NASA chia sẻ hình ảnh Trái đất chưa từng có chụp từ tàu Orion

NASA chia sẻ hình ảnh Trái đất chưa từng có chụp từ tàu Orion

Tàu vũ trụ Orion thuộc sứ mệnh Mặt Trăng Artemis I lập kỷ lục về khoảng cách xa Trái Đất nhất, vượt qua Apollo 13 được ghi nhận năm 1970.

Kỷ lục được thiết lập ở đỉnh của quỹ đạo xa của Mặt Trăng khi tàu vũ trụ Orion đi vào quỹ đạo này. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ  NASA cho biết tàu vũ trụ Orion ngày 28/11 ở khoảng cách xa 432.195 km so với Trái đất, và cách gần 65.000 km bên ngoài quỹ đạo của Mặt Trăng.
Kỷ lục được thiết lập ở đỉnh của quỹ đạo xa của Mặt Trăng khi tàu vũ trụ Orion đi vào quỹ đạo này. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA cho biết tàu vũ trụ Orion ngày 28/11 ở khoảng cách xa 432.195 km so với Trái đất, và cách gần 65.000 km bên ngoài quỹ đạo của Mặt Trăng.
Từ khoảng cách này, máy ảnh của tàu vũ trụ Orion đã chụp được hình ảnh chưa từng thấy Mặt Trăng che khuất Trái đất. Bức ảnh được nhiều người liên tưởng tới “chấm xanh nhạt” nổi tiếng được tàu thăm dò Voyager 1 khi đi qua quỹ đạo của Sao Hải Vương vào tháng 2/1990.
Từ khoảng cách này, máy ảnh của tàu vũ trụ Orion đã chụp được hình ảnh chưa từng thấy Mặt Trăng che khuất Trái đất. Bức ảnh được nhiều người liên tưởng tới “chấm xanh nhạt” nổi tiếng được tàu thăm dò Voyager 1 khi đi qua quỹ đạo của Sao Hải Vương vào tháng 2/1990.
Khoảng cách gần một nửa triệu kilomet không phải là khoảng cách xa nhất mà một tàu vũ trụ do con người chế tạo đã đi được. Trước đây, nhiều tàu thăm dò đã đến được các hành tinh trong Hệ Mặt trời. Thậm chí, các tàu thăm dò Voyager đã hoàn toàn rời khỏi Hệ Mặt trời và đi vào không gian giữa các vì sao. Tuy nhiên, đây là khoảng cách xa nhất mà tàu vũ trụ dự định chở con người đạt được tính đến thời điểm hiện nay.
Khoảng cách gần một nửa triệu kilomet không phải là khoảng cách xa nhất mà một tàu vũ trụ do con người chế tạo đã đi được. Trước đây, nhiều tàu thăm dò đã đến được các hành tinh trong Hệ Mặt trời. Thậm chí, các tàu thăm dò Voyager đã hoàn toàn rời khỏi Hệ Mặt trời và đi vào không gian giữa các vì sao. Tuy nhiên, đây là khoảng cách xa nhất mà tàu vũ trụ dự định chở con người đạt được tính đến thời điểm hiện nay.
Trước đó, kỷ lục thuộc về tàu vũ trụ Odyssey dùng cho sứ mệnh Apollo 13, được ghi nhận vào 19h21 ngày 14/4/1970 với khoảng cách 400.171 km.
Trước đó, kỷ lục thuộc về tàu vũ trụ Odyssey dùng cho sứ mệnh Apollo 13, được ghi nhận vào 19h21 ngày 14/4/1970 với khoảng cách 400.171 km.
Jim Geffre, Giám đốc Tích hợp Phương tiện Orion, thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết Artemis I nhằm thử nghiệm các hệ thống của Orion, một trong những quy trình bao gồm đưa tàu vũ trụ vào quỹ đạo nghịch hành xa (distant retrograde orbit - DRO).
Jim Geffre, Giám đốc Tích hợp Phương tiện Orion, thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết Artemis I nhằm thử nghiệm các hệ thống của Orion, một trong những quy trình bao gồm đưa tàu vũ trụ vào quỹ đạo nghịch hành xa (distant retrograde orbit - DRO).
Theo NASA, quỹ đạo này có độ cao lớn so với bề mặt Mặt Trăng. Hướng di chuyển của tàu vũ trụ ngược hướng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Điểm cao nhất của DRO cách bề mặt Mặt Trăng khoảng 80.500 km.
