Mỹ sẽ đánh thẳng vào đầu não Nhà nước Hồi giáo

(Kiến Thức) - Mỹ có kế hoạch triển khai 200 lính đặc nhiệm tới Iraq để đánh thẳng vào đầu não Nhà nước Hồi giáo.

Việc triển khai lực lượng biệt kích đánh thẳng vào đầu não Nhà  nước Hồi giáo nói trên đã được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter loan báo lần đầu tại cuộc điều trần ngày 2/12 trước Uỷ ban Quân vụ Hạ viện, với hứa hẹn sẽ làm cho các thành viên thuộc mọi cấp bậc của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo cảm thấy khiếp đảm.
My se danh thang vao dau nao Nha nuoc Hoi giao
Mỹ có kế hoạch triển khai 200 biệt kích ở Iraq để dánh thẳng vào đầu não của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo. 
Bộ trưởng Quốc phòng Carter nói:  "...Chiến dịch quân sự này sẽ tiêu diệt ban lãnh đạo và các lực lượng của nhóm Nhà nước Hồi giáo, làm cho chúng mất đi các nguồn lực, những nơi an toàn và khả năng di chuyển. Tất cả những việc đó được thực hiện trong lúc chúng tôi tìm cách xác định mục tiêu và sau đó, tạo điều kiện để các lực lượng địa phương tại thực địa đánh bật Nhà nước Hồi giáo ra khỏi những phần đất của họ, chiếm giữ và cai quản những phần đất đó”.
Ông Carter nói “lực lượng viễn chinh đặc biệt” này sẽ hợp tác với cả lực lượng Iraq lẫn lực lượng Peshmerga của người Kurd ở Iraq và có khả năng hành động đơn phương ở Syria.
Các giới chức am hiểu kế hoạch này cho biết lực lượng được gọi là “lực lượng tấn công viễn chinh đặc biệt” này sẽ có khoảng 200 lính biệt kích và có thể có mặt tại Iraq trong vài tuần tới.
Một quan chức chức Mỹ không muốn nêu tên nói với VOA  rằng mục tiêu của việc triển khai lực lượng mới này là dựa vào thông tin tình báo để “triệt hạ” một cách chớp nhoáng “những nhân vật lãnh đạo then chốt và các hệ thống chỉ huy và kiểm soát” của Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria.
Về phần mình, Thủ tướng Haider al-Abadi nói rằng tuy hoan nghênh sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế, nhưng Iraq không cần đến binh sĩ nước ngoài tác chiến trên chiến trường. Ông nói việc sử dụng lực lượng đặc biệt phải được tiến hành với sự chấp thuận của chính phủ và phải phối hợp với lực lượng Iraq.
Đáp lại, Ngoại trưởng John Kerry ngày 3/12 tuyên bố chính phủ Iraq đã được tường trình trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter loan báo các toán lính đặc nhiệm của Mỹ có thể đến Iraq trong vài tuần nữa. Ông Kerry nói rằng các kế hoạch của Mỹ đang được thực hiện với sự chấp thuận đầy đủ của chính phủ Iraq. Ông Kerry nói tiếp: “Những người làm công tác đặc biệt này dần dà sẽ có khả năng thực hiện những vụ bố ráp, giải thoát con tin, thu thập thông tin tình báo và bắt giữ các thủ lĩnh ISIL”.
Tuy nhiên, các nhà phân tích và những người chỉ trích Tổng thống Obama cho rằng lực lượng bổ sung mà Bộ trưởng Carter loan báo có lẽ sẽ không giúp ích gì nhiều cho việc tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo.
Ông Micheal Pregent, một cựu quan chức tình báo được gài vào lực lượng Peshmerga ở Mosul từ năm 2005 đến năm 2006, nói đó là điều mà lẽ ra người Mỹ phải làm cách đây một năm rưỡi. Ông nói ngay cả khi lực lượng mới của Mỹ thành công trong việc tiêu diệt các mục tiêu cao cấp, thì có thể điều đó vẫn chưa đủ.
Ông Pregent giải thích: “Phải mất từ 10 đến 15 vụ bố ráp một đêm trong suốt 5 năm với 130.000 binh sĩ tại thực địa và 90.000 người Sunni trong một lực lượng an ninh do Mỹ lãnh đạo để triệt hạ al-Qaida ở Iraq. Con số hiện này chỉ bằng 1/20 con số đó”.
Mỹ hiện có khoảng 3.500 binh sĩ tại 6 địa điểm ở Iraq để hỗ trợ cho lực lượng Iraq, với hàng chục ngàn binh sĩ khác đồn trú khắp Trung Đông.

Mỹ cố tình để cho Nhà nước Hồi giáo trỗi dậy?

(Kiến Thức) - Cựu giám đốc DIA nói Mỹ đã không ngăn cản sự trỗi dậy của các nhóm thánh chiến chống chính phủ Syria, dẫn đến việc thành lập Nhà nước Hồi giáo IS.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Mehdi Hasan của Đài truyền hình Al Jazeera về sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo,  Trung tướng về hưu Michael Flynn - cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo quân sự Mỹ (DIA) – đã khẳng định những nghi ngờ trước đó rằng Washington đã theo dõi các nhóm thánh chiến nổi thành phe đối lập tại Syria.
My co tinh de cho Nha nuoc Hoi giao troi day?
Trung tướng Michael Flynn - Giám đốc Cơ quan Tình báo quân sự Mỹ (DIA) 
Bác bỏ giả thuyết của Al Jazeera về việc chính quyền Mỹ "làm ngơ" phân tích của DIA, tướng Flynn cho rằng Washington đã chủ ý “phớt lờ” phân tích của DIA. Ông nói: "Tôi nghĩ rằng đó là một quyết định... có chủ ý”.

Những hậu quả của vụ TNK bắn hạ máy bay Nga

(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng Syria sau vụ TNK bắn hạ máy bay ném bom Nga có nguy cơ chuyển từ nội chiến sang đụng độ trực tiếp giữa các cường quốc quân sự.

Đó là nhận định của tổng biên tập tạp chí “Nước Nga trong vấn đề toàn cầu” (Russia in Global Affairs)  Fyodor Lukyanov đồng thời là  Chủ tịch Đoàn Chủ tịch của tổ chức Hội đồng Ngoại giao và Chính sách Quốc phòng.
Nhung hau qua cua  vu TNK ban ha may bay Nga
Tổng biên tập tạp chí “Nước Nga trong vấn đề toàn cầu” Fyodor Lukyanov.
Theo Tổng biên tập  Lukyanov, chuyển biến tiêu cực này là có thể đoán trước. Khi  lực lượng vũ trang của các nước lớn hoạt động trong một khu vực chiến sự chật hẹp mà không có sự phối hợp toàn diện,  việc tránh xảy ra sự cố là hầu như không thể. Tuy nhiên, việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga đã làm leo thang căng thẳng đột biến. Nét mặt và những tuyên bố cứng rắn của Tổng thống Vladimir Putin về "cú đâm sau lưng” này cho thấy phản ứng mạnh mẽ của Nga là không thể tránh khỏi. Ông Putin không phải là mẫu chính trị gia “lời nói không đi đôi với việc làm”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.