Nâng cao giá trị “kho vàng xanh” 1,1 triệu tấn của Việt Nam

Nằm trong top đầu các quốc gia sản xuất, Việt Nam sở hữu “kho vàng xanh” với sản lượng 1,1 triệu tấn/năm với nhiều sản phẩm trà thượng hạng giá đắt như “vàng ròng”.

Trà “vàng ròng” đắt như tôm tươi
Người ta nói “chén trà là đầu câu chuyện”. Bởi, khi ngồi bên nhau với tách trà thơm ngon, mọi người có thể sống chậm lại, cùng tâm sự với nhau những câu chuyện vui hay buồn và những suy ngẫm về cuộc sống.
Ở bất cứ nơi đâu, dù là nông thôn hay thành thị, miền ngược hay miền xuôi, trà đều là thức uống gần gũi và được dùng để tiếp đãi khách tới chơi nhà. Sau cây lúa, cây chè và chén trà luôn gắn bó thắm thiết với con người Việt Nam.
Hiện nước ta có 34 tỉnh, thành phố trồng chè với tổng diện tích khoảng 123.200ha. Sản lượng năm vừa qua đạt gần 1,1 triệu tấn búp chè tươi, tương đương với gần 200.000 tấn trà khô.
Theo đó, Việt Nam hiện đứng thứ 5 về diện tích trồng chè và thứ 6 trong bảng xếp hạng về sản lượng chè trên toàn thế giới. Đáng chú ý, nước ta có những rừng chè cổ thụ hàng vài trăm năm cho đến cả nghìn tuổi, những vùng trồng chè đặc sản chất lượng cao. Từ những đại ngàn chè cổ và những vùng chè đặc sản cho ra nhiều loại trà quý có giá đắt như “vàng ròng”.
Nang cao gia tri “kho vang xanh” 1,1 trieu tan cua Viet Nam
 Nhiều loại trà của nước ta có giá đắt như "vàng ròng" (Ảnh: Fìn Hò Trà)
Ví như vùng Tân Cương (Thái Nguyên), bà con hái phần búp nhỏ nhất trên cây chè để làm trà đinh. Thông thường, chè sẽ được hái theo phương thức 1 tôm 2 lá thì trà đinh chỉ lấy 1 phần trong nõn tôm, bé như hạt gạo.
Với hương thơm, vị ngọt, độ xanh trong hấp dẫn, giá cho mỗi cân trà đinh thượng hạng lên tới 6 triệu đồng. Vào các dịp Tết Nguyên đán, thứ trà "vàng ròng" này thường cháy hàng.
Tương tự, để thưởng thức chén trà trắng trong, giới mê trà phải chi ra 5-10 triệu đồng/kg bạch trà. Đây là loại trà được khai thác trên những cây chè Shan tuyết cổ thụ vài trăm cho đến hàng nghìn năm tuổi. Trà khi nhấp ngụm đầu tiên có vị chát nhẹ, nhấp ngụm thứ hai cảm nhận hương vị dịu dần, đến ngụm thứ ba bắt đầu chuyển ngọt dịu, sâu lắng.
Hồng trà Shan tuyết có giá bán lên tới 10 triệu đồng/kg cũng là loại trà tinh hoa nhất của những cây chè Shan tuyết cổ thụ. Đó chính là phần búp trà non nhất, được bao bọc bởi một lớp lông mao màu trắng, nhằm bảo vệ nó khỏi các điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao. Khi lên men và sấy khô hồng trà, lớp lông mao trên nó chuyển thành màu nâu đỏ.
Thậm chí, sản phẩm Thập Trà Long Đỉnh lấy cảm hứng từ vẻ đẹp hoang sơ và hương vị tinh khiết của 10 đỉnh núi trà danh tiếng tại Việt Nam như: Suối Giàng, Tà Xùa, Phìn Hồ… có giá lên tới 25 triệu đồng/bánh.
Ông Trần Thế Cường, Giám đốc Công ty CP Tam Thất Hà Giang (doanh nghiệp chế biến và phân phối trà cao cấp), cho biết các sản phẩm trà Shan tuyết, bạch trà… đều “cháy hàng” từ giữa tháng 12 Âm lịch.
Theo ông Cường, bạch trà được thu hái từ những cây trà cổ thụ trên 500 tuổi có giá 5 triệu đồng/kg tới cả chục triệu đồng/kg; bạch trà hái từ cây 300 năm tuổi đến 500 tuổi có giá 3,5 triệu đồng/kg; cây từ 100-200 tuổi sẽ cho ra loại bạch trà giá 2,3 triệu đồng/kg…
Mức giá này tuy đắt đỏ nhưng mỗi sản phẩm trà lại mang một câu chuyện khác nhau cùng hương vị đặc biệt. Thế nên, sản phẩm thường được chọn mua làm quà biếu dịp lễ Tết.
Nâng cao giá trị “kho vàng xanh” 1,1 triệu tấn
Thống kê cho thấy, với sản lượng gần 200.000 tấn/năm, ngoài phục vụ nhu cầu nội địa, Việt Nam xuất khẩu 119.800 tấn chè, thu về 208,2 triệu USD trong năm 2023. So với năm trước đó, xuất khẩu chè giảm 18% về lượng và giảm 12% về giá trị.
Nguyên nhân là do nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chính như Pakistan, Đài Loan, Nga... giảm đáng kể. Cùng với đó, chủng loại chè của Việt Nam xuất khẩu vẫn chủ yếu ở dạng thô và hàm lượng chế biến thấp.
Nang cao gia tri “kho vang xanh” 1,1 trieu tan cua Viet Nam-Hinh-2
 Sản lượng chè búp tươi của nước ta tới hơn 1 triệu tấn, trong đó có những rừng chè cổ thụ vài trăm đến cả ngàn năm tuổi (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Trong khi đó, xu hướng tiêu dùng chè trên thế giới đã thay đổi, chuyển từ các sản phẩm chè thông thường sang các sản phẩm chè chế biến sâu, đặc sản. Điều này khiến hàng của Việt Nam gặp khó khi chậm đầu tư vào chế biến sâu và ít sản phẩm mới.
Chè Việt đang được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Giá chè xuất khẩu bình quân trong năm 2023 dù tăng 7,4% so với năm 2022 song cũng chỉ đạt 1.738 USD/tấn. So với các quốc gia xuất khẩu chè lớn hiện nay, giá chè Việt gần như đứng “chót bảng”.
Nghiên cứu từ Research and Markets cho thấy, thị trường chè toàn cầu đạt 24,3 tỷ USD trong năm 2016, dự kiến sẽ đạt 37,5 tỷ USD vào năm 2025. Mức tăng trưởng của ngành chè ngày càng cao do lối sống thay đổi và tăng nhận thức của người tiêu dùng về việc uống chè có lợi cho sức khỏe.
Đi cùng với nhu cầu tăng cao, sản phẩm chè cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với cuộc sống. Theo đó, trà cao cấp uống tại nhà, trà có lợi cho sức khoẻ, trà pha lạnh… được dự báo sẽ là những dòng sản phẩm dẫn dắt thị trường trong giai đoạn tới.
Các chuyên gia cho rằng, với lợi thế về sản xuất, Việt Nam có những “kho vàng xanh” quý hiếm. Song, để chiếm lấy một phần trong “miếng bánh” 37,5 tỷ USD, ngành chè cần tập trung nâng cao năng suất, chất lượng. Đầu tư có trọng điểm vào công tác chế biến sâu, đặc biệt là các sản phẩm chè sau chế biến có chất lượng cao, mang lại giá trị kinh tế lớn để hình thành ngành công nghiệp chế biến chè tiên tiến tại Việt Nam.
Cùng với đó, cần xây dựng chiến lược khai thác những rừng chè hàng ngàn năm tuổi ở nước ta. Đây là một lợi thế lớn để tạo dựng hình ảnh, xây dựng thương hiệu trà cao cấp Việt Nam.
Báo cáo của Hiệp hội Chè Việt Nam trước đó chỉ rõ, lượng chè tiêu thụ trong nước chỉ bằng 1/3 so với khối lượng chè xuất khẩu, tuy nhiên giá trị tiêu thụ trong nước cao hơn (khoảng 352 triệu USD), do tiêu thụ trong nước chủ yếu là các loại chè đặc sản đóng gói. Điều này cho thấy, không chỉ thị trường quốc tế mà ngay ở nội địa nhu cầu dùng trà cao cấp cũng rất cao.
Trong một lần chia sẻ những định hướng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan nâng chiếc hộp sơn mài màu đen bên trong có 4 hũ được làm bằng thiếc đựng “tứ đại danh trà” gồm: bạch trà, diệp trà, hoàng trà và hồng trà (sản xuất từ chè Shan tuyết cổ thụ trên đỉnh núi Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái).
Kèm theo đó là cuốn sách giới thiệu về từng loại trà bằng cả tiếng Nhật, tiếng Anh và tiếng Việt, mở đầu là bốn câu: “Chót vót trên cao đỉnh Suối Giàng/Một vùng rộng lớn giống chè Shan/Cây to tán rộng vươn trong gió/Cành lớn búp non nổi tiếng vang”.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng: “Quan điểm chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông nghiệp đều nằm ở đây. Điều này rất đơn giản chứ không có gì phức tạp”. Từ một cây chè cổ thụ mọc ở Suối Giàng có thể làm ra 4 loại trà quý khác nhau. Và chủ thể của sản phẩm này không chỉ bán hàng (là những búp chè khô) mà bán cả một câu chuyện. Tư duy kinh tế chính là bán sự khác biệt.
“Ngày nay, người ta không mua sản phẩm nữa mà mua cách tạo ra sản phẩm đó, gồm tâm thế, văn hóa, câu chuyện, cảm xúc trong quá trình tạo ra sản phẩm”, ông nói. Thế nên, ai kể được câu chuyện giàu cảm xúc nhất qua sản phẩm thì người đó sẽ thắng.
Ở mỗi vùng sản xuất chè đều có những câu chuyện riêng gắn với văn hoá, lịch sử. Khi những câu chuyện về trà được lan toả cùng với chất lượng sản phẩm, chè sẽ không còn là cây xoá đói giảm nghèo mà còn là cây làm giàu của người nông dân.
Khi đó, giá trị của "kho vàng xanh" 1,1 triệu tấn cũng được nâng cao.

Vụ tai nạn kinh hoàng trên cao tốc La Sơn - Túy Loan: Tài xế khai gì?

Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân ban đầu là do trời mưa, sương mù làm hạn chế tầm nhìn, lái xe buồn ngủ. Tuy nhiên, tài xế cho biết bản thân rất tỉnh táo.

Liên quan đến vụ xe khách lao xuống vực sâu xảy ra vào sáng 23/1 tại Km 36+400 trên tuyến cao tốc La Sơn – Tuý Loan (đoạn qua xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), cơ quan chức năng cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào hồi 00h30 ngày 23/1, ô tô khách loại 45 chỗ ngồi, biển số 47B-010.67 của nhà xe Quỳnh Hương do tài xế P.A.T (36 tuổi, trú tỉnh Đắk Lắk) điều khiển chạy tuyến Đắk Lắk – Hải Dương.

Thời điểm xe khách lao xuống vực sâu, trên xe chở 22 người gồm 19 hành khách và ba nhân viên nhà xe.

Vu tai nan kinh hoang tren cao toc La Son - Tuy Loan: Tai xe khai gi?
 Hiện trường xe khách lao xuống vực sâu.

Hậu quả bước đầu xác định 2 người chết tại hiện trường, 20 người bị thương được đưa đi cấp cứu tại các bệnh viện.

Hiện phương tiện đang neo buộc tại vực sâu khoảng 30m đợi cầu tải trọng lớn để cẩu kéo.

Vu tai nan kinh hoang tren cao toc La Son - Tuy Loan: Tai xe khai gi?-Hinh-2
 Điều kiện địa hình vực sâu nên việc cứu nạn gặp nhiều khó khăn

Nguyên nhân sơ bộ theo cơ quan chức năng là do trời mưa, sương mù làm hạn chế tầm nhìn, lái xe buồn ngủ nên gây tai nạn.

Tuy nhiên, tài xế P.A.T cho biết, thời điểm xảy ra tai nạn có mưa lớn, đêm tối, đường lại trơn trượt. Qua khúc cua, tài xế cố gắng bám tay lái nhưng bất thành khiến xe trượt xuống vực.

"Lúc đó tôi tỉnh táo, không buồn ngủ, không sử dụng chất kích thích" - tài xế T. khẳng định.

Vu tai nan kinh hoang tren cao toc La Son - Tuy Loan: Tai xe khai gi?-Hinh-3
 Xe khách vỡ nát sau vụ tai nạn nghiêm trọng.

Hiện tại, chủ hãng xe đang tích cực phối hợp với lực lượng công an để cung cấp hồ sơ phục vụ điều tra.

Ngay sau vụ tai nạn xảy ra, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng CSGT, Cảnh sát PCCC&CHCN khẩn trương tiếp cận hiện trường cấp cứu người bị nạn, tìm kiếm các nạn nhân. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình vực sâu thời tiết mưa, sương mù, trời tối nên việc cứu nạn gặp nhiều khó khăn.

Vu tai nan kinh hoang tren cao toc La Son - Tuy Loan: Tai xe khai gi?-Hinh-4
 Lãnh đạo TP. Đà Nẵng đến bệnh viện thăm hỏi, hỗ trợ các nạn nhân.

Sáng 23/1, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã đến bệnh viện thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân xe khách BKS 47D - 01067.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng yêu cầu Sở GTVT, Ban An toàn giao thông thành phố làm việc với Khu quản lý đường bộ 3 để tìm hiểu thêm nguyên nhân và có phương án đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan.

>>> Mời độc giả xem thêm video Ám ảnh hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng ở Quảng Nam:

 

Chân dung tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết

Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết được phân công giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.

Chan dung tan Bi thu Tinh uy Quang Nam Luong Nguyen Minh Triet
 Chiều 24/1, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Nam tổ chức Hội nghị Tỉnh uỷ nghe công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương dự hội nghị.
Chan dung tan Bi thu Tinh uy Quang Nam Luong Nguyen Minh Triet-Hinh-2
Tại hội nghị, ông Hoàng Đăng Quang, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc ông Lương Nguyễn Minh Triết thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.