Nền kinh tế nào  tăng trưởng nhanh nhất thế giới?

Nền kinh tế nào tăng trưởng nhanh nhất thế giới?

(Kiến Thức) - Tờ Business Insider (Mỹ) vừa công bố 13 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới dựa trên dự báo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới.

1. Ethiopia:  Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới này chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nhưng chính phủ nước này đã thực hiện đa dạng hóa sản xuất trong cả ngành dệt may và sản xuất năng lượng. Dù mức tăng trưởng GDP được dự đoán tăng trưởng cao nhưng thu nhập bình quân đầu người của Ethiopia vẫn thuộc top thấp nhất thế giới.
1. Ethiopia: Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới này chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nhưng chính phủ nước này đã thực hiện đa dạng hóa sản xuất trong cả ngành dệt may và sản xuất năng lượng. Dù mức tăng trưởng GDP được dự đoán tăng trưởng cao nhưng thu nhập bình quân đầu người của Ethiopia vẫn thuộc top thấp nhất thế giới.
2. Turkmenistan: Nền kinh tế Turkmenistan dựa vào hai ngành công nghiệp chính: bông và khí đốt. Đây là quốc gia có trữ lượng khí đốt thiên nhiên lớn thứ tư thế giới. Tuy nhiên, triển vọng phát triển kinh tế nước này đang bị cản trở bởi nạn tham nhũng cũng như hệ thống giáo dục kém, phụ thuộc vào doanh thu dầu mỏ và khí đốt và không chủ động trong cải cách thị trường.
2. Turkmenistan: Nền kinh tế Turkmenistan dựa vào hai ngành công nghiệp chính: bông và khí đốt. Đây là quốc gia có trữ lượng khí đốt thiên nhiên lớn thứ tư thế giới. Tuy nhiên, triển vọng phát triển kinh tế nước này đang bị cản trở bởi nạn tham nhũng cũng như hệ thống giáo dục kém, phụ thuộc vào doanh thu dầu mỏ và khí đốt và không chủ động trong cải cách thị trường.
3. Cộng hòa Dân chủ Congo: Congo là nước giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng không được khai thác hiệu quả vì tình trạng tham nhũng có hệ thống, xung đột và bất ổn chính trị.
3. Cộng hòa Dân chủ Congo: Congo là nước giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng không được khai thác hiệu quả vì tình trạng tham nhũng có hệ thống, xung đột và bất ổn chính trị.
4. Myanmar: Đất nước này có một lực lượng lao động trẻ và tài nguyên thiên nhiên phong phú nên đang thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, mức sống của phần lớn dân số Myanmar vẫn chưa được cải thiện nhiều.
4. Myanmar: Đất nước này có một lực lượng lao động trẻ và tài nguyên thiên nhiên phong phú nên đang thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, mức sống của phần lớn dân số Myanmar vẫn chưa được cải thiện nhiều.
5. Uzbekistan: Uzbekistan là nước xuất khẩu bông lớn thứ năm thế giới và cũng là quốc gia có trữ lượng khí thiên nhiên và vàng rất lớn. Thời gian gần đây, Uzbekistan đang tiến tới thực thi lệnh cấm sử dụng lao động trẻ em trong việc thu hoạch bông.
5. Uzbekistan: Uzbekistan là nước xuất khẩu bông lớn thứ năm thế giới và cũng là quốc gia có trữ lượng khí thiên nhiên và vàng rất lớn. Thời gian gần đây, Uzbekistan đang tiến tới thực thi lệnh cấm sử dụng lao động trẻ em trong việc thu hoạch bông.
6. Cote d'Ivoire (Bờ Biển Ngà): Khoảng 2/3 dân số nước này vẫn làm việc trong ngành nông nghiệp và các ngành có liên quan. Bờ Biển Ngà là đất nước sản xuất và xuất khẩu hạt ca cao lớn nhất thế giới, đồng thời cũng nằm trong top đầu thế giới trong ngành công nghiệp cà phê và dầu cọ.
6. Cote d'Ivoire (Bờ Biển Ngà): Khoảng 2/3 dân số nước này vẫn làm việc trong ngành nông nghiệp và các ngành có liên quan. Bờ Biển Ngà là đất nước sản xuất và xuất khẩu hạt ca cao lớn nhất thế giới, đồng thời cũng nằm trong top đầu thế giới trong ngành công nghiệp cà phê và dầu cọ.
7. Papua New Guinea: 85% dân số Papua New Guinea làm việc trong ngành nông nghiệp và bộ phận nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên gồm các mỏ khoáng sản như vàng, đồng, dầu.
7. Papua New Guinea: 85% dân số Papua New Guinea làm việc trong ngành nông nghiệp và bộ phận nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên gồm các mỏ khoáng sản như vàng, đồng, dầu.