Theo NASA, quỹ đạo này có độ cao lớn so với bề mặt Mặt Trăng. Hướng di chuyển của tàu vũ trụ ngược hướng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Điểm cao nhất của DRO cách bề mặt Mặt Trăng khoảng 80.500 km.
"Thật tình cờ khi với quỹ đạo lớn, độ cao đáng kể so với Mặt Trăng, (tàu vũ trụ của) chúng tôi có thể phá kỷ lục của Apollo 13. Tuy nhiên, điều quan trọng là mở rộng ranh giới khám phá, di chuyển của tàu vũ trụ xa hơn những gì chúng tôi từng làm", Geffre chia sẻ.
"Thật tình cờ khi với quỹ đạo lớn, độ cao đáng kể so với Mặt Trăng, (tàu vũ trụ của) chúng tôi có thể phá kỷ lục của Apollo 13. Tuy nhiên, điều quan trọng là mở rộng ranh giới khám phá, di chuyển của tàu vũ trụ xa hơn những gì chúng tôi từng làm", Geffre chia sẻ.
Theo Engadget, kỷ lục trước đó của tàu vũ trụ Odyssey được thiết lập bất đắc dĩ. Một sự cố xảy ra giữa chuyến bay buộc NASA thay đổi lộ trình, trở lại Trái Đất thay vì hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng. Với nguồn cung cấp oxy hạn chế, NASA cần đưa Odyssey quay về càng nhanh càng tốt.
Theo Engadget, kỷ lục trước đó của tàu vũ trụ Odyssey được thiết lập bất đắc dĩ. Một sự cố xảy ra giữa chuyến bay buộc NASA thay đổi lộ trình, trở lại Trái Đất thay vì hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng. Với nguồn cung cấp oxy hạn chế, NASA cần đưa Odyssey quay về càng nhanh càng tốt.
Cuối cùng, cơ quan này sử dụng lực hấp dẫn của Mặt Trăng để đẩy tàu vũ trụ. Arturo Campos, kỹ sư NASA đã lên kế hoạch khẩn cấp, khiến khoảng cách giữa Odyssey với "hành tinh xanh" đạt 400.171 km.
Cuối cùng, cơ quan này sử dụng lực hấp dẫn của Mặt Trăng để đẩy tàu vũ trụ. Arturo Campos, kỹ sư NASA đã lên kế hoạch khẩn cấp, khiến khoảng cách giữa Odyssey với "hành tinh xanh" đạt 400.171 km.
Trên tàu vũ trụ Orion, NASA đặt hình nộm tên "Commander Moonikin Campos" (Chỉ huy Moonikin Campos) để tưởng nhớ Campos. Chuyến bay Artemis I mang theo 3 hình nộm mô phỏng phi hành gia, được phóng nhằm kiểm tra hiệu quả tấm chắn nhiệt trên khoang phi hành đoàn, thử nghiệm công nghệ hỗ trợ bằng giọng nói Callisto trên Orion.
Trên tàu vũ trụ Orion, NASA đặt hình nộm tên "Commander Moonikin Campos" (Chỉ huy Moonikin Campos) để tưởng nhớ Campos. Chuyến bay Artemis I mang theo 3 hình nộm mô phỏng phi hành gia, được phóng nhằm kiểm tra hiệu quả tấm chắn nhiệt trên khoang phi hành đoàn, thử nghiệm công nghệ hỗ trợ bằng giọng nói Callisto trên Orion.
Sau khi vào quỹ đạo, Orion sẽ tiếp tục di chuyển trong khoảng một tuần, trước khi trở lại Trái Đất bằng cách đáp xuống Thái Bình Dương vào ngày 11/12. Lộ trình của NASA cho thấy Orion sẽ đạt khoảng cách xa hơn hiện tại, khoảng 432.194 km so với Trái Đất vào 16h06 ngày 28/11 (giờ miền Đông).
Sau khi vào quỹ đạo, Orion sẽ tiếp tục di chuyển trong khoảng một tuần, trước khi trở lại Trái Đất bằng cách đáp xuống Thái Bình Dương vào ngày 11/12. Lộ trình của NASA cho thấy Orion sẽ đạt khoảng cách xa hơn hiện tại, khoảng 432.194 km so với Trái Đất vào 16h06 ngày 28/11 (giờ miền Đông).
Nếu kế hoạch suôn sẻ, Artemis I là bước khởi đầu cho sứ mệnh đưa con người trở lại Mặt Trăng của NASA sau khi sứ mệnh Apollo kết thúc.
Nếu kế hoạch suôn sẻ, Artemis I là bước khởi đầu cho sứ mệnh đưa con người trở lại Mặt Trăng của NASA sau khi sứ mệnh Apollo kết thúc.
>>>Xem thêm video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất (Nguồn: VTV24).

GALLERY MỚI NHẤT