PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển Cộng đồng (thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, ô nhiễm rác thải nhựa hay còn gọi “ô nhiễm trắng” là thực trạng nhức nhối. Một số loại nhựa không thể phân hủy, không thể tự tiêu, sẽ tồn tại hàng trăm năm, phân hủy thành hạt nhỏ hơn và ngấm vào đất, nước, làm ô nhiễm môi trường.
PGS.TS Bùi Thị An. |
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đồ nhựa một lần vẫn được sử dụng tràn lan. Vật liệu thay thế hiện chưa phổ cập và giá thành cao nên người dân vẫn có thói quen dùng nhựa một lần, bởi rẻ, tiện. Thêm nữa, chúng ta làm chưa tốt việc vận động người dân, siêu thị, chợ không sử dụng đồ nhựa.
Bà Bùi Thị An cho rằng, phát triển xanh là mục tiêu và để đạt được cam kết phát thải ròng về 0 vào năm 2050 như cam kết của Thủ tướng Chính phủ là tổ hợp của nhiều yếu tố, trong đó hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần, hạn chế rác nhựa là một trong những yếu tố đó.
Cần tiến tới không dùng và triệt tiêu đồ nhựa dùng một lần mới đạt được mục tiêu đề ra. Nếu vẫn sử dụng tràn lan đồ nhựa một lần, chúng ta sẽ cản trở xu thế phát triển xanh vì nó phát thải ra môi trường gây ô nhiễm. Chúng ta thực hiện tốt, sẽ góp phần đạt phát thải ròng về 0 và đạt được kinh tế tuần hoàn.
>>> Mời độc giả xem thêm video Mời quý độc giả xem video: Đạo diễn Nguyễn Tài Văn chia sẻ về những trăn trở trong việc làm phim về rác thải nhựa: