Năm học mới 2024 - 2025: Đổi mới học tập, thi cử thế nào?

Năm học 2024-2025, vấn đề được dư luận quan tâm là đổi mới giảng dạy, học tập, thi cử, trong đó có kỳ tuyển sinh vào lớp 10. Theo các chuyên gia, cần cân nhắc kỹ phương án thi.

Đây là là năm học có tính chất bản lề, ngành giáo dục đã có đầy đủ những bản sách giáo khoa (SGK) cho việc thực hiện chương trình giáo dục 2018. Cùng đó, những đổi mới trong thi cử, đặc biệt là kỳ thi vào lớp 10 THPT - năm đầu tiên học sinh sẽ thi theo chương trình giáo dục phổ thông mới - cũng thu hút sự chú ý của dư luận.
PV Tri thức và Cuộc sống trò chuyện với PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, giảng viên cao cấp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thành viên sáng lập Trường Liên cấp Tây Hà Nội - WHS và TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, về những vấn đề được quan tâm.
3 lưu ý trong phương án thi vào lớp 10 THPT
Năm 2025 sẽ diễn ra kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT của lứa học sinh THCS có 4 năm học Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018. Thời điểm này, một số địa phương đã công bố phương án thi theo chương trình mới với nhiều ý kiến tranh luận. Theo các chuyên gia, phương án thi vào lớp 10 như thế nào là phù hợp Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018?
Nam hoc moi 2024 - 2025: Doi moi hoc tap, thi cu the nao?
 PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, giảng viên cao cấp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thành viên sáng lập Trường Liên cấp Tây Hà Nội - WHS. Ảnh: NVCC.
PGS.TS Nguyễn Việt Hùng: Hiện nay, nhiều địa phương, các Sở GD&ĐT đã công bố phương án thi vào 10 THPT. Tôi cho rằng, việc công bố phương án sớm, từ đầu năm học, là tích cực, bám sát chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, thực hiện nhiệm vụ năm học.
Về phương án thi vào lớp 10 THPT, theo tôi, thứ nhất cần xác định cố định các môn thi, không nên luân phiên hay thay đổi theo năm.
Thứ hai, với môn đánh giá tư duy, năng lực cơ bản của người học, cần thi tự luận, không nên 100% trắc nghiệm (Toán, Ngữ văn).
Thứ ba, cần có bài thi tổ hợp năng lực, giống kỳ thi đánh giá năng lực mà các ĐH Quốc gia đang làm.
Theo đó, tôi đề xuất (thang điểm 100) cho kỳ thi vào lớp 10 như sau: 25 điểm bài thi Toán; 25 điểm bài thi Ngữ văn; 20 điểm bài thi Ngoại ngữ; 25 điểm cho bài thi Tổ hợp các môn tự nhiên, xã hội; 5 điểm cho ưu tiên về chính sách, giải thể thao, nghệ thuật, giải học sinh giỏi…
TS Nguyễn Tùng Lâm: Phương án thi vào lớp 10 phải xét tới nhiều yếu tố. Chẳng hạn, thi vào lớp 10 có mục tiêu để học sinh học đều các môn, chứ không chỉ tập trung Văn, Toán, Ngoại ngữ.
Thực tế, có một số trường cấp hai dạy qua loa các môn khác, chủ yếu cho điểm, mà tập trung 3 môn trên. Việc thi môn thứ tư, mà đến gần thời điểm thi mới công bố, là để tránh việc học lệch này. Vì thế, thi 3 môn hay nhiều hơn 3 môn cần phải cân nhắc tới mục tiêu hướng tới.
Nam hoc moi 2024 - 2025: Doi moi hoc tap, thi cu the nao?-Hinh-2
 TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: Mai Loan.
Ngoài ra, với chương trình giáo dục phổ thông mới, khi lên cấp THPT, học sinh học theo ban, với định hướng nghề nghiệp khác với THCS (là kiến thức cơ bản). Vậy giữa việc học THCS và THPT nên liên thông thế nào để có sự hỗ trợ cho nhau? Các mục tiêu khác nhau sẽ cho ra phương án khác nhau.
Theo tôi, cần phải tổ chức hội thảo để bàn, có phương án thi vào lớp 10 hợp lý. Cũng có thể vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chứ không thể chắc chắn ngay đó là phương án tối ưu nhất.
Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố đề minh họa thi vào lớp 10 năm 2025, các chuyên gia đánh giá thế nào về đề thi này? Đâu là điểm mới, tích cực?
PGS.TS Nguyễn Việt Hùng: Tôi đánh giá đề minh họa của Sở GD&ĐT Hà Nội tích cực, vì đã bám sát hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, kịp thời với cơ sở giáo dục; rõ ràng về cấu trúc, năng lực, chuẩn đầu ra. Đề minh họa nhiều môn học có cả tự luận và trắc nghiệm.
Ở bộ môn Ngữ văn, điểm mới, tích cực là sử dụng ngữ liệu ngoài SGK, tỷ trọng phần nghị luận xã hội lớn, đó là sự hợp lý. Tôi mong muốn các bài kiểm tra tăng cường tính vận dụng, thực tiễn.
TS Nguyễn Tùng Lâm: Tôi cho rằng, một trong những điểm mới, tích cực của để minh họa thi vào lớp 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội là sử dụng ngữ liệu ngoài SGK với đề thi Ngữ văn. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng học thuộc, văn mẫu. Điều quan trọng trong dạy học là rèn tư duy cho học sinh để trong hoàn cảnh nào, dạng đề nào, các em cũng làm được.

