Mỹ phát triển lá chắn tên lửa tàu chiến nhỏ

(Kiến Thức) -Hệ thống phòng chống tên lửa giá thành thấp, tầm gần TALON chỉ nặng 230kg và trang bị trên tàu tuần tra, tàu chiến nhỏ.

Mỹ phát triển lá chắn tên lửa tàu chiến nhỏ
Hãng Raytheon và L-3 Communications vừa trình làng hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn mới. Nó có thể được sử dụng chống lại các cuộc tấn công bằng đường không trên biển và đủ nhỏ để có thể trang bị trên các tàu tuần tra có trọng tải nhỏ.
Hệ thống tên lửa này có tên là TALON được Raytheon và L-3 nghiên cứu chế tạo trang bị trên bệ phóng có tên là LAU-68. Qua các thử nghiệm thực tế trên biển và trên đất liền, TALON đã chứng minh được khả năng, ngoài ra nó và có thể trang bị cho các tàu hải quân có trọng tải nhỏ. Với việc được trang bị hệ thống dẫn đường bằng lade, TALON có thể bắn hạ chính xác mục tiêu trong phạm vi 6km.
Bệ phóng LAU-68D/A được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực trên không của Quân đội Mỹ và nó đang được sử dụng bởi lực lượng Không quân Hải quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ. Các ống phóng được gắn 2 bên thân của máy bay và có 7 quả rocket trong mỗi ống. Nó được trang bị các thiết bị an toàn để đảm bảo không xảy ra sự cố đáng tiếc nào trong quá trình sử dụng cũng như phi công có thể kiểm soát quá trình phóng đi của những quả tên lửa này cũng như trình tự bắn của mỗi quả.
Thử nghiệm đạn tự dẫn TALON từ bệ phóng LAU-68A/D gắn trên giá điều khiển vũ khí tự động.
 Thử nghiệm đạn tự dẫn TALON từ bệ phóng LAU-68A/D gắn trên giá điều khiển vũ khí tự động.
Với việc mang phóng đạn rocket dẫn bằng lade TALON, LAU-68A/D trở thành một bộ phận của hệ thống vũ khí dẫn đường chính xác cao uy lực lớn, tấn công chính xác các mục tiêu hơn thông qua hệ thống trinh sát và định vị mục tiêu bằng lade được lắp đặt trên máy bay.
Sau khi phóng, tên lửa có thể được điều khiển trực tiếp trên tàu, sau đó chúng sẽ được điều chỉnh để có thể tấn công chính xác vào mục tiêu đã định. Hệ thống dẫn đường lade sẽ được sử dụng khi tên lửa gần tấn công trực tiếp đến mục tiêu đã định.
“Với sự gia tăng ngày càng lớn với các mối đe dọa bị tấn công bằng các loại tên lửa chống hạm, lực lượng hải quân các nước trên thế giới đang tìm cách để có thể bảo vệ các tàu chiến của họ trước các mối đe dọa này”, Phó Chủ tịch phụ trách các sản phẩm hải quân của Raytheon Rick Nelson nói.
Và hệ thống TALON LGR đã chứng minh được khả năng của nó trong quá trình thử nghiệm với sự hợp tác giữa Tập đoàn Raytheon và Công ty L-3.
Được sử dụng như một hệ thống phòng thủ độc lập , kèm theo 7 đạn rocket TALON còn được trang bị một hệ thống quan sát quang học và thiết bị gắn bằng lade RWS. Toàn bộ khối lượng của hệ thống này không quá 230kg.
Theo các quan chức của Raytheon, hệ thống này có thể được tích hợp trên nhiều loại tàu chiến khác nhau từ các tàu tuần tra ven sông cho đến các tàu tuần dương cỡ lớn.

Xem pháo phản lực Buratino “thổi lửa” diệt địch

Xem pháo phản lực Buratino “thổi lửa” diệt địch
Cuối những năm 1980, Phòng thiết kế Omsk Transmash (KTBM) của Liên Xô bắt tay vào phát triển hệ thống pháo phản lực hạng nặng có khả năng bắn đạn rocket mang đầu đạn nhiệt áp hay đầu đạn chứa chất cháy.

Cường kích A-10 trang bị thêm rocket “có mắt”

Cường kích A-10 trang bị thêm rocket “có mắt”
Trước đây, hầu hết các loại đạn rocket (phóng từ máy bay) đều là không điều khiển, do vậy độ chính xác không cao. Khi tấn công mục tiêu, người ta có thể phải phóng loạt nhiều quả để tăng khả năng sát thương diệt mục tiêu. Hiện nay, để khắc phục điều này người Mỹ đã phát triển một loại đạn rocket dẫn đường bằng lade để tăng độ chính xác. Việc tiêu diệt mục tiêu có thể chỉ phải dùng một quả đạn duy nhất thay vì nhiều quả như trước đây.

Xem vũ khí lade bắn hạ đạn rocket

Xem vũ khí lade bắn hạ đạn rocket
Lockheed Martin đang phát triển hệ thống laser ADAM di động, dùng để bảo vệ mục tiêu giá trị cao chống lại mối nguy hiểm tầm ngắn (giống như đạn rocket của pháo phản lực phóng loạt, máy bay không người lái và tàu cao tốc cỡ nhỏ).

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới