Myanmar: Bà Aung San Suu Kyi tuyên bố sẵn sàng từ chức

(Kiến Thức) - Trong một bài phát biểu quan trọng, bà Aung San Suu Kyi tuyên bố  sẵn sàng từ chức nếu người dân Myanmar không hài lòng với ban lãnh đạo hiện thời.

Myanmar: Bà Aung San Suu Kyi tuyên bố sẵn sàng từ chức
Ngày 30/3, phát biểu nhân dịp 1 năm cầm quyền, bà Aung San Suu Kyi tuyên bố sẵn sàng từ chức, nếu nhân dân không hài lòng với ban lãnh đạo đất nước hiện thời.
Myanmar: Ba Aung San Suu Kyi tuyen bo san sang tu chuc
 Bà Aung Suu Kyi. Ảnh nunbawm
Cách đây một năm, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo chính thức lên cầm quyền ở Myanmar với nhiều kì vọng sau chiến thắng ngoạn mục trong cuộc tổng tuyển cử, chấm dứt sự cai trị của quân đội Myanmar trong suốt nửa thế kỷ.
Giữa lúc chính phủ của người phụ nữ quyền lực nhất Myanmar Aung San Suu Kyi thực hiện các cải cách lớn, nhiều người dân Myanmar cho rằng công việc điều hành đất nước chưa đạt được như kì vọng.
Tăng trưởng kinh tế thực sự mang lại nhiều lợi ích cho số đông dân nghèo ở Myanmar, còn các dân tộc thiểu số đang kiếm sự tự chủ lớn hơn.
“Nếu mọi người đều cho rằng tôi chưa đủ tốt để điều hành đất nước. Nếu một ai đó hay một tổ chức nào đó có thể làm tốt hơn chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng từ chức”, bà Suu Kyi phát biểu.
Dân chúng Myanmar hiểu rằng, hoạt động của chính phủ hiện thời bị trói buộc bởi những điều khoản được ghi trong Hiến pháp, theo đó quân đội có quyền phủ quyết các văn bản pháp luật. Điều này cản trở công cuộc cải cách sâu rộng mà chính phủ của bà Suu Kyi đang và có kế hoạch tiến hành.

Cuộc đời người phụ nữ nổi tiếng nhất Myanmar

Bà Aung San Suu Kyi - người phụ nữ nổi tiếng nhất Myanmar - được ví như "ngọn hải đăng của niềm hy vọng" cho người dân Myanmar.

