Nắng nóng, có nên mua An Cung để phòng đột quỵ

Nhiều người sẵn sàng chi tiền triệu để mua An Cung và xem như "bảo hiểm" cho sức khỏe, yên tâm sẽ không mắc đột quỵ.

Nắng nóng, có nên mua An Cung để phòng đột quỵ
PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết gần đây, số lượng bệnh nhân đột quỵ được đưa vào cấp cứu tăng, khoảng 30-40 bệnh nhân mỗi ngày. Thời tiết nắng nóng được cảnh báo là yếu tố làm gia tăng căn bệnh nguy hiểm này. Đặc biệt, nguy cơ đột quỵ có thể gặp ở cả những người trẻ tuổi.
Nang nong, co nen mua An Cung de phong dot quy
Tiếp đón bệnh nhân đột quỵ tại khoa Cấp Cứu Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: M.T. 
Không được tự ý dùng An Cung
Thị trường đang lưu hành một loại thuốc được quảng cáo có tác dụng dự phòng và điều trị rất tốt cho bệnh nhân đột quỵ là An Cung Ngưu Hoàng Hoàn (viết tắt là An Cung). Dù giá rất đắt (hơn một triệu/hộp một viên, hoặc hơn 3 triệu/hộp hai viên), nhiều người sẵn sàng chi tiền để mua về sử dụng xem như "bảo hiểm" cho sức khỏe và yên tâm sẽ không mắc đột quỵ.
Một quảng cáo trên mạng xã hội viết: “Khi đột quỵ xảy ra, vấn đề cấp cứu kịp thời rất quan trọng. Vì vậy, khi tai biến xảy ra, bạn cần phải cho người bệnh uống An Cung kịp thời để tránh cho tế bào não bị tổn thương càng ít càng tốt. Mỗi gia đình cần phải dự trữ ít nhất một viên An Cung Ngưu Hoàng Hoàn để dự phòng và cấp cứu”.
Trước thắc mắc về việc có nên mua An Cung để dự phòng đột quỵ, PGS Chi khuyến cáo đây là thói quen rất nguy hiểm của người dân.
Theo chuyên gia này, đột quỵ có hai thể khác nhau. Một là đột quỵ thiếu máu cục bộ não - chiếm khoảng 85%, xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu đông, huyết khối, hẹp do vữa xơ động mạch. Hai là đột quỵ chảy máu não chiếm khoảng 15%, xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu chảy vào trong não hoặc xung quanh não.
Khi đó, An Cung chỉ có tác dụng đối với thể đầu tiên - thể nhồi máu. Riêng thể chảy máu não tuyệt đối không được dùng sản phẩm này, bởi chúng sẽ làm tình trạng xuất huyết của bệnh nhân trầm trọng hơn. Nhiều bệnh nhân đã hôn mê, xuất huyết nặng sau khi người nhà cho uống An Cung.
Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân nguy kịch do tự ý sử dụng loại thuốc này. Điển hình là trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn Quang (đã đổi tên, 65 tuổi, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) bị chảy máu trầm trọng. Do bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, sợ bị tai biến vì huyết áp cao, ông Quang đã mua loại thuốc này để dự phòng. Ba tuần trước, ông có uống một liều.
Sau đó, người đàn ông này bị xuất huyết dưới da, xuất huyết cơ, chảy máu dạ dày và phải nhập viện cấp cứu. Bệnh nhân được tiến hành các xét nghiệm, chiếu chụp cho thấy khả năng đông máu giảm, tình trạng xuất huyết dưới da ngày càng nặng, có chảy máu dạ dày, chảy máu trong cơ kèm theo biểu hiện suy gan.
“Việc xác định đột quỵ thuộc thể thiếu máu cục bộ não hay chảy máu não phải thông qua chụp CT và do bác sĩ khám lâm sàng. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc nếu cần thiết. Việc tự ý mua và cho người nhà đột quỵ dùng thuốc An Cung rất nguy hiểm. Người bệnh muốn dùng thuốc này bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ”, PGS Chi khẳng định.
Khi nào xảy ra đột quỵ?
PGS Chi các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến đột quỵ là cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, rối loạn nhịp tim, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, béo phì...
Chuyên gia cũng khẳng định không có bất kỳ phương pháp nào đề phòng đột quỵ bằng thuốc uống như An Cung. Cách duy nhất là những người có nguy cơ cần kiểm soát tốt tình hình bằng tuân thủ phác đồ điều trị.
Những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, cách duy nhất để tránh đột quỵ là duy trì uống thuốc đều đặn để kiểm soát bệnh. Đột quỵ cần cấp cứu kịp thời trong khoảng thời gian 6 giờ đầu. Khi chậm trễ, bệnh nhân diễn biến nặng, dễ tử vong.
Vì vậy, chúng ta cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện để xử lý kịp thời, tuyệt đối không cố gắng cứu bệnh nhân tại nhà bằng việc cho dùng thuốc, uống các loại nước lạ.

Dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ “hỏi thăm” bạn

(Kiến Thức) - Đột quỵ thường xuất hiện đột ngột và dễ gây biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.

Dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ “hỏi thăm” bạn
Dau hieu canh bao con dot quy “hoi tham” ban

Khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế.

Dau hieu canh bao con dot quy “hoi tham” ban-Hinh-2
Nhìn mờ: Đột quỵ gây nên tình trạng nhìn mờ ở cả 2 mắt hoặc mất thị lực 1 bên mắt. Người bệnh cần chú ý nếu thấy mắt nhìn mờ thì nên nói ngay với người thân để được đưa đến cơ sở y tế kịp thời.
Dau hieu canh bao con dot quy “hoi tham” ban-Hinh-3
Khó nói hoặc nói nhịu: Người bị đột quỵ sẽ cảm thấy khó khăn trong giao tiếp, phát âm hoặc không nói được, khả năng nhận biết lời nói của người khác cũng chậm hơn.
Dau hieu canh bao con dot quy “hoi tham” ban-Hinh-4
Tay chân yếu: Nếu người thân có những biểu hiện yếu hoặc liệt chi, bạn có thể kiểm tra bằng cách giang rộng 2 tay họ trong 10 giây. Nếu 1 cánh tay buông thõng xuống thì chứng tỏ người đó đã bị yếu cơ và đây chính là dấu hiệu của cơn đột quỵ.
Dau hieu canh bao con dot quy “hoi tham” ban-Hinh-5
Chóng mặt hoặc mất thăng bằng: Đây có thể là dấu hiệu của cơn đột quỵ nhưng nó rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của các căn bệnh khác.
Dau hieu canh bao con dot quy “hoi tham” ban-Hinh-6
Đau cổ hoặc vai: Nếu bạn đột ngột thấy đau ở 1 bên cánh tay, 1 bên chân, 1 bên mặt hay 1 bên ngực thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ. Dấu hiệu này hay xuất hiện ở phụ nữ hơn là nam giới.
Dau hieu canh bao con dot quy “hoi tham” ban-Hinh-7
Cơn đau đầu dữ dội và đột ngột có thể là triệu chứng nặng nhất và rất phổ biến ở những người bị đột quỵ.
Dau hieu canh bao con dot quy “hoi tham” ban-Hinh-8
Tái mặt, ủ rũ: Người bị đột quỵ thường có khuôn mặt trông mệt mỏi, ủ rũ, da nhợt nhạt. Các nhân viên y tế thường dựa trên dấu hiệu này để xác định xem bệnh nhân có bị đột quỵ không bằng cách yêu cầu họ mỉm cười. Nếu thấy da chùng xuống, mặt yếu dần thì có thể họ đang trong cơn đột quỵ.
Dau hieu canh bao con dot quy “hoi tham” ban-Hinh-9
Ngoài việc nhận biết phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh đột quỵ, bạn cần chủ động phòng ngừa bằng cách lựa chọn lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ảnh: BS. 

Video "Vì sao người trẻ, khỏe cũng bị đột quỵ?". Nguồn: VTC.

Đừng để đến khi hôn mê mới biết mình mắc bệnh này

Nguyên nhân gây đột quỵ chủ yếu do hậu quả của tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh tim mạch. Có gần 70% người bệnh không biết mình bị tăng huyết áp cho đến khi đột ngột bị tai biến mạch não, liệt, hôn mê.

Đừng để đến khi hôn mê mới biết mình mắc bệnh này
GS.TS Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết, thời tiết thay đổi, lạnh đột ngột khiến cho các mạch máu co lại, lượng máu lên não giảm làm gia tăng đột quỵ. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, bệnh nhân đột quỵ có thể tử vong hoặc để lại di chứng hết sức nặng nề.
Dung de den khi hon me moi biet minh mac benh nay
Ảnh minh họa - Internet 

Đột quỵ suýt chết vì massage cổ sai cách

Người phụ nữ 49 tuổi đến từ Trung Quốc vốn rất khỏe mạnh nhưng massage cổ đã khiến cô đột quỵ vài ngày sau đó.

Đột quỵ suýt chết vì massage cổ sai cách
Vài ngày trước, cô Hoa, 49 tuổi, đến từ Trung quốc đột nhiên cảm thấy chóng mặt khi đi xe buýt và ngất xỉu sau vài phút. Người qua đường nhanh chóng giúp đỡ và đưa cô đến bệnh viện. Các bác sĩ khoa thần kinh học đã khám xét và chẩn đoán cô Hoa bị đột quỵ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.