Nếu Napoleon dồn lực tấn công St. Petersburg, chuyện gì sẽ xảy ra?

Nếu Napoleon dồn lực tấn công St. Petersburg, chuyện gì sẽ xảy ra?

Năm 1812, hoàng đế Napoleon của Pháp thực hiện cuộc tấn công xâm lược Nga. Tuy nhiên, ông đã thất bại trong chiến dịch quân sự này. Một số chuyên gia cho rằng, nếu Napoleon tấn công St. Petersburg thay vì Moscow thì kết quả có thể đã khác.

Đang trong men say chiến thắng vì một số kẻ thù bị đánh bại, vào tháng 6/1812,  hoàng đế Napoleon của Pháp chỉ huy 400.000 binh sĩ tấn công nước Nga. Ông tin rằng, đội quân do ông chỉ huy sẽ dễ dàng giành được chiến thắng tại xứ sở bạch dương theo chiến thuật tấn công chớp nhoáng như thường lệ.
Đang trong men say chiến thắng vì một số kẻ thù bị đánh bại, vào tháng 6/1812, hoàng đế Napoleon của Pháp chỉ huy 400.000 binh sĩ tấn công nước Nga. Ông tin rằng, đội quân do ông chỉ huy sẽ dễ dàng giành được chiến thắng tại xứ sở bạch dương theo chiến thuật tấn công chớp nhoáng như thường lệ.
Theo đó, chỉ sau 2 tháng tấn công nước Nga, lực lượng hùng hậu của Napoleon đã đến được Moscow và dồn binh lực để đánh chiến thành phố này. Tuy nhiên, đến tháng 12/1812, quân đội Pháp tổn thất quân số lớn và buộc phải rút lui khỏi Nga với thất bại ê chề.
Theo đó, chỉ sau 2 tháng tấn công nước Nga, lực lượng hùng hậu của Napoleon đã đến được Moscow và dồn binh lực để đánh chiến thành phố này. Tuy nhiên, đến tháng 12/1812, quân đội Pháp tổn thất quân số lớn và buộc phải rút lui khỏi Nga với thất bại ê chề.
Liên quan đến sự kiện này, một số nhà nghiên cứu cho rằng, nếu Napoleon dồn lực tấn công St. Petersburg thay vì Moscow thì kết quả cuộc chiến có thể đã khác.
Liên quan đến sự kiện này, một số nhà nghiên cứu cho rằng, nếu Napoleon dồn lực tấn công St. Petersburg thay vì Moscow thì kết quả cuộc chiến có thể đã khác.
Sau khi Pháp tấn công xâm lược Nga, Sa hoàng Alexander I đã điều động khoảng 488.000 binh sĩ để chống lại kẻ thù. Vào ngày 22/7/1812, người dân ở St. Petersburg - thủ đô lúc bấy giờ của Nga, chào đón Sa hoàng Alexander I.
Sau khi Pháp tấn công xâm lược Nga, Sa hoàng Alexander I đã điều động khoảng 488.000 binh sĩ để chống lại kẻ thù. Vào ngày 22/7/1812, người dân ở St. Petersburg - thủ đô lúc bấy giờ của Nga, chào đón Sa hoàng Alexander I.
Theo kế hoạch ban đầu, Sa hoàng Alexander sẽ tới St. Petersburg vào ngày 20/7. Tuy nhiên, ông đã ở lại Tver thêm 2 ngày nên đến St. Petersburg vào ngày 22/7.
Theo kế hoạch ban đầu, Sa hoàng Alexander sẽ tới St. Petersburg vào ngày 20/7. Tuy nhiên, ông đã ở lại Tver thêm 2 ngày nên đến St. Petersburg vào ngày 22/7.
Điều bất ngờ là vào ngày 20/7, thành phố St. Petersburg đã phá tan một cuộc bao vây của quân Pháp. Vào ngày hôm đó, trong Trận chiến Klyastitsy, binh sĩ Nga do Tướng Peter Wittgenstein chỉ huy đã đánh bại lực lượng Pháp do Nguyên soái Oudinot chỉ huy. Đồng thời, lực lượng Nga ở St. Petersburg chặn đứng bước tiến của quân Pháp vào thành phố này.
Điều bất ngờ là vào ngày 20/7, thành phố St. Petersburg đã phá tan một cuộc bao vây của quân Pháp. Vào ngày hôm đó, trong Trận chiến Klyastitsy, binh sĩ Nga do Tướng Peter Wittgenstein chỉ huy đã đánh bại lực lượng Pháp do Nguyên soái Oudinot chỉ huy. Đồng thời, lực lượng Nga ở St. Petersburg chặn đứng bước tiến của quân Pháp vào thành phố này.
Tướng Peter Wittgenstein đã giành được chiến thắng lịch sử này khi chỉ có 18.000 binh sĩ dưới quyền trước lực lượng áp đảo của quân Pháp với quân số lớn gần gấp 2 lần nhờ những chiến thuật tài tình. Dù giành được chiến thắng nhưng phía Nga mất hơn 4.000 binh lính.
Tướng Peter Wittgenstein đã giành được chiến thắng lịch sử này khi chỉ có 18.000 binh sĩ dưới quyền trước lực lượng áp đảo của quân Pháp với quân số lớn gần gấp 2 lần nhờ những chiến thuật tài tình. Dù giành được chiến thắng nhưng phía Nga mất hơn 4.000 binh lính.
Sa hoàng Alexander ca ngợi Tướng Wittgenstein là “vị cứu tinh của St. Petersburg” và trao cho ông Huân chương Thánh George hạng 2. Sau Trận chiến Klyastitsy, quân đoàn của Tướng Wittgenstein chiến thắng thêm 2 trận nữa cũng như phối hợp với các đơn vị khác góp phần từng bước đánh lui quân xâm lược.
Sa hoàng Alexander ca ngợi Tướng Wittgenstein là “vị cứu tinh của St. Petersburg” và trao cho ông Huân chương Thánh George hạng 2. Sau Trận chiến Klyastitsy, quân đoàn của Tướng Wittgenstein chiến thắng thêm 2 trận nữa cũng như phối hợp với các đơn vị khác góp phần từng bước đánh lui quân xâm lược.
Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử, trận chiến Klyastitsy không chỉ cứu thành phố St. Petersburg không rơi vào tay kẻ thù mà còn trở thành bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến giúp nước Nga từng bước đánh bật quân Pháp ra khỏi lãnh thổ.
Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử, trận chiến Klyastitsy không chỉ cứu thành phố St. Petersburg không rơi vào tay kẻ thù mà còn trở thành bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến giúp nước Nga từng bước đánh bật quân Pháp ra khỏi lãnh thổ.
Nếu Napoleon tăng thêm quân và dồn sức đánh chiếm thành công thành phố St. Petersburg thay vì Moscow thì kết quả cuộc chiến năm 1812 có thể đã khác.
Nếu Napoleon tăng thêm quân và dồn sức đánh chiếm thành công thành phố St. Petersburg thay vì Moscow thì kết quả cuộc chiến năm 1812 có thể đã khác.
Mời độc giả xem video: Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4.

GALLERY MỚI NHẤT