Mỹ ủng hộ WHO điều tra sâu hơn về nguồn gốc Covid-19

Tại cuộc gặp Tổng giám đốc WHO Tedros ngày 27/7 tại Kuwait, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ủng hộ cuộc điều tra chuyên sâu ở Trung Quốc về nguồn gốc Covid-19.

Mỹ ủng hộ WHO điều tra sâu hơn về nguồn gốc Covid-19
"Mỹ ủng hộ WHO có kế hoạch nghiên cứu thêm về các nguồn gốc Covid-19, bao gồm cả ở Trung Quốc, để hiểu rõ hơn về đại dịch này và ngăn chặn các đại dịch khác trong tương lai", Ngoại trưởng Blinken viết trên Twitter sau khi đến Kuwait.
Cuộc gặp với Tổng giám đốc WHO Tedros không nằm trong lịch trình công bố trước đó của nhà ngoại giao Mỹ, theo AFP.
Trong tuyên bố, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết ông Blinken "nhấn mạnh việc cần thiết thực hiện kịp thời giai đoạn điều tra tiếp theo, dựa trên bằng chứng, minh bạch, do chuyên gia dẫn dắt và không bị can thiệp".
Ngoại trưởng Mỹ cũng "nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cộng đồng quốc tế xích lại gần nhau trong vấn đề cấp bách này".
Ông Blinken và ông Tedro cũng "thảo luận về cơ hội hợp tác để tiếp tục cải cách và củng cố WHO", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Price cho biết.
My ung ho WHO dieu tra sau hon ve nguon goc Covid-19
 Ngoại trưởng Mỹ Blinken tại cuộc gặp Tổng giám đốc WHO Tedros ngày 27/7. Ảnh: Twitter.
Cơ quan y tế Liên Hợp Quốc đang phải chịu áp lực ngày càng lớn về việc phải mở cuộc điều tra chuyên sâu hơn về nguồn gốc của Covid-19.
Trước đó, vào tháng 1, WHO dẫn đầu một nhóm chuyên gia quốc tế độc lập đến Vũ Hán, nơi khởi phát dịch Covid-19, để cùng với các đối tác Trung Quốc điều tra về vấn đề này.
Gần đây, WHO gửi thông tư hướng dẫn cho các nước thành viên về điều tra giai đoạn hai nguồn gốc virus SARS-CoV-2.
Một trong những đề xuất của WHO là điều tra sâu hơn về "các phòng thí nghiệm và cơ sở nghiên cứu hoạt động ở khu vực phát hiện ca bệnh đầu tiên vào tháng 12/2019".
Đây được coi là bước ngoặt của WHO vì đầu năm nay, nhóm chuyên gia quốc tế do tổ chức này dẫn đầu đã đến Vũ Hán và cho rằng có khả năng SARS-CoV-2 lây từ động vật sang người, nhưng tới nay họ vẫn chưa xác định được vật chủ.
Phía Trung Quốc không chấp nhận đề xuất của WHO mở cuộc điều tra giai đoạn hai này.

Cơn “ác mộng” COVID-19 ở Ấn Độ

(Kiến Thức) - Ấn Độ ghi nhận thêm hơn 400.000 ca COVID-19 trong vòng 24 giờ qua.

Cơn “ác mộng” COVID-19 ở Ấn Độ
Con “ac mong” COVID-19 o An Do
Theo báo cáo của Bộ Y tế Ấn Độ ngày 1/5, Ấn Độ đã ghi nhận thêm hơn 400.000 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua. (Nguồn ảnh: Reuters) 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-2
 Đây là ngày đầu tiên Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới vượt 400.000 ca/ngày.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-3
 Ngoài ra, Ấn Độ ghi nhận thêm 3.523 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-4
Tính đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 19,1 triệu ca nhiễm COVID-19 trong khi tổng số ca tử vong là 211.853 ca. 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-5
Đáng chú ý, chỉ trong tuần qua, Ấn Độ báo cáo hơn 2,5 triệu ca nhiễm mới, chiếm hơn 43% tổng ca nhiễm trên toàn thế giới.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-6
Sự bùng phát các ca COVID-19 mới với tốc độ kinh hoàng tiếp tục gây áp lực cho hệ thống y tế của Ấn Độ, dẫn đến tình trạng thiếu giường bệnh và các nguồn cung y tế khác như oxy và thuốc men. 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-7
 Nhân viên y tế làm việc trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) tại một bệnh viện ở New Delhi.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-8
Nhân viên bệnh viện đưa thi thể bệnh nhân tử vong vì COVID-19 rời khỏi phòng ICU tại một bệnh viện ở thủ đô Ấn Độ. 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-9
 Aanchal Sharma đau lòng sau khi chồng cô qua đời vì COVID-19 ngày 30/4.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-10
Một địa điểm hỏa táng tập thể thi thể bệnh nhân COVID-19 tại New Delhi. Ảnh chụp ngày 30/4. 

