Nếu Hitler không tấn công Liên Xô, cục diện chiến sự sẽ ra sao?

Nếu Hitler không tấn công Liên Xô, cục diện chiến sự sẽ ra sao?

Quyết định tấn công Liên Xô được xem là sai lầm lớn nhất của Hitler bởi thương vong ở mặt trận này chiếm 2/3 tổng thiệt hại quân sự của Đức trong Thế chiến 2. Nếu Hitler không làm vậy thì cục diện chiến tranh có thể đã khác.

Vào ngày 22/6/1941, Hitler và chính quyền Đức quốc xã cho tiến hành Chiến dịch Barbarossa nhằm tấn công, xâm lược  Liên Xô. Tham vọng của trùm phát xít là chiếm đóng Liên Xô, tạo đà chiến thắng cho việc chinh phục các quốc gia khác ở châu Âu cũng như toàn thế giới.
Vào ngày 22/6/1941, Hitler và chính quyền Đức quốc xã cho tiến hành Chiến dịch Barbarossa nhằm tấn công, xâm lược Liên Xô. Tham vọng của trùm phát xít là chiếm đóng Liên Xô, tạo đà chiến thắng cho việc chinh phục các quốc gia khác ở châu Âu cũng như toàn thế giới.
Thế nhưng, nhà độc tài Hitler không thể ngờ rằng, quyết định tấn công Liên Xô là sai lầm lớn. Trong giai đoạn đầu của Chiến dịch Barbarossa, quân đội Đức quốc xã tràn qua hầu hết biên giới của Liên Xô và liên tiếp giành được những thắng lợi lớn trước khi tiến sát thủ đô Moscow.
Thế nhưng, nhà độc tài Hitler không thể ngờ rằng, quyết định tấn công Liên Xô là sai lầm lớn. Trong giai đoạn đầu của Chiến dịch Barbarossa, quân đội Đức quốc xã tràn qua hầu hết biên giới của Liên Xô và liên tiếp giành được những thắng lợi lớn trước khi tiến sát thủ đô Moscow.
Tuy nhiên, sau đó, quân và dân Liên Xô kiên cường chiến đấu, chuyển từ phòng thủ sang tấn công và từng bước lật ngược tình thế. Quân Đức quốc xã bị sa lầy trong cuộc chiến ở Liên Xô do không thể chiếm đóng nước này nhờ sử dụng chiến thuật "đánh nhanh thắng nhanh" như đã áp dụng thành công ở Ba Lan, Pháp... Cuối cùng, đội quân xâm lược của Hitler bị Hồng quân Liên Xô đánh bại, vội vã tháo chạy về nước.
Tuy nhiên, sau đó, quân và dân Liên Xô kiên cường chiến đấu, chuyển từ phòng thủ sang tấn công và từng bước lật ngược tình thế. Quân Đức quốc xã bị sa lầy trong cuộc chiến ở Liên Xô do không thể chiếm đóng nước này nhờ sử dụng chiến thuật "đánh nhanh thắng nhanh" như đã áp dụng thành công ở Ba Lan, Pháp... Cuối cùng, đội quân xâm lược của Hitler bị Hồng quân Liên Xô đánh bại, vội vã tháo chạy về nước.
Theo ước tính, trong cuộc chiến với Liên Xô tại mặt trận phía Đông, 3/4 binh lính thuộc quân đội Đức thương vong, chiếm tới 2/3 tổng thiệt hại quân sự của nước này trong Chiến tranh thế giới 2.
Theo ước tính, trong cuộc chiến với Liên Xô tại mặt trận phía Đông, 3/4 binh lính thuộc quân đội Đức thương vong, chiếm tới 2/3 tổng thiệt hại quân sự của nước này trong Chiến tranh thế giới 2.
Nhiều sử gia đánh gia, nếu Hitler không tấn công Liên Xô năm 1941 hoặc trì hoãn cuộc chiến này thêm vài năm thì cục diện chiến sự đã có thể thay đổi rất nhiều.
Nhiều sử gia đánh gia, nếu Hitler không tấn công Liên Xô năm 1941 hoặc trì hoãn cuộc chiến này thêm vài năm thì cục diện chiến sự đã có thể thay đổi rất nhiều.
Theo giả thuyết này, nếu Đức quốc xã không tấn công Liên Xô, đội quân xâm lược của Hitler sẽ tập trung lực lượng, dồn sức vào cuộc chiến với Anh. Khi ấy, quân đội Đức có thể có được lợi thế trong cuộc tấn công nước Anh, thậm chí có thể chiếm đóng được xứ sở sương mù nếu không bị phân tâm bởi cuộc chiến với Liên Xô.
Theo giả thuyết này, nếu Đức quốc xã không tấn công Liên Xô, đội quân xâm lược của Hitler sẽ tập trung lực lượng, dồn sức vào cuộc chiến với Anh. Khi ấy, quân đội Đức có thể có được lợi thế trong cuộc tấn công nước Anh, thậm chí có thể chiếm đóng được xứ sở sương mù nếu không bị phân tâm bởi cuộc chiến với Liên Xô.
Do Hitler đồng thời tiến hành cuộc tấn công Anh và Liên Xô nên cùng lúc quân Đức phải dàn trải lực lượng ở mặt trận phía Tây và phía Đông. Vậy nên, lực lượng phát xít Đức gặp nhiều bất lợi khi phải đối đầu với 2 kẻ thù mạnh trong cùng thời điểm.
Do Hitler đồng thời tiến hành cuộc tấn công Anh và Liên Xô nên cùng lúc quân Đức phải dàn trải lực lượng ở mặt trận phía Tây và phía Đông. Vậy nên, lực lượng phát xít Đức gặp nhiều bất lợi khi phải đối đầu với 2 kẻ thù mạnh trong cùng thời điểm.
Nếu chỉ tập trung vào cuộc chiến với Anh thì quân đội Đức quốc xã có thể gần như kiểm soát toàn bộ châu Âu, thậm chí có thể mở rộng chiến trường sang khu vực Trung Đông.
Nếu chỉ tập trung vào cuộc chiến với Anh thì quân đội Đức quốc xã có thể gần như kiểm soát toàn bộ châu Âu, thậm chí có thể mở rộng chiến trường sang khu vực Trung Đông.
Trong trường hợp không tuyên chiến với Liên Xô và nước này vẫn giữ vị thế trung lập, Đức quốc xã dồn toàn lực có thể thuận lợi giành chiến thắng ở những chiến trường trên. Sau khi đánh bại và chiếm đóng các nước ở châu Âu và Trung Đông, Hitler có thể quay trở lại tấn công Liên Xô. Khi ấy, cục diện chiến sự trên chiến trường Thế chiến 2 có thể thay đổi lớn.
Trong trường hợp không tuyên chiến với Liên Xô và nước này vẫn giữ vị thế trung lập, Đức quốc xã dồn toàn lực có thể thuận lợi giành chiến thắng ở những chiến trường trên. Sau khi đánh bại và chiếm đóng các nước ở châu Âu và Trung Đông, Hitler có thể quay trở lại tấn công Liên Xô. Khi ấy, cục diện chiến sự trên chiến trường Thế chiến 2 có thể thay đổi lớn.
Tuy nhiên, vì nóng vội muốn thôn tính Liên Xô nên Hitler đã mắc sai lầm lớn khiến quân đội Đức quốc xã đang trên đà chiến thắng từng bước suy yếu và cuối cùng bị đánh bại hoàn toàn vào năm 1945.
Tuy nhiên, vì nóng vội muốn thôn tính Liên Xô nên Hitler đã mắc sai lầm lớn khiến quân đội Đức quốc xã đang trên đà chiến thắng từng bước suy yếu và cuối cùng bị đánh bại hoàn toàn vào năm 1945.
Mời độc giả xem video: Nga duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít.

GALLERY MỚI NHẤT