Nếu Kiev cố gia nhập NATO, thì DNR sẽ giải phóng Donbass

(Kiến Thức) - Nếu Kiev cố gia nhập NATO thì nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự tuyên bố độc lập (DNR) sẽ ra khỏi Thỏa thuận Minsk và bắt đầu giải phóng Donbass.

Đó là tuyên bố của người đứng đầu DNR, ông Aleksandr Zakharchenko.
Neu Kiev co gia nhap NATO, thi DNR se giai phong Donbass
Người đứng đầu DNR, ông Aleksandr Zakharchenko, dọa giải phóng Donbass, nếu Ukraine gia nhập NATO. 
"Tuyên bố của Poroshenko và đại diện của ông ta tại đàm phán Minsk (Kuchma) về việc Ukraine cần gia nhập NATO tức là nhằm phá vỡ Thỏa thuận Minsk. Nếu Ukraine bắt đầu chuẩn bị trưng cầu về gia nhập NATO hoặc xúc tiến những thủ tục khác, thì DNR sẽ lập tức ra khỏi Thỏa thuận Minsk và bắt đầu loại bỏ sự chiếm đóng của Kiev trên lãnh thổ Donbass", hãng tin Donetsk dẫn lời ông Zakharchenko.
“Tôi tin chắc rằng trong trường hợp đó nhiều khu vực khác của Ukraine cũng sẽ rời khỏi thành phần Ukraine”,  ông Aleksandr  Zakharchenko nhấn mạnh.
Cùng thời gian này, trong cuộc gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm 22/9, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố rằng sự hợp tác giữa Ukraine và NATO mang tính chiến lược. "Đáng tiếc là về hình thức chúng ta không phải là đồng minh, nhưng trên thực tế chúng ta còn hơn những đối tác", Tổng thống Ukraine nói.

Đừng đánh giá thấp tham vọng của ông Putin ở Ukraine

(Kiến Thức) - Nhiều chuyên gia nhận định, Tổng thống Putin chưa có kế hoạch lâu dài đối với miền đông Ukraine nhưng điều này có thể thay đổi.

Có một số chuyên gia quốc tế tin rằng mục đích của ông Putin ở miền Đông Ukraine là không nhiều. Giáo sư Stephen Walt từ ĐH Havard nghi ngờ liệu ông Putin có ý định nào khác ngoài việc ngăn chặn Ukraine đi theo quỹ đạo của phương Tây hay không. Vị giáo sư này cho rằng, Moscow đang cố gắng thực hiện tham vọng bành trường lãnh thổ của mình.
Sau những động thái bất ngờ và quyết đoán trong kế hoạch sáp nhập Crimea vào Nga, ...
 Sau những động thái bất ngờ và quyết đoán trong kế hoạch sáp nhập Crimea vào Nga, ...
Giáo sư Walt cho rằng, các quốc gia có xu hướng muốn giữ sự cân bằng quyền lực giữa bản thân họ với các nước đối thủ. Như vậy, các nhà lãnh đạo thường phải giữ sự tham vọng của họ trong một mức nhất định. Nếu không làm vậy thì các nước sẽ có nguy cơ phải gánh chịu những ảnh thưởng tiêu cực về sau. Theo lý thuyết này, tấn công không phải là hình thức phòng thủ tốt nhất trong thời gian dài.

Mỹ xem xét việc cung cấp vũ khí cho Ukraine

(Kiến Thức) - Rất nhiều quan chức chính phủ và quốc phòng ủng hộ việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.

Với việc lực lượng dân quân đang gia tăng sức ép bằng những cuộc tấn công nhằm vào Ukraine, vị chỉ huy quân sự của NATO, Tướng Philip M. Breedlove, đã ủng hộ việc cung cấp các vũ khí và thiết bị phòng thủ cho các lực lượng Kiev đang bị bao vây. Rất nhiều quan chức chính phủ và quân đội đều có xu hướng thiên về quyết định đó, một vị quan chức Mỹ cho biết hôm 1/2.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng không đồng ý với việc cung cấp vũ khí sát thương. Nhưng sau một loạt các vụ công kích mà lực lượng Ukraine đang phải hứng chịu trong những tuần gần đây, chính quyền của ông Obama đang xem xét lại vấn đề viện trợ quân sự cho Ukraine.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.