Năng lực Tổng Công ty 36 ra sao khi dự án tiêu Châu Bình 756 tỷ sạt lở

(VietnamDaily) - Tại thời điểm cuối quý I/2020, tổng tài sản của Tổng công ty 36 đạt 5.674 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả chiếm 82%, đạt 4.673 tỷ đồng, gấp 4,6 lần vốn chủ sở hữu.

Thông tin về việc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an vừa có công văn gửi Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Nghệ An đề nghị phối hợp để điều tra xác minh vụ việc liên quan đến dự án Kênh tưới tiêu Châu Bình chưa bàn giao đưa vào sử dụng đã xuống cấp hư hỏng kéo dài đang gây xôn xao dư luận.
Hạng mục dự án kênh tưới tiêu Châu Bình có số vốn đầu tư là 756 tỷ đồng. Hạng mục này nằm trong dự án hồ chứa nước Bản Mồng, do Sở NN&PTNT Nghệ An làm chủ đầu tư. Đơn vị thi công là Tổng công ty 36.
Nang luc Tong Cong ty 36 ra sao khi du an tieu Chau Binh 756 ty sat lo
Các điểm trọng yếu của kênh tiêu thủy lợi thuộc hồ chứa Bản Mồng bị sạt lở  nghiêm trọng. (Ảnh: Tiền Phong).
Trước việc Kênh tưới tiêu Châu Bình 756 tỷ sạt lở, dư luận đang tò mò về năng lực nhà thầu Tổng công ty 36 ra sao?
Được biết, Tổng Công ty 36 (mã chứng khoán: G36) tiền thân là Xí nghiệp Xây lắp 36 trực thuộc Bộ Quốc phòng, thành lập năm 1996. Đây là một nhà thầu đa năng, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, lao động, thủy lợi, thủy điện, đầu tư kinh doanh bất động sản...
Đại tá Nguyễn Đăng Giáp là người gắn liền với chặng đường phát triển của G36 trong nhiều năm khi ông đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.
Kể từ ngày 1/1/2020, ông Nguyễn Đăng Giáp đã thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT theo Nghị định 71/2017/NĐ-CP về việc kể từ ngày 1/8/2020, Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) của một công ty đại chúng, nhường vị trí này cho người em trai là ông Nguyễn Văn Hiền.
Ông Nguyễn Đăng Giáp vẫn đảm nhiệm vai trò là Tổng Giám đốc của G36.
Theo phương án cổ phần hóa được phê duyệt ngày 22/2/2016, vốn điều lệ của G36 là 430 tỷ đồng, chia thành 43 triệu cổ phần, trong đó Nhà nước chiếm 40%, bán ưu đãi người lao động 7,79%, bán cho nhà đầu tư chiến lược 42,21% và bán đấu giá công khai (IPO) 10%.
Theo đó, G36 đã bán ra 42,21% vốn điều lệ cho 2 cổ đông chiến lược là CTCP Xây lắp và Thương mại Trường Lộc (32,9% vốn) và CTCP Vận tải và Thương mại Anh Quân (9,3% vốn). Giá bán cho hai nhà đầu tư chiến lược là 10.000 đồng/cp.
Sau đợt bán vốn này, Bộ Quốc phòng nắm giữ 40% vốn điều lệ của G36; Trường Lộc nắm giữ 32,91%; Anh Quân 9,3% và Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện 9,87%.
Đầu tháng 6/2017, G36 quyết định phát hành 57 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ lên 936 tỷ đồng.
Báo cáo thường niên năm 2019 của G36 cho thấy, Bộ Quốc phòng chỉ còn nắm 18,38% vốn điều lệ; Trường Lộc nắm giữ 22,79%; Anh Quân nắm giữ 7,06%; ông Nguyễn Đăng Giáp nắm giữ 13,36%; ông Nguyễn Văn Hiền nắm giữ 10,27%. Tổng cộng các cổ đông lớn này nắm giữ 77,7% vốn điều lệ của G36.
Kết thúc quý I/2020, G36 mới hoàn thành 1,7% kế hoạch lãi ròng, đạt 1,2 tỷ đồng, còn doanh thu ở mức 146 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối quý I/2020, tổng tài sản của G36 đạt 5.674 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả chiếm 82%, đạt 4.673 tỷ đồng, gấp 4,6 lần vốn chủ sở hữu. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 6, cổ phiếu G36 của G36 giao dịch ở mức 5.500 đồng/CP.
