Náo nhiệt cảnh lễ hội Tết ở Hà Nội nửa thế kỷ trước

Náo nhiệt cảnh lễ hội Tết ở Hà Nội nửa thế kỷ trước

(Kiến Thức) - Biển người trảy hội gò Đống Đa, chơi đu ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đám rước Thành hoàng làng ở Hà Đông... là loạt ảnh khiến lòng người rạo rực về lễ hội Tết ở Hà Nội năm 1955.

Lễ kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại gò Đống Đa, Hà Nội ngày mùng 5 Tết Ất Mùi, 1955. Đây là lễ hội lớn bậc nhất của Hà Nội vào dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO).
Lễ kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại gò Đống Đa, Hà Nội ngày mùng 5 Tết Ất Mùi, 1955. Đây là lễ hội lớn bậc nhất của Hà Nội vào dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO).
Dòng người nô nức tham gia  lễ hội Tết tại gò Đống Đa. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ tới công lao vang dội của Hoàng đế Quang Trung cùng tướng lĩnh, nghĩa quân Tây Sơn và những người con đất Việt đã anh dũng chiến đấu, hy sinh chống giặc ngoại xâm.
Dòng người nô nức tham gia lễ hội Tết tại gò Đống Đa. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ tới công lao vang dội của Hoàng đế Quang Trung cùng tướng lĩnh, nghĩa quân Tây Sơn và những người con đất Việt đã anh dũng chiến đấu, hy sinh chống giặc ngoại xâm.
Chơi đu ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội dịp Tết. Với gần 1.000 năm lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi như là trường đại học đầu tiên của Việt Nam và cũng là biểu tượng cho nền khoa cử thời phong kiến của nước ta.
Chơi đu ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội dịp Tết. Với gần 1.000 năm lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi như là trường đại học đầu tiên của Việt Nam và cũng là biểu tượng cho nền khoa cử thời phong kiến của nước ta.
Cảnh người dân chơi đánh đu nhìn từ trên Văn Miếu Môn. Không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là địa điểm du xuân được người Hà Nội ưa thích từ xưa đến nay.
Cảnh người dân chơi đánh đu nhìn từ trên Văn Miếu Môn. Không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là địa điểm du xuân được người Hà Nội ưa thích từ xưa đến nay.
Đám rước trong hội đình ở Hà Đông ngày Tết. Hầu hết các làng quanh Hà Nội đều có những lễ hội đặc sắc vào dịp Tết Nguyên đán.
Đám rước trong hội đình ở Hà Đông ngày Tết. Hầu hết các làng quanh Hà Nội đều có những lễ hội đặc sắc vào dịp Tết Nguyên đán.
Một hình ảnh khác về đám rước trong hội đình ở Hà Đông ngày Tết. Rước Thành hoàng làng là hoạt động trung tâm, thu hút đông đảo sự tham gia của quần chúng trong những lễ hội này.
Một hình ảnh khác về đám rước trong hội đình ở Hà Đông ngày Tết. Rước Thành hoàng làng là hoạt động trung tâm, thu hút đông đảo sự tham gia của quần chúng trong những lễ hội này.
Bức ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trang trọng tại mặt tiền Nhà hát Lớn dịp Tết 1955. Hòa vào niềm vui của ngày Tết cổ truyền là niềm vui độc lập, tự do. Nhờ chiến thắng Điên Biên Phủ 1954, lần đầu tiên sau gần một thế kỷ người Hà Nội đón một cái Tết sạch bóng quân xâm lược.
Bức ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trang trọng tại mặt tiền Nhà hát Lớn dịp Tết 1955. Hòa vào niềm vui của ngày Tết cổ truyền là niềm vui độc lập, tự do. Nhờ chiến thắng Điên Biên Phủ 1954, lần đầu tiên sau gần một thế kỷ người Hà Nội đón một cái Tết sạch bóng quân xâm lược.
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

GALLERY MỚI NHẤT