Nên cúng rằm tháng Giêng ngày 14 hay 15 để cả năm sung túc?

Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng. Vậy nên cúng rằm tháng Giêng vào 14 hay 15 âm lịch?

Rằm tháng Giêng 2019 là ngày nào?
Rằm tháng Giêng là một trong bốn ngày rằm lớn nhất trong năm mà người Việt thường đi cúng chùa để cầu mong gia đình gặp được nhiều điều bình an, hạnh phúc và may mắn.
Năm mới Kỷ Hợi 2019, rằm tháng Giêng rơi vào ngày 19/2 dương lịch, thời gian cúng rằm tháng Giêng tốt nhất là vào giờ Ngọ (từ 11h đến 13h) ngày 19/2 dương lịch (tức ngày 15/1/2019 âm lịch) vì đây là thời khắc Thần Phật giáng thế.
Nen cung ram thang Gieng ngay 14 hay 15 de ca nam sung tuc?
Ảnh minh họa.  
Nên cúng rằm tháng Giêng ngày 14 hay 15 âm lịch?
Thông thường, thời gian và địa điểm cúng sẽ do các gia đình lựa chọn, theo đó, các gia đình có thể chọn việc cúng rằm tháng Giêng tại nhà hoặc tại chùa, chủ yếu là phải thực hiện nghi thức này thật đúng, thật chuẩn.
Nên cúng Rằm tháng Giêng vào giờ nào đẹp nhất? Nếu như cúng vào buổi sáng của ngày 15 âm thì gia chủ nên chuẩn bị lễ cúng xong trước 9 giờ - 10 giờ và tiến hành lễ cúng vào giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ). Nhiều người tin rằng, nếu làm lễ cúng Rằm tháng Giêng vào giờ đẹp thì gia đạo sẽ được bình an, con cháu sum vầy, tài lộc sung mãn và gặp nhiều điều may mắn trong năm mới.
Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được công việc để cúng vào ngày giờ đó thì các gia đình có thể cúng trước từ sáng ngày 18/2 dương lịch (tức 14/1 âm lịch) đến trước 19h ngày 19/2 dương lịch (tức ngày 15/1 âm lịch).
Hướng dẫn cúng rằm tháng Giêng đúng cách để cả năm sung túc
Chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng
Vào ngày này, các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên. Có hai dạng lễ cúng Rằm tháng Giêng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên). Nếu chủ nhà không có ban thờ Phật thì chỉ một mâm cúng gia tiên là đủ.
Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục, quan niệm của mỗi gia đình, từng địa phương mà mỗi mâm cỗ cúng sẽ khác nhau, nhưng về cơ bản, mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Giêng cũng không có nhiều khác biệt so với Tết Nguyên đán.
Xôi gấc màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn.
Hoa quả: ngũ quả mang ý nghĩa tốt lành, tùy theo quan niệm của từng vùng miền.
Bánh trôi: tượng trưng cho mong muốn một năm thuận lợi, hanh thông.
Gà lễ là lễ vật mang tính cổ truyền của người Việt, chân giò hoặc giò chả.
Bài văn khấn rằm tháng Giêng tại nhà
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………. ……………………..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi 2019, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Bài văn khấn rằm tháng Giêng tại chùa
Khi đi lễ chùa, nếu bạn là Phật tử thì có thể ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, hoặc kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo. Nếu không tụng kinh được thì có thể dâng hương và đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật dưới đây để thể hiện tấm lòng thành tâm của mình tới đức Phật:
Phật thân rực rỡ tựa kim san
Thanh tịnh không gì thể sánh ngang
Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn
Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.
Phật đức bao la như đại dương
Bảo châu tàng chứa đủ bên trong
Trí tuệ vô biên vô lượng đức
Đại định uy linh giác vẹn toàn.
Phật tại chân như pháp giới tàng
Không sắc không hình chẳng bụi mang
Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật
Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.
Nam mô Thâp phương Thường trụ Tam Bảo
Nam mô Thâp phương Thường trụ Tam Bảo
Nam mô Thâp phương Thường trụ Tam Bảo
Bài Văn khấn cúng dâng sao giải hạn Rằm tháng Giêng:
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi
Tín chủ (chúng) con là: ......................
Ngụ tại: ...............................................
Chúng con thành tâm có lời kính mời:
Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân
Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân
Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân
Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân
Văn Xương Văn Khúc tinh quân
Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn
La Hầu, Kế Đô tinh quân
Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:
Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.
Đèn trời xán lạn.
Chiếu thắp cõi trần.
Xin các tinh quân.
Lưu ân lưu phúc.
Lễ tuy mọn bạc.
Lòng thành có dư.
Mệnh vị an cư.
Thân cung khang thái.
Phục duy cẩn cáo!
Việt Nam đón 'siêu trăng' vào đúng rằm tháng Giêng
Ngày 19/2 tới đây, đúng vào dịp rằm tháng Giêng, Việt Nam cùng các nước trên thế giới sẽ được chứng kiến hiện tượng thiên văn đáng chú ý - siêu trăng dài và rõ nhất năm 2019.Theo đó, vào ngày này, trăng tròn sẽ đạt cực đại lúc 22h53’ (giờ Việt Nam). Trăng tròn trùng với khoảng thời gian nó tiến tới vị trí cực cận - điểm gần Trái đất trên quỹ đạo. Vì vậy, quan sát từ Trái đất, người xem sẽ thấy Mặt trăng to và sáng hơn bình thường, nên gọi là siêu trăng.
trang
Khi siêu trăng diễn ra, Mặt trăng sẽ xuất hiện ở phía đối diện Mặt trời. Mặt trăng lúc này phản xạ tối đa ánh sáng Mặt trời về phía Trái đất.
Năm 2019, có 3 lần diễn ra hiện tượng siêu trăng, vào ngày 21/1, 19/2 và 21/3. Đặc biệt, lần siêu trăng sắp tới sẽ xảy ra vào đúng rằm tháng Giêng tại Việt Nam, được cho là lần dài nhất và rõ nhất trong năm.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng đúng, đủ, chuẩn nhất