Báo cáo tài chính quý I/2020 của G36 cũng cho thấy, hiện G36 còn 4 dự án bất động sản thuộc mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang, đó là dự án nhà Goden Armor - B6 Giảng Võ; Khu nhà ở căn hộ tái định cư 678 Xuân La; Dự án 55 Định công và dự án số 6-8 Chùa Bộc (Đống Đa, Hà Nội).
Trong đó, 6-8 Chùa Bộc là dự án có tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng với quy mô 24 tầng nổi và 4 tầng hầm, mật độ xây dựng tối đa 45%. Đây là dự án được G36 xác định là dự án trọng điểm, được triển khai trên nền đất của khách sạn Asean Hotel. Dự án này trước đây từng thuộc về CTCP Địa ốc MB (MBLand).
Năm 2020, HĐQT G36 đề ra kế hoạch đặt mục tiêu doanh thu 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 69,3 tỷ đồng, lần lượt tăng 64,8% và 110,5% so với thực hiện năm 2019.
Trước đó, năm 2019 là một năm kinh doanh ảm đạm của G36. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019, cả doanh thu lẫn lợi nhuận kỳ tài chính của G36 đều sụt giảm so với cùng kỳ 2018. Cụ thể, doanh thu thuần của G36 đạt 790 tỷ đồng, giảm đến 48% so với cùng kỳ năm trước.
Trong kỳ, dù doanh thu tài chính tăng từ 1 tỷ lên 3,2 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lại giảm sút cùng khoản chi phí lãi vay tăng mạnh hơn 20 tỷ đồng, kết quả lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 24,6 tỷ đồng, giảm 60% so với quý IV/2018.
Lũy kế cả năm, doanh thu thuần giảm gần một nửa, còn 1.727 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế theo đó cũng giảm 69%, đạt 26,4 tỷ đồng. Qua đó, chỉ mới hoàn thành 49% kế hoạch doanh thu và 30% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra trong năm.
Dự án hồ chứa nước Bản Mồng là một trong những dự án trọng điểm của Bộ NN&PTNT, nằm trong chương trình đầu tư kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An. Dự án quy mô lớn, được Chính phủ cho phép đầu tư từ năm 2009 với tổng số vốn 4.500 tỷ đồng.
Dự án kênh tưới tiêu Châu Bình là hạng mục nằm trong dự án trên, được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt vào tháng 10/2012 với số vốn đầu tư là 756 tỷ đồng. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An làm chủ đầu tư dự án này. Đơn vị thi công là Tổng công ty 36.
Tuyến kênh tưới tiêu Châu Bình dài khoảng 10km, đi qua hai xã Châu Bình (huyện Quỳ Châu) và Yên Hợp (huyện Quỳ Hợp).
Kênh tưới tiêu Châu Bình được đầu tư để tiêu thoát lũ vùng trung tâm xã Châu Bình, đồng thời cấp nước cho 180ha đất nông nghiệp và nước sinh hoạt, chăn nuôi; cải tạo môi trường sinh thái trong khu vực, kết hợp phát triển du lịch, dân sinh, phòng chống lũ hạ du.
Kênh tưới tiêu Chầu Bình khởi công vào tháng 10/2014. Tháng 2/2017, công trình đã được xây dựng và hoàn thành khoảng 98% khối lượng. Dự kiến dự án sẽ được bàn giao, đưa vào sử dụng cuối năm 2017.
Thế nhưng, năm 2016 kênh tưới tiêu Châu Bình bị sạt lở nghiêm trọng. Đáng chú ý là thời điểm này, dự án vẫn chưa được bàn giao đi vào sử dụng. Hiện tại, kênh tưới tiêu Châu Bình vẫn đang trong tình trạng bị sạt lở, nứt toác nghiêm trọng.
Hướng dẫn cài đặt Bluezone trên điện thoại:
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc vào kho ứng dụng CHPlay (Android) hoặc Appstore (iOS) gõ từ khoá “Bluezone” trong mục tìm kiếm.
Bước 2: Chọn ứng dụng “Bluezone – Khẩu trang điện tử” của Cục tin học hoá, Bộ TT và TT rồi cài đặt.
Bước 3: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 4: Mở ứng dụng và cho phép Bluezone truy cập một số quyền cần thiết.
Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người.

Xuất khẩu hơn 36 tấn khẩu trang y tế sang Trung Quốc, Hồng Kông

(Vietnamdaily) - Dù thị trường trong nước đang thiếu khẩu trang y tế trầm trọng, nhưng theo báo cáo của  Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, từ ngày 30/1 đến 4/2 có 36 tấn khẩu trang được làm thủ tục xuất khẩu.

Thông tin từ Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Cục Hải quan TP.HCM) cho biết, tính riêng từ ngày 30/1 đến 4/2, Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất làm thủ tục xuất khẩu khoảng 36 tấn khẩu trang.

Theo báo cáo Hải quan Tân Sơn Nhất, số khẩu trang trên được xuất khẩu sang Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore, Malaysia. Nhưng chủ yếu tập trung ở thị trường Hồng Kông và Trung Quốc.
Xuat khau hon 36 tan khau trang y te sang Trung Quoc, Hong Kong
Khẩu trang y tế vẫn được xấu khẩu hàng loạt dù thị trường trong nước đang thiếu trầm trọng. 

Trước đó, trao đổi với báo Dân Trí, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết, từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, lượng khẩu trang y tế xuất khẩu của Việt Nam tăng đột biến, trị giá khai báo xuất khẩu tại các chi cục và cục hải quan tăng gần gấp 5 lần giá trị nhập khẩu. Thị trường Trung Quốc chiếm tới 30% giá trị xuất khẩu mặt hàng này.

Thống kê trong hơn 10 ngày tính từ thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý, lượng hàng khẩu trang xuất đi của Việt Nam đạt tới 2,6 triệu USD (gần 60 tỷ đồng).

Lượng khẩu trang nhập về của Việt Nam thời gian này là 12,2 tỷ đồng, chỉ bằng 20% so với giá trị mặt hàng này nhập khẩu về nước. Trong khi đó, trên thị trường, khẩu trang đang khan hiếm, đội giá.

Trong tình hình dịch nCoV diễn biến phức tạp, Tổng cục Hải quan ban hành công văn 676/TCHQ-GSQL yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có các biện pháp chống dịch.

Cụ thể, căn cứ quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ, mặt hàng “khẩu trang y tế” không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu hoặc xuất khẩu phải xin giấy phép của cơ quan chức năng. Do vậy, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo Chi cục Hải quan trực thuộc giải quyết thủ tục hải quan theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, khi kiểm tra thông tin khai trên tờ khai, người khai phải khai báo đơn vị tính là “chiếc” theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Trường hợp khai báo không thống nhất, các đơn vị hướng dẫn người khai thực hiện việc quy đổi để đảm bảo thống kê hải quan.

6 tháng, sản lượng bán thép xây dựng của Hòa Phát tăng gần 36%

(Vietnamdaily) - Tháng 6/2020, sản lượng bán hàng thép xây dựng các loại của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đạt hơn 252.000 tấn, tăng 35,6% so với tháng 6 năm 2019.

Trong đó, xuất khẩu thép xây dựng thành phẩm đạt 39.508 tấn, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ.

Thị trường miền Nam vẫn là khu vực có sản lượng bán hàng tăng trưởng mạnh nhất với gần 65.000 tấn, tăng gần gấp đôi so với tháng 6/2019. Tiếp đó là khu vực miền Trung đạt 38.533 tấn tăng 20,6% so với cùng kỳ, khu vực miền Bắc tăng nhẹ.

Tin mới