Mỹ sẽ triển khai 1.500 quân đến Trung Đông đối phó Iran

Tổng thống Trump tuyên bố sẽ cử khoảng 1.500 binh sỹ Mỹ tới Trung Đông, chủ yếu như một biện pháp phòng vệ, trong bối cảnh căng thẳng tăng cao với Iran.

Theo một số nguồn tin trước đó, lực lượng được cử đến Trung Đông sẽ giúp tăng cường sự phòng vệ của Mỹ trong khu vực. Các lực lượng này cũng bao gồm các kĩ sư.
My se trien khai 1.500 quan den Trung Dong doi pho Iran
Lính Mỹ tại Trung Đông 
“Chúng tôi muốn có sự bảo vệ tại Trung Đông. Chúng tôi sẽ cử một số lượng khá nhỏ binh lính, chủ yếu là để phòng ngừa và một số người tài năng đến Trung Đông. Tôi không nghĩ, Iran muốn xảy ra chiến tranh với Mỹ thời điểm này, nhưng họ cũng không thể sở hữu vũ khí hạt nhân. Với Thỏa thuận đã kí dưới thời cựu Tổng thống Obama, Iran có thể sở hữu vũ khí hạt nhân trong vòng 5 đến 6 năm nữa. Iran không thể có vũ khí hạt nhân”, Tổng thống Donald Trump phát biểu trước khi rời Nhà Trắng lên đường thăm Nhật Bản.
Quân đội Mỹ đã triển khai tàu sân bay và máy bay ném bom cùng tên lửa Patriot tới Trung Đông đầu tháng này, trong phản ứng với những gì mà Mỹ cho rằng là mối đe dọa của Iran đối với lợi ích của Mỹ trong khu vực.
Căng thẳng gia tăng giữa Iran và Mỹ leo thang trong những tuần gần đây khi Mỹ thắt chặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào quốc gia Hồi giáo này. Đầu tuần này, Tổng thống Trump cũng cảnh báo sẽ “hủy diệt” Iran, nếu nước này tấn công lợi ích của Mỹ tại Trung Đông.

“Góc khuất” cuộc sống hôn nhân của Tổng thống Iran

(Kiến Thức) - Năm 14 tuổi, bà Sahebeh kết hôn với Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong một cuộc hôn nhân sắp đặt. Được biết, Đệ nhất phu nhân Iran không tham gia chính trường mà chủ yếu dành thời gian cho các hoạt động từ thiện.

He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran
 Bà Sahebeh Rouhani sinh năm 1954. Vào năm 1968, bà Sahebeh, khi đó 14 tuổi, đã kết hôn với người anh họ của mình, ông Hassan Rouhani - nay là Tổng thống Iran. Ảnh: Heavy. 
He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-2
Có rất ít thông tin về vị Đệ nhất phu nhân Iran "bí ẩn" này. Được biết, bà không tham gia chính trường mà chủ yếu dành thời gian tham gia các họat động từ thiện. Ảnh: Alchetron.  
He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-3
 Theo Heavy, Tổng thống Rouhani hầu như không nhắc đến vợ mình trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2013. Bà cũng không được đưa vào tiểu sử chính thức của ông trong cuộc bầu cử khi đó. Ảnh: AJ. 
He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-4
 Tất cả những gì mà Tổng thống Iran Rouhani từng công khai nói về vợ mình đó là bà Sahebeh chính là người được gia đình ông lựa chọn để kết hôn. Ảnh: NI. 
He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-5
 "Khi đó, tôi khoảng 20 tuổi. Cha mẹ tôi đều đồng tình chọn bà ấy làm vợ cho tôi", ông Rouhani từng chia sẻ trong một cuộc vận động tranh cử trước đây. Ảnh: NBC News.
He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-6
 Trong hơn 50 năm chung sống, vợ chồng ông Rouhani có với nhau 5 người con. Tuy nhiên, người con trai đầu của họ đã qua đời vào năm 1992. Ảnh: Wikipedia.
He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-7
 Trang Heavy nói rằng, con trai cả của ông Rouhani đã để lại một lá thư tuyệt mệnh, với nội dung cho thấy anh ta tự sát để phản đối chế độ chính trị ở Iran. Ảnh: JP. 
He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-8
 Năm 2014, Đệ nhất phu nhân Iran Sahebeh từng bị chỉ trích vì tổ chức một bữa tiệc xa hoa trong cung điện của cựu Quốc vương Iran Mohammad Reza Pahlavi - người bị lật đổ và năm 1979. Ảnh: Heavy. 
He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-9
 "Đệ nhất phu nhân Sahebeh biết cách tổ chức một bữa tiệc hoàn hảo nhưng không phải tất cả người dân Iran đều hài lòng về điều đó", trang Heavy viết. Được biết, đó là bữa tiệc dành cho phụ nữ ở phía bắc thủ đô Tehran nhân ngày Quốc tế Phụ nữ. Ảnh: Frontera. 

