Nằm mơ em cũng không nghĩ chồng lại keo kiệt với nhà vợ đến thế

Chồng mà sang nhà bố mẹ vợ đòi gỡ tivi thì em xấu hổ không đâu hết. Nằm mơ em cũng không nghĩ việc mình mua cho bố mẹ một cái tivi cũng thành chuyện lớn.

Nằm mơ em cũng không nghĩ chồng lại keo kiệt với nhà vợ đến thế

Lúc trước, khi em chuẩn bị lấy chồng, ai cũng bảo cưới xong thì đừng mơ mà quan tâm bố mẹ được. Vì khi đó mình đi làm dâu rồi, chồng và nhà chồng chẳng bao giờ thích vợ mang tiền về ngoại đâu. 

Hồi đó em lại nghĩ đơn giản, cho rằng nội ngoại như nhau. Bây giờ là thời buổi nào rồi, còn ai xét nét những vấn đề ấy nữa. Thế nhưng cưới về mới biết, chồng em là chúa ki bo.

Bố mẹ em đều làm nông, thành ra khi gả con gái đi lấy chồng, ông bà cũng phải vay chỗ nọ, mượn chỗ kia để tổ chức cho hoành tráng. Làm sao để người ta nhìn vào cũng thấy xứng với con rể là trai thành phố. Cưới xong, em đếm vàng được hơn 4 cây nên mới quay sang bảo chồng:

“Vàng này thì mình chưa dùng đến, mà bố mẹ em ở quê lại vay mượn cho chúng mình tổ chức đám cưới nữa. Hay là em đưa 1 cây cho mẹ để bà mang đi bán. Đỡ được khoản nào hay khoản ấy, anh tính sao?”.

Vừa nghe đến đó, chồng em đã quắc mắt lườm, các chị ạ. Anh tỏ ra ngạc nhiên lắm: “Em nói nghe buồn cười thế. Con cái cả đời mới có một lần cưới. Thế mà bố mẹ cũng đi lấy tiền thì ai coi ra gì nữa? Anh không đồng ý đâu. Ông bà đẻ em ra thì phải có trách nhiệm chứ”.

Vì mới cưới nên em cũng không muốn làm to chuyện. Nhưng sau hôm ấy, em mới thấy chồng mình là người ích kỷ.

Nam mo em cung khong nghi chong lai keo kiet voi nha vo den the

Bài chia sẻ (Ảnh chụp màn hình)

Sợ em sẽ mang vàng về bên ngoại nên cứ thi thoảng là anh lại mở két ra đếm vàng. Hỏi thì chồng em tỉnh bơ đáp: “Đếm xem vàng nó có chân mà chạy về nhà ngoại không. Chứ để lâu có khi bốc hơi hết cũng nên”.

Biết tính chồng nên những lần sau, em mà cho bố mẹ tiền thì chẳng bao giờ nói câu nào. Chỉ là thi thoảng mẹ lên chơi, em sẽ đưa bà vài đồng gọi là đi đường.

Bữa đó mẹ ra đến cổng cũng đúng lúc chồng em về. Thấy vợ đưa tiền cho mẹ, anh không bảo gì mà đi thẳng lên phòng. Tưởng chồng mệt, em còn vắt cho cốc nước cam mang lên. Thế mà không được lời cảm ơn, em còn bị xỉa xói:

“Làm việc gì khuất tất mà nay lại tốt với chồng đột xuất thế? Bảo sao mà mẹ em cứ nửa tháng lại lên chơi một lần. Thì ra là lần nào đi về cũng có tiền dắt túi. Đúng là mọi sự quan tâm đều có mục đích”.

Các chị thấy chồng em nói vậy có vô lý không? Thế là chẳng nhịn nữa, em cũng đáp trả luôn:

“Anh nói vậy mà nghe được. Em cho bà vài trăm đi đường thì có gì sai? Lát anh xuống mà mở cái tủ lạnh xem mẹ mang những gì lên, nào thịt nào cá, nếu quy ra tiền thì cũng cả triệu chứ chẳng ít đâu”.

Vậy mà chồng em vẫn bảo thủ lắm. Còn bảo cá thì ao ở nhà nuôi được nên không tính mới bực. Đấy, chỉ những câu chuyện thường ngày đã thấy chồng em là người vụn vặt.

Năm ngoái, hai đứa còn cãi nhau ỏm tỏi vì chuyện biếu nội, biếu ngoại.

Quan điểm của em thì rõ ràng lắm, cứ nội như nào thì ngoại thế ấy. Vậy mà chồng em không chịu đâu. Kêu là phải có sự ưu tiên cho gia đình anh. Biếu bên đó 10 triệu thì nhà em chỉ 2 triệu thôi.

Nói mãi chẳng ăn thua, cuối cùng em phải giả vờ đồng ý rồi rút tiền túi bù vào cho bố mẹ đấy, nghĩ mà thương. 

Hôm bữa rồi em về quê, thấy ăn xong mà bố mẹ đã lên giường ngủ. Hỏi mới biết cái tivi cũ hỏng rồi, bán đồng nát được có vài trăm nên ông bà chưa mua cái tivi mới. Vì thế em quyết định sắm cho ông bà loại 49 inch, mua ở trung tâm điện máy hết 7 triệu. Tính ra là rẻ chứ có đắt đâu. 

Nam mo em cung khong nghi chong lai keo kiet voi nha vo den the-Hinh-2

Em cũng thật thà, quên không bảo bố mẹ đừng nói là con gái mua. Tối qua hai vợ chồng em sang ăn cơm. Chồng em thấy tivi mới nên khen:

“Ông bà mới sắm cái này ạ? Mua hết bao nhiêu đây bố, loại này xem thì tha hồ sướng”.

Bố em gật gù: “Thì vợ anh mua chứ ai, cái cũ hỏng nên nó đổi cái này. Công nhận từ ngày có cái tivi mới, xem được bao nhiêu chương trình hay”.

Từ lúc đó, mặt chồng em bắt đầu biến sắc các chị ạ. Trên đường đi về, anh cứ gặng hỏi mua cái tivi hết bao nhiêu. Sau khi biết giá tiền, chồng em dừng ngay xe lại rồi hỏi:

“Em thừa tiền à? Mai kêu người đến trả lại ngay. Nhà còn bao việc, thế mà dám bỏ 7 triệu mua cái tivi. Mà bố mẹ già rồi, xem nhiều hỏng mắt. Để mai anh bảo”.

Bây giờ chồng em mà sang nhà bố mẹ vợ đòi gỡ tivi thì em xấu hổ không đâu kể hết. Nằm mơ em cũng không nghĩ việc mình mua cho bố mẹ một cái tivi cũng thành chuyện lớn.

Con sắp thi cuối kỳ, bố trùm chăn xem tivi không dám mở tiếng

Người bố vừa muốn xem TV vừa không muốn ảnh hưởng tới việc học của con nên đã nghĩ ra một cách không ai ngờ.

Con sắp thi cuối kỳ, bố trùm chăn xem tivi không dám mở tiếng

Cha mẹ nào cũng muốn con cái ăn học thành tài nên ra sức tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con học. Đặc biệt, để đảm bảo con cái làm xong bài tập về nhà hay chuẩn bị thi cử, một số bố mẹ cực kỳ chú trọng tới không gian học, cần phải đảm bảo mọi thứ trong nhà im lặng. Như trong trường hợp dưới đây, hành động của người bố khiến cư dân mạng phải phì cười.

Nghề lạ ở Việt Nam: Đập phá đồ mà hái ra tiền

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết “đập phá” đúng cách để có thể kiếm tiền bằng phương pháp độc đáo này.

Nghề lạ ở Việt Nam: Đập phá đồ mà hái ra tiền
Nghe la o Viet Nam: Dap pha do ma hai ra tien

Mẹ đẻ gọi khất 700.000, tôi thắt lòng khi biết anh ki bo

Ngày cưới, sau khi xong việc, anh nhắn gia đình nội ngoại đòi tiền tổ chức, khi bố tôi đưa xong tiền, anh rút lại 50 nghìn bảo cho bố tiền xe. Nhìn bố lầm lũi về quê mà tôi nước mắt lưng tròng.

Mẹ đẻ gọi khất 700.000, tôi thắt lòng khi biết anh ki bo

Chưa bao giờ tôi cảm thấy thất vọng như lúc này. Đành rằng phụ nữ đi lấy chồng thì phải vun vén cho nhà chồng. Nhưng mà chồng tôi cũng quá đáng lắm, vợ đã biết sống với nhà mình thì bản thân anh cũng phải cư xử sao cho đáng mặt đàn ông chứ.

Nói thật là chồng tôi có tính ki bo. Với bố mẹ đẻ hay bố mẹ vợ, anh cũng chi li từng chút một. Vì thế nên nhiều khi tôi cũng khó xử, muốn đối đãi tốt với bố mẹ mình một chút nhưng cứ phải lấm lét chứ nào dám công khai.

Hồi vợ chồng tôi mới cưới nhau, chồng tôi cũng lộ ra bản chất là người căn cơ rồi. Bọn tôi đi làm ở thành phố, đủ tiền để tổ chức đám cưới. Thế nhưng sau khi xong xuôi, chồng tôi vẫn gọi điện cho bố mẹ 2 bên thông báo các khoản phí để trả.

Thực lòng tôi xấu hổ lắm, muối mặt với bên nhà bố mẹ đẻ của mình. Bố mẹ tôi cũng biết ý, ngay hôm sau, bố tôi sang đưa tiền cho con rể luôn. Đếm tiền xong xuôi, chồng tôi đưa lại cho bố vợ 50 nghìn rồi nói giọng y hệt ban ơn: "Thôi, bố cầm lấy mấy chục tí bắt xe ôm ra bến xe".

Me de goi khat 700.000, toi that long khi biet anh ki bo

Chồng tôi lúc nào cũng so đo tính toán từng tí 1 dù là với tôi hay với gia đình hai bên (Ảnh minh họa)

Nhìn bố, tôi lại thấy xót ruột. Mặc dù mới cưới nhưng bữa đó tôi và chồng cãi nhau lớn lắm. Khi tôi nói đến chuyện tiền đám cưới, chồng liền gắt: "Tôi cũng bắt bố mẹ tôi phải trả cơ mà. Có phải chỉ bắt bố mẹ đẻ của cô trả đâu mà nhặng lên". Hôm đó, suýt nữa thì tôi bỏ đi.

Có lẽ vì thấy mình cũng có chút sai nên chồng tôi ngọt nhạt hứa sẽ thay đổi. Nhưng đó là chuyện tiền của bố mẹ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.