"Nên giao quyền bổ nhiệm chức danh giáo sư cho các trường"

(Kiến Thức) - Đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị thực hiện cơ chế giao quyền bổ nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư cho các trường Đại học, tránh việc người không tham gia giảng dạy cũng được làm giáo sư.

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đề nghị thực hiện cơ chế giao quyền bổ nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư cho các trường Đại học.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết, kinh nghiệm của thế giới khi các trường đại học khi bổ nhiệm một giáo sư thì luôn phải gắn với các nhiệm vụ giáo sư đó phải đảm nhận và có các điều kiện cho giáo sư đó phải thực hiện.
Tuy nhiên, tại ở Việt Nam có tình trạng bổ nhiệm tràn lan, nhiều giáo sư nhưng khi bổ nhiệm xong thì giáo sư này cũng không đảm nhận được công việc gì khác hơn với những người trước đó chưa bổ nhiệm.
Đại biểu Hoàng Văn Cường.
Đại biểu Hoàng Văn Cường. 
Đại biểu Hoàng Văn Cường đồng tình trong dự thảo luật đã khẳng định 5 chức danh nghề nghiệp của giảng viên là trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư và giáo sư.
Tuy nhiên, ông Cường xin đề nghị bên cạnh việc quy định các tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp cho mỗi một chức danh này thì trong luật cũng cần phải quy định rõ về cơ cấu, vị trí việc làm gắn liền với nhiệm vụ, quyền hạn của những người được bổ nhiệm vào chức danh đó phải làm gì.
Đại biểu Cường cũng đánh giá cao thành công bao trùm của dự thảo Luật Giáo dục đại học đó là phân định và tách bạch được quản lý nhà nước về giáo dục đại học với quản trị cơ sở giáo dục đại học và đề nghị trong luật này cần phải quy định rất rõ trách nhiệm giải trình của các trường đại học đối với người học, cựu học viên và đối với những đơn vị là người sử dụng lao động về giải trình đối với các chuẩn đầu ra, sản phẩm đào tạo của mình để chính cơ sở đó là cơ sở để xã hội sẽ thực hiện vai trò giám sát đối với các trường đại học...
Tuy nhiên, ông Cường cho rằng, cần phải cân nhắc một số nhiệm vụ đang giao cho Hội đồng trường thực hiện, kể cả những công việc mang tính chất tác nghiệp, ví dụ phê duyệt thông qua các hợp đồng có giá trị lớn hay là các báo cáo quyết toán hàng năm…Bởi đây chính là những công việc của Hiệu trưởng chứ không phải là công việc của Hội đồng trường.
Đại biểu Cường đề nghị phải quy định rõ hơn tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng trường, bởi vì để giám sát được hoạt động của Ban giám hiệu, Chủ tịch Hội đồng trường cần phải kinh qua kinh nghiệm trong quản lý nhà trường là Ban giám hiệu.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đồng tình với quy định là cơ chế thu học phí của các trường đại học phải dựa trên cơ sở tính giá dịch vụ đào tạo.
Tuy nhiên, đại biểu Cường nói rằng, chúng ta cũng thấy một điều, nếu chúng ta sử dụng cơ chế giá dịch vụ đào tạo thì mức thu học phí các trường có thể sẽ tăng lên và điều này sẽ khó khăn tiếp cận cho những đối tượng của những học sinh nghèo.

Nghi phạm giết người, cướp xe ở Hải Dương đối mặt mức án nào?

(Kiến Thức) - Luật sư Thơm cho rằng hành vi của nghi phạm giết người cướp xe ở Hải Dương đã đủ cấu thành tội "Giết người và Cướp tài sản". Nghi phạm có thể phải đối mặt với tổng hình phạt chung là tử hình.

Sáng nay, cơ quan công an Hải Dương thông tin đã bắt được Vũ Viết Tuân (30 tuổi, HKTT tại thôn Cam Lộ, xã Tân Việt, huyện Thanh Hà) - nghi phạm giết người cướp xe gây chấn động tỉnh này. Hiện thời, đối tượng đang được lấy lời khai, điều tra làm rõ nguyên nhân, động cơ gây án. 
Tìm hiểu về mức hình phạt dành cho kẻ giết người, PV Kiến Thức vừa có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

Hơn 86% ĐBQH thông qua Luật An ninh mạng, có hiệu lực từ 1/1/2019

(Kiến Thức) - Với 7 chương, 43 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019, Luật An ninh mạng điều chỉnh "về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan".

Sáng 12/6, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật An ninh mạng. Kết quả kiểm phiếu cho thấy, 423/466 đại biểu có mặt ở hội trường (chiếm 86,86% tổng số đại biểu) tán thành thông qua. Có 15 đại biểu không tán thành (chiếm 3,08%) và 28 đại biểu không biểu quyết (chiếm 5,75%).
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật An ninh mạng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết, Luật An ninh mạng gồm 7 chương 43 điều xác định không gian mạng là lĩnh vực mới, tác động sâu rộng vào mọi mặt đời sống xã hội.

Đọc nhiều nhất

Tin mới