Nên bao sái bàn thờ trước hay cúng ông Công ông Táo trước?

Có nên dọn bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo hay bao sái ban thờ trước hay sau cúng ông Công ông Táo?

Nên bao sái bàn thờ trước hay cúng ông Công ông Táo trước?

Có nên dọn bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo

Theo quan niệm dân gian, ông Công, ông Táo là những người trông coi bếp núc, đất đai của gia đình. Hàng năm, cứ vào ngày 23/12 (âm lịch) là ông Công, ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời, bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình suốt cả năm vừa qua. Dân gian cho rằng, các vị thần linh đi vắng nên đây là thời điểm thích hợp để gia chủ tiến hành lau dọn bàn thờ mà không ảnh hưởng đến việc thờ cúng.'

Nen bao sai ban tho truoc hay cung ong Cong ong Tao truoc?

Theo đó, nếu buổi sáng hoàn thành nghi lễ cúng ngày 23 tháng Chạp để tiễn các ông Công, ông Táo lên chầu trời thì có thể tiến hành bao sái bàn thờ ngay trong buổi sáng hoặc buổi chiều. Thời gian thực hiện tốt nhất là từ 8h đến 11h55 hoặc 13h đến 17h55, tránh khoảng thời gian 12-13 giờ.

Còn nếu gia chủ cúng ông Công, ông Táo vào chiều 22 tháng Chạp thì nên bao sái, dọn dẹp bàn thờ vào hôm sau hoặc một ngày lành khác, bởi công việc này phải làm vào ban ngày, không nên làm vào buổi tối. Việc lau dọn bàn thờ nên được thực hiện xong xuôi trước ngày 30 tháng Chạp, bởi ngày đó, ông Công, ông Táo sẽ quay trở lại trần gian.

Thực hiện bao sái bàn thờ

Chọn ngày đẹp, giờ tốt để thực hiện. Đun một nồi nước ngũ vị hương (nhớ mua ngũ vị cửa hàng thuốc Bắc, không mua gói bột ở quầy hàng mã). Đổ nước ngũ vị hương vào thau sạch, nước pha ấm khoảng 40 độ là được.

Nen bao sai ban tho truoc hay cung ong Cong ong Tao truoc?-Hinh-2

- Thắp hương xin phép Thần linh, gia tiên để bao sái bàn thờ.

- Sau đó, trong khi hương cháy thì bê toàn bộ bát hương xuống, tốt nhất là đặt vào một cái mâm.

- Rút tỉa hết chân nhang, giữ lại 3 cây đang cháy.

- Dùng khăn sạch nước thơm lau hết một vòng bát hương (lưu ý là bạn có thể quên vị trí các bát hương, vì vậy rất cần nhớ đánh dấu vị trí từng bát hương để tránh bị nhầm lẫn sau khi đặt lại lên bàn thờ.

- Dùng nước ngũ vị lau sạch bàn thờ.

- Đồng thời hạ hết toàn bộ đồ tế phẩm của năm cũ xuống để hóa.

- An vị bát hương trở lại, nhớ đừng đặt sai thứ tự.

- Sau đó thắp tiếp một tuần nhang và bày đồ tế phẩm của năm mới lên.

- Hóa hết chân nhang, cành vàng, lá ngọc, bùa chú, vàng mã của năm cũ.

- Cuối cùng mang tro ra bón cây hoặc thả xuống dòng nước

Các ngày tốt để bao sái bàn thờ

- Gia chủ có thể thực hiện cùng một lần với ngày cúng ông Táo nhưng nên chia thành 2 nghi lễ khác nhau: Cúng ông Táo trước rồi bao sái bàn thờ; Hoặc bao sái bàn thờ xong mới cúng ông Táo cũng được.

- Có 3 ngày tốt năm nay để bao sái ban thờ là: 20, 23, 26 tháng Chạp.

Phát nản với ý thức thả cá trong ngày ông Công ông Táo

(Kiến Thức) - Mỗi năm cứ đến ngày ông Công ông Táo, những hình ảnh xấu xí đi kèm khi thả cá lại được đăng tải trên mạng xã hội khiến nhiều người ngán ngẩm.

Phát nản với ý thức thả cá trong ngày ông Công ông Táo
Phat nan voi y thuc tha ca trong ngay ong Cong ong Tao
Cứ mỗi năm, vào ngày 23 tháng Chạp, tức là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời, người dân lại nô nức cúng bái, mua cá chép vàng đem ra sông, hồ, ao thả với ý nghĩa để Táo Quân cưỡi lên trời vừa để phóng sinh. Thế nhưng những ý nghĩa tốt đẹp thì ít mà hình ảnh xấu xí lại xuất hiện tràn ngập trên mạng xã hội khiến cộng đồng ngán ngẩm.

Bất lực trước những tai nạn chẳng giống ai ngày ông Công ông Táo

(Kiến Thức) - Ngày tiễn ông Công ông Táo về trời lại xảy ra những tai nạn thế này khiến ai cũng phải khóc thét.

Bất lực trước những tai nạn chẳng giống ai ngày ông Công ông Táo
Bat luc truoc nhung tai nan chang giong ai ngay ong Cong ong Tao
 Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người dân Việt Nam đổ xô đi thả cá chép, tiễn ông Công ông Táo về trời. Thế nhưng cũng từ đây, nhiều tai nạn, tình huống dở khóc dở cười xảy ra. Tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nhiều người đổ xô đi thả cá. 

Có nên cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp?

23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo chầu trời, tuy nhiên nhiều gia đình cúng tiễn Táo quân rất sớm, thậm chí trước mấy ngày, điều này có nên không?

Có nên cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp?

Theo quan niệm của người Việt, ông Công ông Táo là vị thần dõi theo cuộc sống của mọi người trong gia đình. Hàng ngày ông Công ông Táo sẽ ghi lại những việc làm tốt-xấu của gia chủ, để đến cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo cưỡi cá chép lên chầu trời và báo cáo với Ngọc Hoàng. Thiên đình sẽ từ báo cáo đó của Táo quân mà đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình.

Cúng ông Công ông Táo trước 23 tháng Chạp được không?

Đọc nhiều nhất

Tin mới