Bi thảm cuộc đời bộ trưởng Iran hết lòng vì quyền phụ nữ

(Kiến Thức) - Bà Farrokhroo Parsa là Bộ trưởng Giáo dục Iran trong khoảng thời gian từ năm 1968 đến 1971. Khi còn sống, bà Parsa đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ quyền phụ nữ và bình đẳng giới ở Iran.

Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu
 Nhắc đến những nữ chính khách nổi tiếng của Iran không thể không kể tới nữ Bộ trưởng Giáo dục Iran Farrokhroo Parsa. Bà sinh ngày 24/3/1922 tại Qom, Iran. Ảnh: Wikipedia. 
Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-2
Mẹ của bà Parsa, Fakhr-e Āfāgh, là biên tập viên của tạp chí phụ nữ Jahān-e Zan và là người ủng hộ mạnh mẽ bình đẳng giới và giáo dục dành cho phụ nữ. Tuy nhiên, quan điểm của bà về vấn đề này đã vấp phải sự phản đối của phe bảo thủ trong xã hội Iran thời bấy giờ, khiến gia đình bà bị trục xuất khỏi Tehran về Qom. Ảnh: Wikipedia. 
Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-3
 Chính tại đây, bà Fakhr-e Afagh đã hạ sinh cô con gái Farrokhroo Parsa. Sau đó, nhờ sự can thiệp của Thủ tướng Hasan Mostowfi ol-Mamalek, gia đình bà được phép trở về Tehran. Ảnh: TM. 
Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-4
 Bà Parsa được cha mẹ tạo điều kiện cho đi học. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp y khoa, bà Parsa trở thành giáo viên bộ môn Sinh học tại trường trung học Jeanne d'Arc Highschool ở thủ đô Tehran. Ảnh: HA. 
Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-5
 Tại ngôi trường này, bà Parsa quen biết với Farah Diba, một học sinh trong trường và sau này trở thành vợ của Vua Mohammad Reza Pahlavi - người bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979. Ảnh: Flickr.
Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-6
 Năm 1963, bà Parsa được bầu vào Quốc hội. Sau đó, bà kiến nghị Vua Mohammad Reza Pahlavi (ảnh) về quyền bầu cử cho phụ nữ Iran. Ảnh: Wiki.
Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-7
 Năm 1965, bà Parsa được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Giáo dục Iran trong nội các chính phủ Thủ tướng Amir-Abbas Hoveyda. Được biết, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Iran, một phụ nữ đảm nhiệm chức vụ trong nội các. Ảnh: Iranian. 
Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-8
 Trong khoảng thời gian từ năm 1968 đến 1971, bà Parsa giữ vai trò là Bộ trưởng Giáo dục Iran.  Ảnh: Alchetron. 
Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-9
 Tuy nhiên, vào ngày 8/5/1980, nữ Bộ trưởng Parsa đã bị xử bắn khi cuộc Cách mạng Văn hóa Hồi giáo bắt đầu diễn ra, khiến người dân Iran không khỏi bàng hoàng. Ảnh: irwmm.org. 
Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-10
Theo Iranian.com, nguyên nhân khiến bà Parsa bị kết án tử như hàng nghìn người khác là vì "truyền bá những cái xấu trên thế giới và chiến đấu chống lại Chúa". Ảnh: Twitter.  
Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-11
  Trên thực tế, bà Parsa đã cống hiến hết mình vì quyền lợi cho phụ nữ và bình đẳng giới, giúp nhiều người dân Iran có cơ hội học tập, đào tạo, thể hiện chuyên môn để cải thiện cuộc sống cũng như xã hội. Ảnh: Wikipedia.
Bi tham cuoc doi bo truong Iran het long vi quyen phu nu-Hinh-12
 Trong bức thư cuối cùng gửi tới các con, bà Parsa viết: "Mẹ là bác sĩ, nên không sợ chết. Cái chết chỉ là một khoảnh khắc mà thôi. Mẹ sẵn sàng đón nhận cái chết còn hơn là phải sống trong nỗi xấu hổ vì buộc phải che giấu. Mẹ sẽ không cúi đầu trước những người muốn mẹ bày tỏ sự hối hận trong suốt 50 năm nỗ lực của mình vì sự bình đẳng giữa nam và nữ". Ảnh: Iranian.com. 

Mời độc giả xem thêm video: Những thách thức chờ đợi Tổng thống Iran Hassan Rouhani (Nguồn: VTC14)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.