NASA xác định 17 ngoại hành tinh có thể phù hợp cho sự sống

Một cuộc khảo sát mới của NASA đã xác định được 17 ngoại hành tinh có thể có điều kiện thích hợp cho các đại dương nước lỏng ẩn dưới lớp vỏ băng giá.

NASA xác định 17 ngoại hành tinh có thể phù hợp cho sự sống

NASA xac dinh 17 ngoai hanh tinh co the phu hop cho su song

Hình minh họa về Proxima Centauri b, một trong những ứng cử viên ngoại hành tinh có nước.(Ảnh: ESO/M. KORNMESSER)

Theo như chúng ta biết, sự sống cần có nước. Do đó, các nhà thiên văn học và nhà sinh vật học vũ trụ đã tập trung nỗ lực một cách tự nhiên vào việc xác định các ngoại hành tinh có thể chứa các đại dương lỏng.

Nước ở dạng lỏng có thể tồn tại trên bề mặt hành tinh, nơi nhiệt trực tiếp từ ngôi sao chủ của nó có thể giữ cho vật chất không bị đóng băng - nhưng nó cũng có thể tồn tại bên dưới bề mặt của một hành tinh, nơi các nguồn nhiệt bên trong có thể duy trì dòng chảy của các đại dương dưới bề mặt.

17 ngoại hành tinh có nước

Trong một phân tích mới, NASA đã tiết lộ rằng, 17 ngoại hành tinh được phát hiện có thể chứa các đại dương dưới bề mặt bị chôn vùi dưới những lớp băng dày.

Mặc dù thành phần chính xác của những thế giới này vẫn chưa rõ ràng, nhưng ước tính về nhiệt độ bề mặt của chúng từ các nghiên cứu trước đây cho thấy chúng lạnh hơn Trái đất đáng kể và cũng có mật độ thấp hơn Trái đất, mặc dù có kích thước gần giống với hành tinh của chúng ta.

Lynnae Quick thuộc Trung tâm bay không gian Goddard của NASA cho biết: “Các phân tích của chúng tôi dự đoán rằng 17 thế giới này có thể có bề mặt phủ băng nhưng nhận đủ nhiệt bên trong từ sự phân hủy của các nguyên tố phóng xạ và lực thủy triều từ các ngôi sao chủ của chúng để duy trì các đại dương bên trong”.

Quick cho biết thêm: “Nhờ lượng nhiệt bên trong mà chúng trải qua, tất cả các hành tinh trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có thể biểu hiện các vụ phun trào núi lửa băng dưới dạng các luồng giống như mạch nước phun”.

Nghiên cứu dựa trên những gì chúng ta biết từ hoạt động mạch nước phun của Sao Mộc. Hai trong số các ngoại hành tinh có tên trong nghiên cứu, Proxima Centauri b và LHS1140 b, là những ứng cử viên đặc biệt hứa hẹn vì có đại dương tương đối gần bề mặt.

Các quan sát tiếp theo về những thế giới này có thể sẽ bao gồm việc ghi lại quang phổ phát xạ của ánh sáng truyền qua bầu khí quyển của các hành tinh này.

Nóng: Lần đầu phát hiện “con của quái vật vũ trụ” ở thiên hà khác

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học có thể đã phát hiện hành tinh ở một thiên hà khác, được sinh ra từ hai "quái vật vũ trụ" ghê gớm nhất vũ trụ.

Nóng: Lần đầu phát hiện “con của quái vật vũ trụ” ở thiên hà khác
Nong: Lan dau phat hien “con cua quai vat vu tru” o thien ha khac
 Hành tinh mới phát hiện được đặt tên là M51-ULS-1b, nằm cách Trái Đất 28 triệu năm ánh sáng, trong thiên hà Messier 51 (M51), còn gọi là thiên hà Xoáy Nước.

Khám phá 10 ngoại hành tinh kỳ lạ đặc biệt nhất hệ Mặt trời

Kể từ năm 1995, danh sách các ngoại hành tinh được phát hiện gia tăng nhanh chóng. Dưới đây là 10 ngoại hành tinh kỳ lạ và đặc biệt nhất, chúng không giống với bất cứ hành tinh nào trong Hệ Mặt trời.

Khám phá 10 ngoại hành tinh kỳ lạ đặc biệt nhất hệ Mặt trời
Kham pha 10 ngoai hanh tinh ky la dac biet nhat he Mat troi

1. WASP-76b: Ngoại hành tinh tạo mưa sắt nóng chảy. Hành tinh này bị “khóa “thủy triều với ngôi sao chủ BD + 01 316. Điều này có nghĩa là một mặt của hành tinh vĩnh viễn đối mặt với ngôi sao mẹ của nó, khiến cho mặt đó có nhiệt độ nóng kinh hoàng (khoảng 2.500 độ C) đủ để làm bốc hơi sắt. (Nguồn: baotintuc.vn).  

Sự sống ngoài hành tinh: Tin xấu từ Trái Đất màu đỏ

Quanh loại sao mát mẻ và phổ biến nhất thiên hà chứa Trái Đất, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều hành tinh cùng loại, cùng cỡ với địa cầu. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy, chúng chưa chắc đem lại tin vui.

Sự sống ngoài hành tinh: Tin xấu từ Trái Đất màu đỏ

Nghiên cứu vừa được công bố trên Astrophysical Journal Letters đã xem xét một hành tinh mang tên GJ 1252b. Theo NASA, GJ 1252b là một hành tinh đá - tức cùng loại với Trái Đất - và thuộc nhóm có kích thước tương đương, khối lượng chỉ hơn địa cầu 1,32 lần.

GJ 1252b tắm trong ánh sáng màu đỏ của GJ 1252, là một ngôi sao lùn đỏ nằm cách Trái Đất 66 năm ánh sáng. Khoảng cách giữa hành tinh và sao mẹ chỉ bằng 0,00915 lần so với khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời, tuy nhiên do sao lùn đỏ mát hơn nhiều so với Mặt Trời nên với các tính chất kể trên, GJ 1252b vẫn là đối tượng cần chú ý trong cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới