Mỹ sẽ mất hết đồng minh, nếu đơn phương không kích Triều Tiên

(Kiến Thức) - Nếu đơn phương không kích Triều Tiên mà không có sự chấp thuận của các đồng minh, liên minh quân sự do Mỹ dày công gây dựng có thể bị tan rã.

Tổng thống Donald Trump vẫn tiếp tục ngụ ý rằng hành động quân sự chống CHDCND Triều Tiên (gọi tắt là Triều Tiên) sắp xảy ra. Gần đây nhất, ông Trump nói rằng cuộc khủng hoảng Triều Tiên đang ở trong giai đoạn "yên tĩnh trước cơn bão".
My se mat het dong minh, neu don phuong khong kich Trieu Tien
Máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ bay sát Bán đảo Triều Tiên. Ảnh: AP 
Chỉ có điều, việc Mỹ đơn phương không kích Triều Tiên sẽ mang lại những nguy cơ rất lớn. Người ta không biết Triều Tiên sẽ giáng trả như thế nào? Liệu ban lãnh đạo Triều Tiên có phản ứng với sức mạnh hủy diệt, có thể sử dụng cả vũ khí hạt nhân. Một nghiên cứu chuyên sâu về kịch bản này cho thấy số thương vong quả là khủng khiếp. Chính quyền Mỹ cũng không biết đến mức độ nào thì Trung Quốc sẽ can thiệp. Nếu chiến dịch không kích của Mỹ chống Triều Tiên dẫn đến một cuộc xung đột lớn, thì xác suất can thiệp của Trung Quốc sẽ tăng lên.
Cũng cần lưu ý rằng ngay cả khi Trung Quốc và Triều Tiên không giáng trả các cuộc không kích, thì Bình Nhưỡng gần như chắc chắn sẽ triển khai “những lá chắn sống” để bảo vệ các mục tiêu quan trọng. Và Triều Tiên lại có rất nhiều mục tiêu quan trọng mà Mỹ cần đánh phá. Do đó, bất kỳ chiến dịch không kích nào của Mỹ chống Triều Tiên đều là chiến dịch qui mô lớn, chứ không phải là “không kích phẫu thuật” như ở Syria hồi đầu năm nay. Một chiến dịch không quân chống lại các khu vực có “lá chắn sống” đồng nghĩa với số thường dân bị thiệt mạng rất cao.
Các quan chức Nhà Trắng, quan trọng nhất là Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, tiếp tục ngỏ ý rằng ngoại giao là giải pháp được ưa thích. Vấn đề ở chỗ, Tổng thống Donald Trump lại liên tục đưa ra những lời đe dọa đầy hiếu chiến.
Chiến dịch không kích Triều Tiên của Mỹ sẽ gây ra những hậu quả khủng khiếp không chỉ ở Hàn Quốc mà còn ở Nhật Bản, vì nước này nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên, trong đó có các tên lửa hạt nhân. Nhật Bản đã phải thực hành các cuộc diễn tập phòng vệ dân sự. Hiện thời, cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản đều không muốn Mỹ gây chiến với Triều Tiên vì không muốn bị vạ lây.
Người Mỹ có thể cảm thấy bị xúc phạm khi phải xin phép từ nước khác để hành động. Và phe diều hâu có thể bao biện rằng vì Triều Tiên có thể tấn công nước Mỹ bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa, Washington không còn cần phải có sự chấp thuận của các nước đồng minh đối với việc đánh đòn phủ đầu.
Tuy nhiên, có những lý do mạnh mẽ liên quan đến lợi ích quốc gia - nếu không muốn nói có liên quan đạo đức - khiến Mỹ cần có sự phê chuẩn của đồng minh khi tiến hành không kích Triều Tiên.
Thứ nhất, chính Hàn Quốc và Nhật Bản mới là các bên phải hứng chịu đòn giáng trả của Triều Tiên, sau chiến dịch không kích của Mỹ. Trên lý thuyết, Triều Tiên hiện có thể tấn công nước Mỹ, nhưng khả năng phá hủy Hoa Kỳ thấp hơn nhiều so với khả năng gây tổn hại cho Hàn Quốc và Nhật Bản. Nếu Mỹ lôi kéo Hàn Quốc và Nhật vào một cuộc chiến mới trên Bán đảo Triều Tiên, hậu quả có thể sẽ là hàng trăm ngàn – nếu không muốn nói là hàng triệu - người bị thiệt mạng. Đó là chưa kể các khu vực rộng lớn bị nhiễm xạ, làn sóng người tị nạn và khả năng sụp đổ của nhà nước. Sẽ là vô cùng phi đạo đức và là một hành động đáng kinh tởm trong lịch sử nước Mỹ, nếu chiến dịch không kích của Washington dẫn tới việc Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Hàn Quốc và Nhật Bản, những nước không muốn xảy ra chiến tranh trong khu vực.
Thứ hai, xem xét tác động đến lợi ích quốc gia của Mỹ, nếu các đồng minh trên toàn thế giới chứng kiến việc Washington hy sinh Hàn Quốc và Nhật Bản mà không cần đến sự chấp thuận của hai nước này. Điều này sẽ chấm dứt cái gọi là quyền bá chủ của Mỹ là tự do hay nhân đạo. Điều này sẽ phá hủy lòng tin của các nước đồng minh rằng Mỹ cũng coi trọng lợi ích quốc gia của họ. Sẽ xuất hiện ý nghĩ Mỹ đang sử dụng các nước đồng minh như “lá chắn” hoặc “vùng đệm” để hấp thụ lửa của đối phương.
Hệ thống liên minh của Mỹ chắc chắn sẽ sụp đổ,  nếu Washington tiến hành chiến tranh - đặc biệt là chiến tranh hạt nhân - trên lãnh thổ của một nước đồng minh mà không có sự chấp nhận của nước này.
Câu hỏi được đặt ra là liệu Tổng thống Mỹ Donald Trump và đội ngũ cố vấn của ông có nhận thức được nguy cơ của việc đơn phương không kích Triều Tiên?

Hình ảnh đất nước Triều Tiên hưng thịnh hồi những năm 1970

(Kiến Thức) - Với sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc, đất nước Triều Tiên hưng thịnh và phát triển vượt bậc hồi những năm 1970.

HInh anh dat nuoc Trieu Tien hung thinh hoi nhung nam 1970
 Trong thập niên 1970, đất nước Triều Tiên đã tiến bộ vượt bậc về kinh tế và xã hội thông qua các kế hoạch dài hạn và sự hỗ trợ của Liên Xô và Trung Quốc. Trong ảnh: Mua bán ở một sạp hàng bán rau củ hồi thập niên 1970.

15 sự thật ít biết về đất nước Triều Tiên

(Kiến Thức) - Trang Business Insider mới đây đăng bài viết có nội dung nêu 15 sự thật ít biết về đất nước Triều Tiên.

15 su that it biet ve dat nuoc Trieu Tien
 Bắt đầu từ ngày 15/8/2015, CHDCND Triều Tiên chính thức áp dụng múi giờ riêng mang tên “múi giờ Bình Nhưỡng”, chậm hơn 30 phút so với giờ chuẩn hiện nay.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.