Nam Phương Hoàng hậu khiến vua chấp nhận chỉ một vợ một chồng vì sao?

Nam Phương Hoàng hậu là phụ nữ duy nhất được mặc áo vàng vào triều đình, được nhà vua chấp nhận đời sống một vợ, một chồng thay vì năm thê bảy thiếp, cung tần mỹ nữ phục vụ.

Bà hoàng đặc biệt

Vị vua cuối cùng của Việt Nam được biết đến như một người ham chơi, phóng lưu... Nhưng, vợ ông - Nam Phương Hoàng hậu lại được khen là người phụ nữ thông minh, sâu sắc, cá tính… để lại ấn tượng tốt đẹp cho cả người Việt và người Pháp. Bà cũng là hoàng hậu duy nhất được nhà vua chấp nhận sống một vợ, một chồng.

Nam Phương Hoàng hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan (SN 1914), con của nhà hào phú Nam Bộ là Nguyễn Hữu Hào (gốc Gò Công). Bà còn là cháu ngoại ông Lê Phát Đạt, tức Huyện Sỹ – người giàu nhất Nam bộ đầu thế kỷ XX.

Nguyễn Hữu Thị Lan nổi tiếng xinh đẹp, 3 năm liền đạt giải Hoa hậu Đông Dương. Để cưới được bà Nam Phương, Bảo Đại đã chấp nhận 4 điều kiện: Phải được tấn phong Hoàng hậu ngay trong ngày cưới; Được giữ nguyên đạo Thiên chúa, các con sinh ra đều được rửa tội và giữ đạo; Bảo Đại được tự do giữ đạo cũ của mình là Phật giáo; Phải được tòa thánh Vantican cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau, không ai bắt buộc ai về tôn giáo.

Nam Phuong Hoang hau khien vua chap nhan chi mot vo mot chong vi sao?

Ảnh tư liệu

Đó là những điều kiện chưa từng thấy trong các triều vua nhà Nguyễn. Và sau bà cũng không có người phụ nữ nào được phong danh hiệu này nữa. Bà cũng là hoàng hậu duy nhất được mặc áo màu vàng – màu dành riêng cho vua trong triều đình.

Với tư cách Hoàng hậu, bà Nam Phương đã giúp cho vua Bảo Đại trong các hoạt động ngoại giao, đón tiếp các quốc khách, giao thiệp với Pháp. Cuộc hôn nhân của Bảo Đại và Nam Phương có bàn tay sắp đặt của người Pháp, nhưng nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, Pháp không “điều khiển” được bà.

Mỗi lần Bảo Đại căng thẳng với Pháp vì bị ép ký những văn bản có lợi cho “mẫu quốc’ và có hại cho nước Việt, ông thường tâm sự với vợ, và bà Nam Phương biết vị thế của chồng rất khó để chấp nhận hay từ chối thẳng thừng nên thường khôn khéo giúp nhà vua nên săn, hay du lịch xa để tránh đi ít ngày.

Nam Phuong Hoang hau khien vua chap nhan chi mot vo mot chong vi sao?-Hinh-2

Vua cũng phải chung thủy

Tương truyền, Bảo Đại là vị vua đa tình nhưng để cưới được Nam Phương ông buộc phải chấp nhận bãi bỏ hậu cung, tuân thủ chế độ "một vợ - một chồng". Và thực tế, ngoài bà Nam Phương đã không có thêm phi tần nào được đưa vào nội cung.

Bà Nam Phương tuy Tây học, có tư tưởng tự do, nhan sắc lộng lẫy ai cũng hâm mộ, nhưng cả khi hoàng đế thoái vị, và hai vợ chồng đã ly thân, bà không hề có người đàn ông nào khác.

Khi không còn ở ngôi báu Hoàng hậu, bà Nam Phương có nhiều cơ hội hoạt động xã hội. Bà đã gửi thông điệp tố cáo thực dân Pháp, tham gia Tuần lễ vàng một cách nổi bật. Khi “Tuần lễ vàng” được khai mạc ở Huế (sau khi Bảo Đại đã thoái vị), bà đã gây ngạc nhiên khi mặc trang trọng, đội khăn vàng, đeo kiềng vàng trên cổ, tai đeo bông vàng, trên cổ tay đeo hai đôi xuyến vàng, 10 đầu ngón tay có mười chiếc nhẫn – khiến mọi người ngạc nhiên. Tới khi bà được mời lên là người ủng hộ đầu tiên, cựu Hoàng hậu đã đến trước bàn và cởi toàn bộ đồ trang sức trên người để quyên góp.

