Nàng Cách cách yêu vua say đắm, nhưng chết trong cô quạnh

Hôm ấy, vua Phổ Nghi rất vui vẻ, khi uống say, thỉnh thoảng ông lại quay sang cười nói rất vui vẻ với Mẫn Đồng. Vẻ đào hoa, phóng khoáng của nhà vua đã khiến bông hoa Vương Mẫn Đồng quyết trao trọn cả trái tim.

Nhắc đến hai chữ “cách cách”, người ta thường nghĩ đến ngay những nữ nhi được sống trong nhung lụa chốn cung đình, hưởng cuộc đời an nhàn phú quý, kẻ hầu người hạ. Thế nhưng, không phải ai cũng có được diễm phúc như vậy. Có những nàng cách cách sinh ra lá ngọc cành vàng, song số phận lại đưa đẩy đến chốn bần hàn, mệnh bạc.
Trong lịch sử, cách cách là từ dùng để chỉ tước vị được ban cho nữ nhi trong tôn thất của tộc Mãn Châu dưới triều nhà Thanh. Thông thường, cách cách sẽ là con gái dòng đích (con vợ cả) của thân vương hay quận vương.
Một trong những nàng cách cách cuối cùng của triều đại Thanh được nhiều người biết đến nhất chính là Vương Mẫn Đồng hay còn có tên Mãn là Hoàn Nhan Lập Đồng Kí. Bà là thế hệ cách cách cuối cùng của triều nhà Thanh, một mỹ nhân xuất chúng nhưng mệnh bạc vì ôm mối tình với Hoàng đế.
Cách cách đẹp nhất Thanh triều
Vương Mẫn Đồng (1913-2003) là con gái của Hoàn Nhan Lập Hiền (con cháu đời thứ 25 của Kim Thế Tông Hoàn Nhan Ung Hán Vũ Đế) và Cách Cách Ái Tân Giác La Hằng Huệ (cháu gái của Vua Càn Long). Từ khi sinh ra, Vương Mẫn Đồng đã sở hữu nhan sắc xinh đẹp hiếm người có. Nàng có gương mặt thon thả, làn da trắng mịn không tì vết, các nét vô cùng hài hòa.
Không chỉ vậy, Vương Mẫn Đồng còn là một nàng cách cách rất thông minh tài giỏi. Nhan sắc và phẩm hạnh của nàng không chỉ khiến nam giới phải say mê mà ngay chính trong các chị em của nàng cũng cảm thân tủi thân, ganh tỵ.
Trong tự truyện của mình, cách cách Hoàn Nhan Bích Lâm (em gái Vương Mẫn Đồng) từng tâm sự về thời thơ ấu của họ: “Trong gia đình, chị tôi luôn được các bậc trưởng bối yêu quý. Lúc nào chị cũng được ở cạnh mẹ, ăn cơm cũng được ngồi cùng bàn với người lớn vì chị ấy vừa ngoan ngoãn lại trắng trẻo xinh đẹp. Còn tôi chỉ là một đứa con nít ngồi sau vườn ăn cơm một mình. Bình thường tôi không được ra ngoài gặp mặt khách vì sợ mọi người sẽ chê cười. Chỉ đến ngày lễ tết hay sinh nhật, tôi mới được trang điểm để ra ngoài chơi.”
Nang Cach cach yeu vua say dam, nhung chet trong co quanh
 Từ nhỏ, Mẫn Đồng đã bộc lộ vẻ ngoài xinh đẹp.
Tuy nhiên, do sinh ra khi triều đại nhà Thanh sụp đổ, cuộc đời của nàng cách cách này không được sống trong nhung lụa như những nàng cách cách trước. Thêm nữa, mối tình đơn phương dành cho vua suốt những năm tháng thanh xuân khiến Vương Mẫn Đồng càng thêm khổ sở.
Ôm mối tình đơn phương với vua Phổ Nghi
Vương Mẫn Đồng gặp vua Phổ Nghi lần đầu khi vua nhận lời mời của cha Mẫn Đồng đến gia trang dùng bữa. Mẹ nàng đã đích thân chuẩn bị rất nhiều thức ăn ngon và để Vương Mẫn Đồng đứng rót rượu tiếp đãi vua.
Theo ghi chép lại, từ khi mới hơn 10 tuổi, vua Phổ Nghi đã có ngoại hình tuấn tú với khuôn mày rậm nam tính. Hôm ấy, vua Phổ Nghi rất vui vẻ, khi uống say, thỉnh thoảng ông lại quay sang cười nói rất vui vẻ với Mẫn Đồng. Vẻ đào hoa, phóng khoáng của nhà vua đã khiến bông hoa Vương Mẫn Đồng quyết trao trọn cả trái tim.
Nang Cach cach yeu vua say dam, nhung chet trong co quanh-Hinh-2
Chân dung vua Phổ Nghi. 
Để có thể xứng đáng với vua, Vương Mẫn Đồng không ngừng học hỏi. Nàng học múa, học đàn, trau dồi đủ kỹ năng cầm - kỳ - thi - họa. Vậy nhưng sắc đẹp ấy, tài năng ấy, phẩm hạnh ấy cuối cùng vẫn chẳng thể chiếm được trái tim vị vua phong lưu, yêu thích lối sống phương Tây kia. Phổ Nghi chưa bao giờ có ý định kết hôn với nàng bởi ông không có hứng thú với mẫu phụ nữ tề gia nội trợ.
Phổ Nghi luôn tìm cách để tránh gặp mặt nàng. Khi Mẫn Đồng tìm cách mời vua đến nhà mình, ông luôn tìm cách thoái thác. Tới cả khi Phổ Nghi kết hôn cùng hoàng hậu Uyển Dung, nàng cách cách xinh đẹp vẫn một lòng ôm mối tình đơn phương dành cho vị hoàng đế trẻ.
Dù không được vua đáp lại tình cảm song Mẫn Đồng vẫn nguyện một lòng, nhung nhớ khôn nguôi. Thậm chí, nàng đã từ chối 4 mối lương duyên môn đăng hộ đối để dành trọn tấm chân tình cho người nàng yêu. Ngày cưới Phổ Nghi, Vương Mẫn Đồng đã đau khổ khóc ròng rã suốt nhiều ngày trời.
Một lần, Phổ Nghi còn tự mình chỉ hôn cho Vương Mẫn Đồng với hoàng đệ của mình là Phổ Kiệt. Tuy nhiên hôn sự này không thành vì quân Nhật khi ấy không đồng ý cho Phổ Kiệt lấy phụ nữ Trung Quốc. Từ đầu đến cuối, ông vua trẻ luôn thể hiện thái độ từ chối thẳng thừng song trái tim của nàng cách cách xinh đẹp này lại chỉ dành cho mình ông.
Trải qua bao sóng gió cuộc đời, ngay cả khi nhà Thanh đã tàn lụi, Vương Mẫn Đồng vẫn ôm trọn mối tình đơn phương của mình. Không giống những hình ảnh xa hoa thường thấy về một cách cách nhà Thanh, bà lui về sống ở một khu nhà nhỏ xa trung tâm Bắc Kinh, ngày ngày buôn bán đồ cũ và nhiều việc khác để kiếm sống.
Tuổi già sống trong cảnh cô quạnh không tiền bạc, Mẫn Đồng còn bị đãng trí, không thể nhớ nổi mình từng là vị cách cách được mệnh danh xinh đẹp nhất một thời. Những năm tháng cuối đời, bà sống trong sự cưu mang của hàng xóm láng giềng rồi qua đời chẳng người thân thích xung quanh.

Ngắm nhan sắc các cách cách xinh đẹp cuối triều Thanh

(Kiến Thức) - Cách cách Ái Tân Giác La Hiển Kỳ, người Mãn Châu, cha là Thiện Kì Túc Thân vương. Đây là cách cách xinh đẹp cuối triều Thanh, hưởng thọ 95 tuổi.

Ngam nhan sac cac cach cach xinh dep cuoi trieu Thanh
Kim Mạc Ngọc sinh năm 14/9/1981 tại thành phố Du Thuận tỉnh Liêu Ninh. Tên thật là Ái Tân Giác La Hiển Kỳ, người Mãn Châu, con gái út của Thiện Kì Túc Thân vương - một trong bát đại thân vương của cuối triều Thanh. Năm lên 4 tuổi, cha mẹ mất sớm, nàng được ba chị gái cùng cha khác mẹ nuôi dưỡng. Kim Mạc Ngọc là người vợ thứ ba của Mã Vạn Lý nhà giáo dục mĩ thuật, nhà nghệ thuật khắc ấn thư họa nổi tiếng. Đây chính là cách cách cuối cùng của triều Thanh, hưởng thọ 95 tuổi. Thời gian chi tiết ngày mất và địa điểm không được ghi rõ. 
Ngam nhan sac cac cach cach xinh dep cuoi trieu Thanh-Hinh-2
Hoàn Nhan Lập Đồng Ký là cháu gái ngoại của Ái Tân Giác La Dục Lãng. (27/8/1864 - 14/12/1922) tức Đa La Mẫn Đạt Bối Lặc. Ông là con trai thứ hai của Ái Tân Giác La Phổ Hú. Dục Lãng có trưởng nữ là Ái Tân Giáp La Hằng Huệ. Hằng Huệ có hai người con gái. Con gái lớn là Hoàn Nhan Lập Đồng Ký (còn có tên là Vương Mẫn Đồng). Thứ nữ là Hoàn Nhan Bích Lâm. Trong ảnh là nàng Hoàn Nhan Lập Đồng Ký vô cùng xinh đẹp. 

Vẻ đẹp kiêu sa của vị cách cách cuối cùng triều Thanh

Cách cách cuối cùng triều Thanh là Ái Tân Giác La Khải Tinh rất được mến mộ bởi tài năng cũng như dòng máu hoàng tộc mà cô mang trong mình.

Nhà Thanh được biết đến là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc và Mông Cổ do dòng họ Ái Tân Giác La (Aisin Gioro) thành lập. Khi đó, Mãn Châu là một địa danh nằm tại phía bắc bán đảo Triều Tiên và phía Đông Bắc Trung Quốc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới