Mỹ quyết duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Trước hành động quân sự hóa đảo, đá của Trung Quốc làm leo thang căng thẳng, Mỹ có kế hoạch tăng cường các chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông.

Video tàu khu trục Mỹ tiến vào đảo Trung Quốc tôn tạo trái phép ở Biển Đông (Nguồn: Vietnam Plus):
Trong động thái nhằm đáp trả việc Bắc Kinh triển khai trái phép tên lửa HQ-9 tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Hải quân Mỹ có kế hoạch tăng cường các chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông.
“Chúng tôi sẽ tăng cường tự do hàng hải và thực hiện những chuyến tuần tra phức tạp hơn trong tương lai ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris, cho biết ngày 24/2.
My quyet duy tri tu do hang hai o Bien Dong
Đô đốc Mỹ Harry Harris. 

"Chúng tôi cần duy trì hoạt động trên Biển Đông để chứng minh rằng vùng biển và không phận trên khu vực này thuộc về quốc tế", ông nói tiếp.

Đô đốc Harris cũng cáo buộc Trung Quốc sử dụng các hòn đảo nhân tạo mà nước này bồi lấp trái phép trên Biển Đông nhằm mục đích “quân sự hoá” khu vực.
“Trung Quốc rõ ràng đang quân sự hoá Biển Đông”, ông nói.
Mặc dù các hoạt động tự do hàng hải với các tàu tuần tra và máy bay giám sát từng làm leo thang căng thẳng nhưng vị tư lệnh Mỹ khẳng định Lầu Năm Góc có thể gia tăng sự hiện diện quân sự trong khu vực.
Trước đó, hồi tháng 10/2015, Lầu Năm Góc đã tiến hành chiến dịch tự do hàng hải đầu tiên trên Biển Đông với việc điều tàu khu trục USS Lassen tiến vào vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi lấp trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần

(Kiến Thức) - Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề quân sự lẫn quốc tế và tình hình  ở vùng biển trọng yếu này sẽ không hề lắng dịu  trong tương lai gần.

Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông vẫn là chủ đề hàng đầu và trọng tâm  của Diễn đàn Anh ninh Khu vực (ARF) ở Kuala Lumpur. 
Tinh hinh Bien Dong khong “lang diu” trong tuong lai gan
Biển Đông sẽ không còn yên bình như trước. 
Bên cạnh những lời chỉ trích hoạt động hút cát đắp đảo nhân tạo “thay đổi nguyên trạng” của Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau về quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phản đối một cách vô ích việc quốc tế hóa Biển Đông, thông qua sự tham gia của các nước không  phải là thành viên ASEAN.

Vì sao tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Lần thứ hai, Mỹ đã đưa một tàu chiến vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Ngày 30/1, một tàu chiến Mỹ đã tiến hành tuần tra Biển Đông gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974.  Đây là chuyến tuần tra Biển Đông thứ hai của tàu chiến Mỹ trong mấy tháng gần đây. Đảo Tri Tôn là một trong nhiều địa điểm có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, gây căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Vi sao tau chien My thach thuc Trung Quoc o Bien Dong?
Tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông.
Mỹ  cũng có lợi ích trong khu vực, không chỉ vì  quan hệ phức tạp với Trung Quốc, mà còn vì Biển Đông là cho một tuyến đường thương mại quan trọng đối với giao lưu thương mại toàn cầu. Vì vậy, chuyến tuần tra Biển Đông lần này, tập trung vào đảo Tri Tôn,  là một phần trong chiến lược của Mỹ thúc ép Bắc Kinh tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.