Trường sư phạm nên có phương thức tuyển sinh riêng

Năm nay, điểm chuẩn ngành sư phạm tăng cao, liệu có phải tín hiệu vui đối với ngành sư phạm? Làm thế nào để tiếp tục thu hút người giỏi vào sư phạm?

Nam hoc moi 2024 - 2025: Doi moi hoc tap, thi cu the nao?-Hinh-3
 Cô và trò Trường Trường Liên cấp Tây Hà Nội - WHS. Ảnh: NVCC.

PGS.TS Nguyễn Việt Hùng: Điểm chuẩn cao là tín hiệu tích cực cho thấy nhu cầu xã hội, định hướng nghề nghiệp của học sinh phổ thông dần coi trọng nghề giáo; ngành sư phạm có sức hút. Tuy nhiên, điểm cao cũng do phương thức xét tuyển dựa vào bài thi THPT, việc này cần thêm sự công bằng ở cách đánh giá, ở mức độ đề.

Tôi vẫn cho rằng, trường sư phạm trọng điểm nên có nhiều phương thức tuyển sinh riêng, ngoài những bài thi đặc thù cần có sơ tuyển về hình thức, giọng nói, phát âm. Ngoài ra, cần đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo giáo viên tại trường sư phạm.

Muốn thu hút người giỏi vào ngành sư phạm, nhất là ở địa phương, vùng khó khăn, cần chính sách ưu đãi, đãi ngộ tốt; chế độ tuyển dụng minh bạch, khuyến khích người giỏi, thực chất; môi trường làm việc lành mạnh, dân chủ, sáng tạo.

TS Nguyễn Tùng Lâm: Đầu vào cũng quan trọng nhưng không bằng đầu ra. Hiện nay, chúng ta vẫn nặng về đánh giá đầu vào mà chưa chú trọng đầu ra. Nhiều nước quản lý đầu ra rất chặt. Tôi cho rằng, chúng ta cần phải thay đổi.

Các chuyên gia có kỳ vọng, mong ước gì trong năm học mới?

PGS.TS Nguyễn Việt Hùng: Năm học 2024 - 2025 có tính chất bản lề, vì ngành giáo dục đã có đầy đủ các bản SGK cho việc thực hiện chương trình giáo dục 2018, qua 5 năm thực hiện đổi mới, đã có những đánh giá ban đầu về hiệu quả, cũng như những đề xuất điều chỉnh.

Tôi mong muốn rằng, Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT cần có chủ chương, chính sách và chỉ đạo nhất quán, kịp thời, theo sát tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đất nước và tình hình giáo dục địa phương. Từ đó, đội ngũ nhà giáo, phụ huynh học sinh yên tâm, rõ ràng về cách thức thực hiện việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

Trân trọng cảm ơn các chuyên gia!

Mời quý độc giả xem video TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình, Hà Nội chia sẻ cảm xúc đầu năm học mới. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Bộ GD&ĐT lý giải 9 điểm 1 môn vẫn trượt đại học

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho hay, Bộ sẽ xem xét, đánh giá kỹ việc điểm chuẩn tăng cao, 9 điểm 1 môn vẫn trượt đại học, nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các phương thức tuyển sinh.

Điểm chuẩn khối C tăng “kịch trần”
Ngày 19/8, gần 200 trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển 2024. Một số ngành khối C đã gây “choáng váng” khi lấy điểm gần như tuyệt đối, thí sinh 9 điểm 1 môn vẫn trượt đại học.

9 điểm 1 môn vẫn trượt do… còn có người giỏi hơn

Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Đức Sơn nhìn nhận, 9 điểm 1 môn vẫn trượt nguyện vọng 1 là rất bình thường. Ta giỏi, nhưng còn có người khác giỏi hơn.

Ngày 19/8, gần 200 trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển 2024. Điểm chuẩn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã gây “choáng” khi điểm một số ngành khối C đã gần tuyệt đối.
Cụ thể, điểm chuẩn ngành Sư phạm Lịch sử và Sư phạm Ngữ văn dẫn đầu ở mức 29,3 (trung bình 9,76 điểm mỗi môn). Điểm chuẩn ngành Sư phạm Địa lý cũng ở mức 29.05 điểm. Những năm trước, điểm chuẩn nhóm ngành sư phạm Văn, Sử, Địa có cao hơn nhóm ngành sư phạm khoa học tự nhiên, nhưng không quá cách biệt. Tuy nhiên, năm nay, khoảng cách này được nới rộng.

Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam: Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái AI bền vững

Thông qua Ngày Hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị tất cả cùng hợp tác, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm góp phần thúc đẩy việc phát triển hệ sinh thái AI bền vững tại Việt Nam.

Ngày 23/8, tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Hà Nội đã khai mạc Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN) 2024 với chủ đề "Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh". Tham dự buổi lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy.
Ngay hoi Tri tue nhan tao Viet Nam: Thuc day phat trien he sinh thai AI ben vung
 Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy phát biểu khai mạc phiên toàn thể. Ảnh: Giang Huy.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.