Trước khi tiếp nhận tổ hợp tên lửa S-300 đầu tiên từ Nga hôm 2/10, truyền thông Syria mà đặc biệt là Ngoại trưởng Syria Walid Muallem cho biết, việc Damascus sở hữu tên lửa S-300 là điều sớm muộn gì cũng diễn ra và nước này đang quan tâm tới một tổ hợp vũ khí phòng không đáng sợ hơn đó là S-400 Triumf. Và theo nhiều chuyên gia phân tích nhận định, sở dĩ Syria nôn nóng muốn sở hữu S-400 là xuất phát từ nỗi lo mang tên  F-35I Israel. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trước khi tiếp nhận tổ hợp tên lửa S-300 đầu tiên từ Nga hôm 2/10, truyền thông Syria mà đặc biệt là Ngoại trưởng Syria Walid Muallem cho biết, việc Damascus sở hữu tên lửa S-300 là điều sớm muộn gì cũng diễn ra và nước này đang quan tâm tới một tổ hợp vũ khí phòng không đáng sợ hơn đó là S-400 Triumf. Và theo nhiều chuyên gia phân tích nhận định, sở dĩ Syria nôn nóng muốn sở hữu S-400 là xuất phát từ nỗi lo mang tên F-35I Israel. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ở thời điểm hiện tại, Không quân Israel chỉ mới dám sử dụng F-35I thực hiện các đợt không kích Syria từ bên ngoài, thế nhưng trong tương lai gần điều này có thể sẽ sớm thay đổi, nhất là sau khi phòng không Syria sở hữu S-300. Điều này đẩy Israel tới việc có ít phương án tấn công hơn khi muốn thực hiện các chiến dịch quân sự bên trong lãnh thổ Syria. Do đó phương án sử dụng F-35I để vô hiệu hóa S-300 đang là điều Tel Aviv nghĩ tới. Nguồn ảnh: Uhnikom.
Ở thời điểm hiện tại, Không quân Israel chỉ mới dám sử dụng F-35I thực hiện các đợt không kích Syria từ bên ngoài, thế nhưng trong tương lai gần điều này có thể sẽ sớm thay đổi, nhất là sau khi phòng không Syria sở hữu S-300. Điều này đẩy Israel tới việc có ít phương án tấn công hơn khi muốn thực hiện các chiến dịch quân sự bên trong lãnh thổ Syria. Do đó phương án sử dụng F-35I để vô hiệu hóa S-300 đang là điều Tel Aviv nghĩ tới. Nguồn ảnh: Uhnikom.
Vậy nên việc Syria đòi sở hữu loại tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới như tổ hợp S-400 là điều hoàn toàn dễ hiểu. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu S-400 có đủ khả năng vít cổ F-35I của Israel hay không. Nguồn ảnh: TASS.
Vậy nên việc Syria đòi sở hữu loại tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới như tổ hợp S-400 là điều hoàn toàn dễ hiểu. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu S-400 có đủ khả năng vít cổ F-35I của Israel hay không. Nguồn ảnh: TASS.
S-400 hiện tại đang là tổ hợp phòng không tốt bậc nhất thế giới ngày nay, đây được coi là quân bài chủ lực của Nga để đối đầu với các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của Mỹ bao gồm F-35, F-22 và cả máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2. Nguồn ảnh: Fotoreport.
S-400 hiện tại đang là tổ hợp phòng không tốt bậc nhất thế giới ngày nay, đây được coi là quân bài chủ lực của Nga để đối đầu với các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của Mỹ bao gồm F-35, F-22 và cả máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2. Nguồn ảnh: Fotoreport.
Dù F-35 là một chiến đấu cơ tàng hình, tuy nhiên chắc chắn hệ thống radar của S-400 vẫn có thể phát hiện ra nó. Và điểm quan trọng còn lại là S-400 mất bao nhiêu lâu và khoảng cách nó có thể "bắt chết" F-35. Nguồn ảnh: Thunder.
Dù F-35 là một chiến đấu cơ tàng hình, tuy nhiên chắc chắn hệ thống radar của S-400 vẫn có thể phát hiện ra nó. Và điểm quan trọng còn lại là S-400 mất bao nhiêu lâu và khoảng cách nó có thể "bắt chết" F-35. Nguồn ảnh: Thunder.
Năm 2016, một tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học quân sự Nga đã cho biết, tổ hợp radar cảnh giới 55Zh6UE Nebo-U của quân đội nước này có khả năng phát hiện ra các chiến đấu cơ F-15 ở khoảng cách 350km, phát hiện F/A-18 và F-16 ở khoảng cách 235 km. Nguồn ảnh: Windoms.
Năm 2016, một tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học quân sự Nga đã cho biết, tổ hợp radar cảnh giới 55Zh6UE Nebo-U của quân đội nước này có khả năng phát hiện ra các chiến đấu cơ F-15 ở khoảng cách 350km, phát hiện F/A-18 và F-16 ở khoảng cách 235 km. Nguồn ảnh: Windoms.