8. Ấn Độ: Ngành dịch vụ đã trở thành một nguồn thu chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, chiếm gần 2/3 GDP và tạo ra việc làm cho gần 1/3 lực lượng lao động. Tuy nhiên, các vấn đề như tham nhũng, nghèo đói và phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái đang là những vấn đề nan giải với quốc gia đông dân thứ hai thế giới này.
8. Ấn Độ: Ngành dịch vụ đã trở thành một nguồn thu chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, chiếm gần 2/3 GDP và tạo ra việc làm cho gần 1/3 lực lượng lao động. Tuy nhiên, các vấn đề như tham nhũng, nghèo đói và phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái đang là những vấn đề nan giải với quốc gia đông dân thứ hai thế giới này.
9. Bhutan: Quốc gia này có một nền kinh tế nhỏ và tương đối kém phát triển do chỉ dựa vào thủy điện, nông nghiệp, lâm nghiệp. Quốc gia này xuất khẩu một số lượng lớn điện từ các dự án thủy điện cho Ấn Độ, trong đó có tiềm năng để "thúc đẩy tăng trưởng bền vững" trong vài năm tới . Dù vậy sự chậm trễ kinh niên trong ngành xây dựng vẫn là một vấn đề nan giải của Bhutan.
9. Bhutan: Quốc gia này có một nền kinh tế nhỏ và tương đối kém phát triển do chỉ dựa vào thủy điện, nông nghiệp, lâm nghiệp. Quốc gia này xuất khẩu một số lượng lớn điện từ các dự án thủy điện cho Ấn Độ, trong đó có tiềm năng để "thúc đẩy tăng trưởng bền vững" trong vài năm tới . Dù vậy sự chậm trễ kinh niên trong ngành xây dựng vẫn là một vấn đề nan giải của Bhutan.
10. Mozambique: Những năm gần đây, nền kinh tế Mozambique tăng trưởng khá nhanh nhờ thu hút được các dự án đầu tư lớn vào tài nguyên thiên nhiên. Một số nhà phân tích tin rằng Mozambique có thể tạo ra doanh thu từ khí tự nhiên, than, thủy điện và sẽ thu hút được nhiều các nhà tài trợ hơn trong vòng 5 năm tới.
10. Mozambique: Những năm gần đây, nền kinh tế Mozambique tăng trưởng khá nhanh nhờ thu hút được các dự án đầu tư lớn vào tài nguyên thiên nhiên. Một số nhà phân tích tin rằng Mozambique có thể tạo ra doanh thu từ khí tự nhiên, than, thủy điện và sẽ thu hút được nhiều các nhà tài trợ hơn trong vòng 5 năm tới.
11. Tanzania: Tanzania gần đây có tốc độ tăng trưởng cao nhờ ngành sản xuất vàng và du lịch. Nền kinh tế này cũng đang chú trọng hơn đến phát triển viễn thông, ngân hàng, năng lượng và khai thác mỏ, bên cạnh phát triển nông nghiệp. Dù mức thu nhập bình quân đầu người đã được cải thiện đôi chút nhưng Tanzania vẫn là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới.
11. Tanzania: Tanzania gần đây có tốc độ tăng trưởng cao nhờ ngành sản xuất vàng và du lịch. Nền kinh tế này cũng đang chú trọng hơn đến phát triển viễn thông, ngân hàng, năng lượng và khai thác mỏ, bên cạnh phát triển nông nghiệp. Dù mức thu nhập bình quân đầu người đã được cải thiện đôi chút nhưng Tanzania vẫn là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới.
12. Rwanda: 90% dân số Rwanda vẫn làm việc trong nông nghiệp tự cung tự cấp hoặc chế biến nông sản, khoáng sản. Mặc dù đất nước này đã có những bước phát triển đáng kể nhưng 45% dân số vẫn sống dưới mức nghèo khổ.
12. Rwanda: 90% dân số Rwanda vẫn làm việc trong nông nghiệp tự cung tự cấp hoặc chế biến nông sản, khoáng sản. Mặc dù đất nước này đã có những bước phát triển đáng kể nhưng 45% dân số vẫn sống dưới mức nghèo khổ.
13. Trung Quốc: Đây là một cường quốc sản xuất, xuất khẩu và nhiều người tin rằng nền kinh tế này sẽ vượt qua Mỹ trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn khi đưa đất nước chuyển tiếp sang nền kinh tế dựa trên nền tảng tiêu dùng. Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc cũng đang dưới mức trung bình thế giới.
13. Trung Quốc: Đây là một cường quốc sản xuất, xuất khẩu và nhiều người tin rằng nền kinh tế này sẽ vượt qua Mỹ trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn khi đưa đất nước chuyển tiếp sang nền kinh tế dựa trên nền tảng tiêu dùng. Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc cũng đang dưới mức trung bình thế giới.

GALLERY MỚI NHẤT

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.