Ca mắc vượt mốc 2 triệu, Indonesia quay cuồng trong “bão” COVID-19

(Kiến Thức) - Indonesia vẫn đang nỗ lực đối phó với dịch COVID-19 trong bối cảnh số ca mắc tại nước này tiếp tục gia tăng.

Ca mắc vượt mốc 2 triệu, Indonesia quay cuồng trong “bão” COVID-19
Ca mac vuot moc 2 trieu, Indonesia quay cuong trong “bao” COVID-19
Ngày 21/6, Bộ Y tế Indonesia ghi nhận 14.536 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên hơn 2 triệu ca. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Sống chung với COVID-19: Bài học từ Singapore và Anh

Singapore chọn cách mở cửa thận trọng, song hành mục tiêu kinh tế và chống dịch. Anh thì quá chú trọng vào vấn đề kinh tế khiến dịch có nguy cơ bùng lại.

Sống chung với COVID-19: Bài học từ Singapore và Anh
Ngày 19-7 (giờ địa phương), Anh chính thức dỡ bỏ gần như toàn bộ biện pháp hạn chế đi lại cùng các quy định y tế phòng dịch bắt buộc khác như đeo khẩu trang nơi công cộng hay làm việc tại nhà. Quyết định này của Anh đến trong bối cảnh số ca nhiễm hằng ngày vẫn ở mức cao, khiến giới chuyên gia cảnh báo việc mở cửa lúc này có thể làm bùng một đợt dịch mới nghiêm trọng hơn. Một nước khác cũng đang tính đến chuyện mở cửa là Singapore nhưng lại hành động thận trọng hơn. Singapore chú trọng mục tiêu khôi phục kinh tế nhưng vẫn tập trung kiềm chế dịch xuống mức an toàn nhất có thể.

Sự khác biệt trong cách tiếp cận về vấn đề mở cửa kinh tế giữa hai nước này có thể là sự thử nghiệm quan trọng mà cộng đồng quốc tế sẽ chú ý theo dõi, trong bối cảnh ngày càng nhiều nước kiểm soát dịch thành công nhờ vaccine và đang tiến tới giai đoạn tái thiết hậu dịch COVID-19, theo đài CNN.

Người dân Anh lo lắng trước “canh bạc” mở cửa

Ngày 19-7, Thủ tướng Anh Boris Johnson công bố kế hoạch mở cửa, đồng thời dự đoán rằng SARS-CoV-2 sẽ “trở thành một loại virus mà chúng ta có thể tìm cách sống chung như bệnh cúm”. Ông cũng khẳng định chiến dịch tiêm ngừa vaccine thành công của Anh, với 66% dân số trưởng thành được tiêm đủ hai liều, đã giảm được đáng kể số ca COVID-19 trở nặng.

Tuy nhiên, trái với thái độ tích cực của ông Johnson, số ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày ở Anh nhiều ngày qua vẫn vượt mốc 20.000 ca. Hôm 19-7, nước này ghi nhận tới gần 40.000 ca nhiễm và 19 người chết. Giới chuyên gia cảnh báo những con số như vậy rất nguy hiểm và cách tiếp cận của ông Johnson đang đặt sức khỏe của hàng triệu người lên bàn cân vì Anh chưa đạt được miễn dịch cộng đồng hoàn toàn. Khoảng 17 triệu người, một số được xếp vào nhóm cực kỳ dễ bị tổn thương, đến nay vẫn chưa được tiêm chủng.

Song chung voi COVID-19: Bai hoc tu Singapore va Anh
Người dân Anh ăn uống trên đường phố thủ đô London ngày 19-7, sau khi lệnh mở cửa lại nền kinh tế có hiệu lực. Ảnh: AP 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.