Nhưng với F-35 và F-22, tổ hợp radar 55Zh6UE Nebo-U chỉ phát hiện được ở khoảng cách dưới 35 km. Điều này có nghĩa là khi hệ thống radar của Nga phát hiện ra máy bay Mỹ thì rất có thể mọi chuyện đã là quá muộn. Quan trọng hơn đó là nếu radar 55Zh6UE Nebo-U chỉ có thể phát hiện được F-35 ở khoảng cách 35 km thì tổ hợp radar 91N6E hay các tổ hợp tương tự của S-400 thậm chí còn kém hơn nữa. Nguồn ảnh: Tool.
Nhưng với F-35 và F-22, tổ hợp radar 55Zh6UE Nebo-U chỉ phát hiện được ở khoảng cách dưới 35 km. Điều này có nghĩa là khi hệ thống radar của Nga phát hiện ra máy bay Mỹ thì rất có thể mọi chuyện đã là quá muộn. Quan trọng hơn đó là nếu radar 55Zh6UE Nebo-U chỉ có thể phát hiện được F-35 ở khoảng cách 35 km thì tổ hợp radar 91N6E hay các tổ hợp tương tự của S-400 thậm chí còn kém hơn nữa. Nguồn ảnh: Tool.
Nghĩa là, muốn hạ được F-35 nói chung hay F-35I nói riêng, tổ hợp S-400 không thôi là không đủ, sẽ cần tới các máy bay cảnh báo sớm hay các hệ thống radar khổng lồ như các dàn radar cố định được Liên Xô xây dựng từ thời Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Moutain.
Nghĩa là, muốn hạ được F-35 nói chung hay F-35I nói riêng, tổ hợp S-400 không thôi là không đủ, sẽ cần tới các máy bay cảnh báo sớm hay các hệ thống radar khổng lồ như các dàn radar cố định được Liên Xô xây dựng từ thời Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Moutain.
Cả hai thiết bị kể trên, Syria đều không có. Quân đội Syria cũng hoàn toàn không đủ trình độ và khả năng để xây dựng cũng như bảo vệ một dàn radar mặt đất quy mô lớn như những gì Liên Xô đã làm trước đây và trớ trêu hơn nữa, chiếc máy bay cảnh báo sớm duy nhất được Nga phái tới chiến trường này lại vừa bị chính Syria bắn hạ hồi trung tuần tháng 9 vừa rồi. Nguồn ảnh: Thearchive.
Cả hai thiết bị kể trên, Syria đều không có. Quân đội Syria cũng hoàn toàn không đủ trình độ và khả năng để xây dựng cũng như bảo vệ một dàn radar mặt đất quy mô lớn như những gì Liên Xô đã làm trước đây và trớ trêu hơn nữa, chiếc máy bay cảnh báo sớm duy nhất được Nga phái tới chiến trường này lại vừa bị chính Syria bắn hạ hồi trung tuần tháng 9 vừa rồi. Nguồn ảnh: Thearchive.
Vậy nên nỗ lực sở hữu S-400 của Syria để tác chiến chống lại F-35I của Israel dường như là một hành động quá sức, nhất là khi đối thủ của phòng không Syria lại không phải phiên bản F-35 thông thường mà là F-35I - một phiên bản do do Israel tự cải biên với hệ thống phần mềm riêng biệt, được cho là có khả năng áp chế và chống áp chế điện tử tốt hơn F-35 bản gốc. Nguồn ảnh: USAF.
Vậy nên nỗ lực sở hữu S-400 của Syria để tác chiến chống lại F-35I của Israel dường như là một hành động quá sức, nhất là khi đối thủ của phòng không Syria lại không phải phiên bản F-35 thông thường mà là F-35I - một phiên bản do do Israel tự cải biên với hệ thống phần mềm riêng biệt, được cho là có khả năng áp chế và chống áp chế điện tử tốt hơn F-35 bản gốc. Nguồn ảnh: USAF.
Cuối cùng, F-35 vốn dĩ cũng được thiết kế để làm nhiệm vụ như một cường kích cơ - nghĩa là nó sẽ có khả năng tấn công và tiêu diệt các tổ hợp S-400 từ trên không. Vậy nên với những tổ hợp S-400 hoạt động độc lập không có hệ thống cảnh báo sớm, việc đối đầu với F-35 có vẻ như là cực kỳ nguy hiểm. Nguồn ảnh: Times.
Cuối cùng, F-35 vốn dĩ cũng được thiết kế để làm nhiệm vụ như một cường kích cơ - nghĩa là nó sẽ có khả năng tấn công và tiêu diệt các tổ hợp S-400 từ trên không. Vậy nên với những tổ hợp S-400 hoạt động độc lập không có hệ thống cảnh báo sớm, việc đối đầu với F-35 có vẻ như là cực kỳ nguy hiểm. Nguồn ảnh: Times.
Mời độc giả xem Video: Tổ hợp S-400 - tổ hợp phòng không hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay.

GALLERY MỚI NHẤT