Cuộc đời người phụ nữ nổi tiếng nhất Myanmar
Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar
Người phụ nữ nổi tiếng nhất Myanmar - bà Suu Kyi sinh ngày 19/6/1945. Bà là con gái của vị anh hùng dân tộc Myanmar – tướng Aung San. Ông Aung bị ám sát vào tháng 7/1947 – chỉ 6 tháng trước khi quốc gia Đông Nam Á giành độc lập. Lúc ấy, bà Suu Kyi mới lên hai tuổi. Ảnh chụp bà Suu Kyi (giữa) cùng bố mẹ và hai anh năm 1947 tại Myanmar.  
Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-2
 Suu Kyi theo học ngành triết, chính trị và kinh tế tại Đại học Oxford (Anh). Trong thời gian này, bà gặp chồng Michael Aris. Ảnh chụp bà Suu Kyi với chồng năm 1973. 
Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-3
Suu Kyi và Aris sinh hai con trai là Alexander và Kim. Những đứa trẻ đã lớn lên ở Anh. Từ năm 1985 đến năm 1987, Suu Kyi tập trung nghiên cứu để lấy bằng thạc sĩ văn học Myanmar tại trường Nghiên cứu Phương Đông và châu Phi (SOAS), thuộc Đại học London.
Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-4
Bà Suu Kyi quay trở về ​Yangon vào năm 1988 để chăm sóc mẹ bị bệnh.  Bà sau đó trở thành lãnh đạo cuộc nổi dậy chống tướng Ne Win. Suu Kyi thành lập đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD). Quân đội đàn áp các cuộc biểu tình và tiến hành đảo chính vào ngày 18/9/1988.  
Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-5
Chủ trương của đảng NLD là tranh đấu bất bạo động. Mặc dù bị cấm, Suu Kyi vẫn đi khắp nơi để phát động phong trào vì tự do và dân chủ. Bà từng đi thẳng vào mũi súng đã lên đạn của binh sĩ chắn đường để tỏ thái độ phản kháng.
Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-6
Tháng 5/1990, dù Suu Kyi vẫn bị giam lỏng, đảng NLD của bà thắng lớn (82%) trong cuộc bầu cử. Tuy nhiên, Liên đoàn Khôi phục Trật tự và Pháp luật Quốc gia (SLORC) không công nhận kết quả này. Năm 1991, Suu Kyi được trao giải Nobel Hòa bình.
Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-7
Bà Suu Kyi được hộ tống lên ôtô vào ngày thứ 3 của vụ xét xử bà tại nhà tù Insein ở thành phố Yangon, ngày 20/5/2009.
Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-8
Cổng nhà bà Suu Kyi vào ngày 11/8/2009 khi tòa án cho rằng bà đã vi phạm các điều kiện quản thúc tại gia. Theo tòa Myanmar, bà Suu Kyi đã cho phép một người Mỹ lạ vào nhà. Người đứng đầu chế độ quân sự ra lệnh giam lỏng bà 18 tháng. 
Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-9
Trước áp lực quốc tế, bà Suu Kyi được trả tự do năm 2010. Ảnh chụp bà Suu Kyi gặp con trai Kim Aris tại sân bay Yangon ngày 23/11/2010. Bà đã không nhìn thấy con trong suốt 10 năm. 
Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-10
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cầm tay Suu Kyi - lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) - khi họ gặp nhau tại nhà của bà vào ngày 2/12/2011.
Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-11
Sau 21 năm kể từ ngày được Hội đồng Nobel trao giải, ngày 16/6/2012, bà chính thức nhận giải thưởng danh giá trong buổi lễ tại thủ đô Oslo, Na Uy.
Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-12
Suu Kyi mỉm cười với những người ủng hộ khi bà tổ chức lễ hội té nước Thingyan phía trước cửa nhà ngày 16/4/2012.
Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-13
Hai năm sau khi được phóng thích, bà Suu Kyi chính thức trở thành thành viên Hạ viện Myanmar trong cuộc bầu cử ngày 1/4/2012. Suu Kyi (giữa) và các nhà lập pháp của NLD tại một phiên họp thường kỳ của Hạ viện Myanmar vào tháng 2/2012.
Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-14
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra bắt tay bà Suu Kyi tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, ngày 31/5/2012. Đây là lần đầu tiên bà đặt chân ra nước ngoài trong hơn 20 năm.
Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-15
Ngày 19/11/2012, nhân chuyến thăm Myanmar, Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp thủ lĩnh phe đối lập tại dinh thự của bà. Ông không ngần ngại ôm và hôn bà Suu Kyi tại cuối buổi họp báo chung.
Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-16
Suu Kyi đọc diễn văn tại Yangon vào ngày 4/12/2013.
Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-17
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay bà Aung Suu Kyi trong cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 11/6​. 
Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-18
Bà Suu Kyi cắt bánh trong lễ mừng sinh nhật lần thứ 70 tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Naypyidaw hôm 19/6. Bà từng được ví như "ngọn hải đăng của niềm hy vọng" cho người dân Myanmar trên con đường hướng tới nền dân chủ. 
Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-19
Trưa 8/11, bà Suu Kyi đến điểm bỏ phiếu trong sự chào đón của người dân Myanmar. Chiến thắng của NLD là sự kiện mà thế giới mong đợi sẽ “thay đổi đáng kể” bối cảnh chính trị ở Myanmar. Đây cũng là chiến thắng dành cho người phụ nữ nhỏ bé nhưng có ý chí mạnh mẽ. 

Những thách thức chờ đợi chính phủ mới ở Myanmar

(Kiến Thức) - Hiến pháp Myanmar đã được an bài và thắng cử áp đảo của phe đối lập khó có thể thay đổi chế độ ở quốc gia do quân đội cầm đầu này.

Những thách thức chờ đợi chính phủ mới ở Myanmar
Theo ước tính, kết quả của cuộc tổng tuyển cử ngày 8/11 ở Myanmar, cuộc bầu cử tự do đầu tiên kể từ năm 1990, cho thấy thắng lợi áp đảo của Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi cầm đầu.
Nhung thach thuc cho doi chinh phu moi o Myanmar
Bà Suu Kyi vẫn chưa thoát khỏi vòng kim cô của quân đội.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước và phe đối lập vẫn có thể “thất bại trong chiến thắng” ngay cả khi kết quả kiểm phiếu cho thấy họ chiến thắng áp đảo.

“Tài xế riêng” của bà Suu Kyi sắp làm Tổng thống Myanmar?

(Kiến Thức) - “Tài xế riêng” Htin Kyaw của bà Suu Kyi đã đánh bại Phó tổng thống Sai Mauk Kham trong vòng bỏ phiếu đầu tiên để tiến gần tới chức Tổng thống Myanmar.

“Tài xế riêng” của bà Suu Kyi sắp làm Tổng thống Myanmar?
Ông Htin Kyaw đã thắng đương kim Phó Tổng thống Sai Mauk Kham với tỷ lệ 274-29 trong vòng bỏ phiếu đầu tiên tại Hạ viện Myanmar hôm 11/3. Ông hầu như chắc chắn trở thành Tổng thống Myanmar vào tuần tới, khi cả hai viện quốc hội họp để lựa chọn nguyên thủ quốc gia và hai phó tổng thống.
Ứng viên của quân đội chạy đua vào chức Tổng thống Myanmar, Tướng Myint Swe, cũng là tổng đốc vùng Yangon, gần như chắc chắn sẽ thua trong cuộc bỏ phiếu ở quốc hội vào tuần tới, nhưng sẽ là một trong hai phó tổng thống.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.