Rằm tháng Giêng là dịp để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên và dưới đây là cách chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng đúng và đầy đủ nhất.

Cúng rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một trong những lễ cúng quan trọng trong đời sống văn hoá tín ngưỡng của người Việt từ lâu đời. Dù giàu hay nghèo thì đến ngày này, mỗi một gia đình đều chuẩn bị một mâm cỗ cúng rằm tươm tất để mong một năm tốt lành.

Tại sao cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng?

(Kiến Thức) - Trong một năm có rất nhiều dịp cúng lễ quan trọng nhưng người Việt lại nói: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Vì sao lại có quan niệm này?

Ngày rằm tháng Giêng theo phong tục cổ, còn được gọi là tết Thượng nguyên. Đây là một tết nằm trong hệ thống Thượng – Trung – Hạ nguyên. Tết Thượng nguyên là rằm tháng Giêng, tết Trung nguyên là rằm tháng 7 và tết Hạ nguyên là rằm tháng 10. Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm trong sách "Cơ sở văn hóa Việt Nam", 3 ngày tết này mang các ý nghĩa khác nhau. Tết Thượng nguyên là tết hướng thiên cầu phúc, Trung nguyên là địa quan xá tội, Hạ nguyên là thủy quan giải ách.
Lý giải về việc vì sao dân gian nói “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng thứ nhất điều này có liên quan đến quan niệm coi trọng cái ban đầu. Người Việt cho rằng phàm làm bất kỳ điều gì hễ đầu xuôi thì đuôi lọt. Bởi vậy trong những ngày đầu năm, đầu tháng, người dân Việt có tục cúng vái và kiêng kỵ rất hệ trọng, nhất là những người kinh doanh. Quan niệm đó lại được mở rộng ra, coi trọng cả tháng đầu năm là tháng giêng. Mà trong mỗi tháng có hai tiết sóc vọng là ngày mồng một và hôm rằm. Ngày mồng một tháng giêng là tết Nguyên đán rồi cho nên rằm tháng giêng do đó cũng được coi trọng cho xứng đáng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới