Năng lực doanh nghiệp làm KĐT gần 10.000 tỷ ở Hà Nam

Công ty Cổ phần Mặt Trời Hà Nam được thành lập vào tháng 5/2022, có vốn điều lệ ban đầu là 1.010 tỷ đồng. Tuy nhiên đến tháng 10/2022, Mặt trời Hà Nam tăng vốn lên 2.533 tỷ đồng.

Theo báo Lao Động, UBND tỉnh Hà Nam đã phê duyệt đầu tư dự án Khu đô thị Thời đại và đổi mới sáng tạo (PL-ĐT12.22) với diện tích 197ha, vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.
Khu vực lập quy hoạch thuộc địa bàn xã Tiên Tân, Tiên Hiệp, phường Lam Hạ, Quang Trung (TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam). Công ty Cổ phần Mặt Trời Hà Nam được lựa chọn là chủ đầu tư và đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án.
Nang luc doanh nghiep lam KDT gan 10.000 ty o Ha Nam
Một góc TP.Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. 
Dự án Khu đô thị Thời đại và đổi mới sáng tạo dự kiến tiến hành phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn. Theo kế hoạch, dự án sẽ đầu tư xây dựng toàn bộ các căn nhà tại các lô đất ở mới với tổng diện tích sử dụng đất khoảng 40,51ha, mật độ xây dựng 60-90%, tầng cao xây dựng 3-5 tầng. Đầu tư nhà ở xã hội khoảng 7,9ha, mật độ xây dựng 60-90%, tầng cao xây dựng từ 3-9 tầng.
Đất tái định cư diện tích khoảng 1,37ha. Sau khi hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch nhà đầu tư bàn giao cho cơ quan nhà nước quản lý để bố trí tái định cư theo quy định.
Đất hỗn hợp có chức năng ở (chung cư) kết hợp thương mại dịch vụ có diện tích khoảng 10,6ha, chiều cao từ 6-9 tầng, mật độ xây dựng 40-60%. Đất hỗn hợp không có chức năng ở (là công trình thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn,…) có diện tích khoảng 33,6ha, tầng cao từ 06-09 tầng và 10-20 tầng, mật độ xây dựng 40-60%.
Hà Nam yêu cầu nhà đầu tư thực hiện dự án phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 1.443,82 tỷ đồng (tối thiểu chiếm 15% tổng mức đầu tư) và vốn vay tối đa phải huy động là 8.181,65 tỷ đồng (tối đa chiếm 85% tổng mức đầu tư).
Về nhà đầu tư, Công ty Cổ phần Mặt Trời Hà Nam được thành lập vào tháng 5/2022, có trụ sở tại TP.Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Người đại diện theo pháp luật là ông Trịnh Xuân Nam, sinh năm 1971. Ngoài ra, ông Trịnh Xuân Nam còn đứng tên tại Công ty TNHH MTV Tasco 6, Công ty CP Tasco Nam Thái, Công ty TNHH MTV Tasco Quảng Bình, Công ty TNHH MTV Tasco Nam Định.
Công ty Cổ phần Mặt Trời Hà Nam đăng ký ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Vốn điều lệ ban đầu của doanh nghiệp là 1.010 tỷ đồng. Đến tháng 10/2022, Mặt trời Hà Nam tăng vốn lên 2.533 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với thời điểm sáng lập, dù chỉ mới hoạt động khoảng 5 tháng.

Thanh đa năng Unistrut được dùng tại các dự án điện mặt trời

Thanh Unistrut Cát Vạn Lợi trở thành lựa chọn của nhiều nhà thầu, kỹ sư cơ điện trong nhiều công trình nhà máy điện năng lượng mặt trời hay điện mặt trời áp mái.

Theo nhà sản xuất Cát Vạn Lợi, thanh Unistrut CVL được sản xuất từ nguyên liệu chính là thép cuộn của nhà máy tôn Hoa Sen đạt tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS G3321- JIS G3302 cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật bề mặt sáng bóng, độ dày đều, độ uốn dẻo cao, độ bám kẽm tốt, chịu được sức gió cấp 12.  

Đại diện Cát Vạn Lợi cho biết, thanh đa năng Unistrut hiện có 2 loại là 41x41 mm và 41x21 mm, với chiều dài tiêu chuẩn là 3m và 6m, được làm từ vật liệu thép mạ điện và thép mạ kẽm nhúng nóng. Do vậy, việc sử dụng khung đỡ đa năng Unistrut bằng thép mang lại độ bền vật liệu và kết cấu cao hơn hẳn so với vật liệu bằng nhôm truyền thống.

‘Đổ' tiền làm điện mặt trời rồi...thừa: Doanh nghiệp cắn răng giảm công suất

Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào năng lượng tái tạo, nhưng nay nhà máy không được chạy hết công suất, điện làm ra không bán được để thu hồi vốn.
 

Vấn đề “vỡ” quy hoạch điện mặt trời không chỉ khiến các nhà quản lý đau đầu mà còn đẩy doanh nghiệp đã đổ tiền làm dự án vào nguy cơ phá sản nếu không sớm có phương án tháo gỡ.

Nghịch lý thiếu điện nhưng vẫn phải cắt giảm

Nguy cơ thiếu điện chực chờ nhưng khoảng 1,3 tỷ kWh điện năng lượng tái tạo sẽ bị cắt giảm trong năm 2021, trong đó hơn 500 triệu kWh cắt giảm do thừa nguồn điện mặt trời vào các điểm trưa và quá tải đường dây 500 kV.

Không những thế, loạt dự án điện gió đang thi công và sẽ nối lưới vào năm nay khiến điện tái tạo tiếp tục đối diện nguy cơ cắt giảm.

Như vậy, rõ ràng Việt Nam đang đối diện nghịch lý: Năng lượng tái tạo – nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm… lại bị buộc tiết giảm công suất trong bối cảnh Việt Nam được dự báo sẽ thiếu điện từ 2021. Nguyên nhân từ đâu?

Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn về nguồn năng lượng tái tạo. Việc phát triển những nguồn năng lượng này không chỉ giúp bổ sung lý tưởng cho sự thiếu hụt điện năng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia còn góp phần giảm tiêu hao năng lượng hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính.

Hiện tiềm năng thủy điện lớn đã cơ bản khai thác hết; nhiệt điện than khó thu xếp vốn quốc tế do cam kết chống biến đổi khí hậu toàn cầu; nhiệt điện khí hóa lỏng có giá bán điện còn khá cao và phụ thuộc nguồn nhiên liệu thế giới. Chính trong bối cảnh này, việc phát triển điện năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời nói riêng sẽ tiếp tục được chú trọng trong thời gian tới.

‘Do' tien lam dien mat troi roi...thua: Doanh nghiep can rang giam cong suat
Một nhà máy điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.