Mỹ tăng cường dùng UAV giám sát Biển Đông

(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Mỹ đang có kế hoạch tăng 50% các chuyến bay UAV giám sát trên toàn cầu, trong đó có Biển Đông, trong vòng bốn năm tới.

Mỹ tăng cường dùng UAV giám sát Biển Đông
Một quan chức quốc phòng Mỹ cấp cao nói với tờ Wall Street Journal rằng Lầu Năm Góc  tìm cách cải thiện khả năng dùng các chuyến bay UAV giám sát, thu thập thông tin tình báo ở Ukraine, Iraq, Syria, Bắc Phi và Biển Đông.
Riêng ở Biển Đông, máy bay do thám Mỹ vấp phải các biện pháp chống trả quyết liệt của Trung Quốc.
My tang cuong dung UAV giam sat Bien Dong
Máy bay do thám hiện đại Global Hawk của Mỹ. 
Cụ thể, các kế hoạch mới đã dự trù gia tăng số lượng các chuyến bay do thám hàng ngày từ mức 61 chuyến lên 90 chuyến vào năm 2019. Hiện thời, phần lớn các chuyến bay do thám là do Không quân Mỹ (USAF) thực hiện. Tuy nhiên, ngoài gần 60 chuyến bay của USAF, kế hoạch mới dự trù thêm 16 chuyến bay của Lục quân Mỹ, 4 chuyến của Bộ chỉ huy Các lực lượng đặc biệt và khoảng 10 chuyến bay do thám của các nhà thầu làm việc cho chính phủ. Không quân Hoa Kỳ hiện đang chia sẻ thông tin tình báo từ 22 trong số 60 phi vụ do thám hàng ngày với Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Hồi tháng 10/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã cắt giảm số chuyến bay UAV từ 65 xuống 60 chuyến/ngày do các phi công của Không quân Mỹ bị quá tải.
Lầu Năm Góc có kế hoạch dần dần tăng cường vai trò của các ngành dịch vụ khác cũng như các nhà thầu của chính phủ. Đến năm 2017, Lục quân Mỹ sẽ thực hiện 8 chuyến bay do thám bằng UAV/ngày và các nhà thầu của chính phủ thực hiện 6 chuyến bay/ngày.
My tang cuong dung UAV giam sat Bien Dong-Hinh-2
UAV vũ trang MQ-9 Reaper của Mỹ.
Ở Biển Đông,  Lầu Năm Góc gần đây vấp phải nhiều khó khăn trong việc thu thập dữ liệu trinh sát do Trung Quốc gây nhiễu điện tử đối với máy bay không người lái của Mỹ.
Theo báo mạng The Washington Free Beacon, quân đội Trung Quốc đã gây nhiễu điện tử đối với một máy bay giám sát không người lái Global Hawk, khi chiếc UAV tầm xa này đang thu thập dữ liệu về căn cứ quân sự của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa hồi tháng 4/2015.
Báo này cũng trích dẫn một bản tin quân sự Trung Quốc vạch ra các nhược điểm của máy bay do thám của Mỹ trước các biện pháp chống trả của Trung Quốc. Theo bản tin quân sự Trung Quốc, các UAV và các trạm mặt đất thường cách nhau khá xa nên phải phụ thuộc vào thông tin liên lạc qua vệ tinh. Nếu Trung Quốc có thể làm gián đoạn thông tin liên lạc vệ tinh, máy bay do thám Mỹ sẽ không thể thực hiện nhiệm vụ và phải bay về địa điểm xuất phát.
Mới đây, Không quân Mỹ tuyên bố sẽ cho “về vườn” loại máy bay không người lái vũ trang  MQ-1 Predator - vũ khí chính  trong các cuộc không kích bằng UAV - vào năm 2018 và thay thế bằng loại UAV vũ trang MQ-9 Reaper.
My tang cuong dung UAV giam sat Bien Dong-Hinh-3
Máy bay không người lái vũ trang MQ-1 Predator phóng tên lửa.
Một phát ngôn viên của Không quân Mỹ ngày 14/8 cho biết: “Lực lượng không quân hiện đang cho về hưu tất cả các máy bay không người lái MQ-1 Predator và hoàn tất việc chuyển sang sử dụng MQ-9 vào năm 2018”.  
Sau nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, giám sát và  trinh sát, kế hoạch mới của Lầu Năm Góc cũng bao gồm việc tăng số lượng các cuộc không kích bằng máy bay không người lái. Kể từ năm 2004, các cuộc không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ đã sát hại từ  2.400 đến 4.000 người ở Pakistan.

UAV Mỹ tiêu diệt thủ lĩnh al-Qaeda cấp cao ở Yemen

(Kiến Thức) - Các nguồn tin an ninh tiết lộ rằng, thủ lĩnh al-Qaeda cấp cao ở Yemen thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ.

UAV Mỹ tiêu diệt thủ lĩnh al-Qaeda cấp cao ở Yemen
Hai quan chức an ninh xin đề nghị giấu tên ở Sanaa tối ngày 15/6 tiết lộ với Tân Hoa Xã về việc tiêu diệt thủ lĩnh al-Qaeda cấp cao ở Yemen
Cụ thể, theo hai nguồn tin trên, thủ lĩnh chí nhánh al-Qadea ở Bán đảo Ả rập (viết tắt AQAP) Nasir al-Wuhayshi cùng một số thành viên khác đã chết trong cuộc tấn công tại thành phố Mukalla, thủ phủ tỉnh miền nam Hadramount ở Yemen hôm 12/6.

Cận cảnh tàu Trung Quốc dùng UAV giám sát ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Các trang mạng Trung Quốc đăng tải chùm ảnh về tàu Hải giám Trung Quốc dùng máy bay không người lái (UAV) để giám sát các tàu cá ở Biển Đông.

Cận cảnh tàu Trung Quốc dùng UAV giám sát ở Biển Đông
Can canh tau Trung Quoc dung UAV giam sat o Bien Dong
Trang mạng tiexue.net ngày 20/6 đăng tải chùm ảnh về  tàu Trung Quốc dùng UAV giám sát ở Biển Đông. Con tàu lần đầu tiên sử dụng máy bay không người lái (UAV) thực hiện nhiệm vụ giám sát trong vùng biển thuộc Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là tàu Hải giám 2168.

Mỹ không trung lập trong tranh chấp ở Biển Đông

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/7 tuyên bố Mỹ không trung lập trong vấn đề tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Mỹ không trung lập trong tranh chấp ở Biển Đông

Dù luôn tuyên bố không thiên vị bất kì bên nào có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Mỹ cho rằng các bên cần phải giải quyết bất đồng phù hợp luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực. Cách diễn đạt này dẫn đến việc một số người nhầm rằng Mỹ giữ thái độ trung lập, riêng Trung Quốc thì nói rằng Washington “thiên vị”.

My khong trung lap trong tranh chap o Bien Dong
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel: Mỹ chỉ trung lập về thái độ đối với “các bên có tuyên bố chủ quyền”, chứ không phải trung lập về cách thức giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Tuy nhiên, trước câu hỏi của đại diện Trung Quốc về khái niệm “trung lập” trong vấn đề Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/7 tuyên bố Mỹ không trung lập trong vấn đề tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Ông nói rõ rằng Mỹ chỉ trung lập về thái độ với “các bên có tuyên bố chủ quyền”, chứ không phải trung lập về cách thức giải quyết tranh chấp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.