Mỹ vẫn tấn công, ngay cả khi Assad vô tội?

(Kiến Thức) - Tổng thống Assad phủ nhận việc đứng đằng sau cuộc tấn công vũ khí hóa học, giữa lúc Nhà Trắng hối thúc Quốc hội chuẩn thuận tấn công quân sự vào Syria.

Tổng thống Assad nói nếu như Washington có bằng chứng thì đó cũng là “bằng chứng” do Mỹ ngụy tạo.
Tổng thống Assad nói nếu như Washington có bằng chứng thì đó cũng là “bằng chứng” do Mỹ ngụy tạo.  
Trong khi chối bỏ mọi sự dính líu vào một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học gần thủ đô Damascus ngày 21/8, Tổng thống Assad nói nếu như Washington có bằng chứng thì đó cũng là “bằng chứng” do Mỹ ngụy tạo.
Ông Assad đã nói như trên trong chương trình “Face the Nation” (Đối mặt với dân tộc) của đài truyền hình CBS ngày Chủ Nhật (8/9). Ông khẳng định trong một cuộc phỏng vấn của CBS tại Damascus: “Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy tôi đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại nhân dân tôi”.
Tổng thống Syria cũng cảnh báo về hành động trả đũa của các đồng minh, nếu xảy ra một cuộc tấn công quân sự của Mỹ.
Trong khi đó, báo Đức Bild am Sonntag (Hình ảnh ngày Chủ Nhật) dẫn nguồn tin tình báo Đức nói Tổng thống Bashar al-Assad không hề ra lệnh tấn công bằng vũ khí hóa học ngày 21/8 ở ngoại ô Damascus. Tờ Bild am Sonntag cho biết một số chỉ huy quân đội đã đề nghị Tổng thống Bashar al-Assad cho phép sử dụng vũ khí hóa học chống lại phiến quân trước đó vài tháng, nhưng ông này không chấp nhận. Do đó, cuộc tấn công vào ngày 21/8 “có thể không phải do ông Assad ra lệnh”. Báo này cũng dẫn một nguồn tin tình báo của Đức nhận định rằng Tổng thống Assad xem ra vẫn duy trì quyền lực trong thời gian dài, cho dù Mỹ tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Syria.
Tổng thống Barack Obama hiện đang đứng trước một công việc cực kỳ khó khăn, khi thuyết phục các nhà lập pháp Mỹ bỏ phiếu ủng hộ hành động quân sự chống Syria. Không ít các nghị sĩ Mỹ đã tỏ ý phản đối can thiệp quân sự vì lo ngại rằng nước Mỹ sẽ bị lôi kéo vào một cuộc chiến “hao người, tốn của” nữa ở Trung Đông.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số người Mỹ phản đối tấn công quân sự vào Syria. Một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos gần đây cho biết 56 % dân Mỹ cho rằng Washington không nên can thiệp vào Syria và chỉ có 19% ủng hộ.
Hạ nghị sĩ Dân chủ Jim McGovern , Massachusetts, nói với CNN: “Nếu tôi là tổng thống, tôi sẽ rút lại đề nghị đánh Syria. Tôi không tin đề nghị này sẽ nhận được sự ủng hộ của quốc hội”.
Một cuộc khảo sát của Washington Post cho thấy 223 hạ nghị sĩ Mỹ chống lại hoặc không tán thành việc cho phép chính quyền Obama tấn công quân sự Syria. Con số này cao hơn con số 217 hạ nghị sĩ cần thiết để ngăn chặn nghị quyết cho phép Mỹ tấn công Syria.
Thế nhưng, Nhà Trắng vẫn cho biết Tổng thống có thể tiến hành một tấn công quân sự chống Syria không cần xin phép Quốc hội. Một quan chức Mỹ cho biết lần này, Washington cũng sẽ không tìm kiếm một cuộc bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc.
Nhấn mạnh sự nguy cơ cuộc xung đột Syria lan rộng ra ngoài biên giới, một quan chức Israel cho biết hôm Chủ Nhật (8/9) rằng phía Mỹ sẽ thông báo cho Israel một giờ, trước khi phát động tấn công Syria.

Tại sao các cường quốc hay gây chiến?

(Kiến Thức) - Có hai sai lầm nghiêm trọng về chiến tranh đã “mọc rễ” trong tâm trí của gần như tất cả mọi người và khó lòng thay đổi.

Đâu là lý do đằng sau hành động gây chiến của các cường quốc?
 Đâu là lý do  đằng sau hành động gây chiến của các cường quốc?
Tại sao các cường quốc hay phát động chiến tranh? Giải thích thường gặp nhất là họ muốn chiếm đoạt các nguồn tài nguyên của các quốc gia khác.

Trung Quốc điều tàu chiến tới ngoài khơi Syria

Một tàu đổ bộ của Trung Quốc mang tên Tỉnh Cương Sơn cùng 1.000 lính thủy đánh bộ đã đến Biển Đỏ, trên đường tới Địa Trung Hải ngoài khơi Syria.

Tàu đổ bộ cỡ lớn của Hải quân Trung Quốc.
Tàu đổ bộ cỡ lớn của Hải quân Trung Quốc.
Truyền thông Israel ngày 6/9 dẫn lời một số nguồn tin hải quân phương Tây cho biết Bắc Kinh đã bí mật triển khai nhiều tàu chiến đến vùng biển đối diện với Syria. Nếu thông tin này được xác nhận, đây sẽ là lần triển khai lớn nhất của Trung Quốc tại khu vực Trung Đông trong lịch sử hải quân nước này.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.