Bà đã nhận lời làm chủ tọa Tuần lễ vàng ở Huế, kêu gọi quyên góp được 925 lượng vàng. Sau đó còn kêu gọi quyên quần áo, chăn màn cho những người lao động nghèo đang thiếu mặc trong mùa đông gió rét.

Sau Cách mạng tháng Tám, báo Quyết Tiến từng cử nhà báo Trần Thanh Địch và nhà thơ Chế Lan Viên đến phỏng vấn bà Nam Phương. Bà tỏ ra hứng thú, say sưa nhất khi trả lời về vai trò phụ nữ khi nước nhà độc lập và dự định của bà tham gia công tác xã hội: “…Trong khi nước nhà đã hoàn toàn độc lập, tôi thấy rằng giới phụ nữ cũng phải đảm đang công tác xã hội, không công việc này thì công việc khác, tùy sức tùy tài mà tham gia…”

Nghe đến đây, nhà báo ngắt lời, nhưng bà Nam Phương giơ tay ngăn lại và nói tiếp: “Ngày nay nước nhà độc lập rồi, tất cả chị em phụ nữ khắp ba kỳ đều có bổn phận chung vai gánh vác tùy sự phân công của Nhà nước mình. Tui cũng đang sẵn sàng chờ đợi. Mỗi khi biên thư ra ông cố vấn, tui đều có kể đến chuyện này”.

“Chúng tôi rất vui mừng thấy chị em đã tiến rất mau trên con đường cứu nước. Từ trong nội mới dọn sang, nhà cửa xếp đặt chưa xong, hiện nay tôi chưa làm gì được nhiều, song nay mai khi nào chị em có việc gì cần đến tôi, tôi sẽ rất sung sướng mà gánh lấy một phần công việc”.

Nam Phương Hoàng hậu là vị hoàng hậu Tây học duy nhất, là đệ nhất phu nhân đầu tiên cùng chồng tiếp đón các nguyên thủ quốc gia, tháp tùng chồng công du ngoại quốc. Với khả năng nói tiếng Pháp hoàn hảo, kiến thức và sự tinh tế, thanh lịch, khéo léo trong giao tiếp, bà để lại ấn tượng rất đẹp trong lòng các vị khách.

Những bức ảnh ít người biết về Nam Phương Hoàng hậu

(Kiến Thức) - Nam Phương Hoàng hậu tạo dáng chụp ảnh tại dinh thự gia đình ở Đà Lạt, tại trường mình theo học ở Pháp, duyên dáng trong tà áo dài truyền thống... là những hình ảnh hiếm có về hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn.

Nhung buc anh it nguoi biet ve Nam Phuong Hoang hau
Nam Phương Hoàng hậu tạo dáng chụp ảnh tại dinh thự của cha mình, ông Nguyễn Hữu Hào, Đà Lạt khoảng năm 1925. Địa điểm này ngày nay nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lâm Đồng. Ảnh: Getty Images.
Nhung buc anh it nguoi biet ve Nam Phuong Hoang hau-Hinh-2
Nam Phương Hoàng hậu trong trường nữ sinh nội trú Couvent des Oiseaux, Paris năm 1925. Bà theo học ở trường này từ năm 1925-1932.

Thăm nơi an nghỉ giản dị của Nam Phương Hoàng hậu

(Kiến Thức) - Mộ Nam Phương Hoàng hậu có kiến trúc khá giản dị, nằm tại một vùng quê miền Trung nước Pháp. Trên mộ của bà có tấm bia ghi những dòng chữ "Đại Nam Nam Phương Hoàng Hậu Chi Lăng"...

Tham noi an nghi gian di cua Nam Phuong Hoang hau
Mộ Nam Phương Hoàng hậu tại nghĩa trang Công giáo ở Chabrignac (Pháp). Bà qua đời chiều ngày 14/9/1963, ở tuổi 49, sau một cơn tai biến. Ảnh: PLO.

Đọc nhiều nhất

Tin mới